Hạng D
19/9/08
1.277
4
38
www.otosaigon.com
Chuyện này cũng hơi lạ đây, cũng không cần vội lắm, cứ để tối mai anh về, nhờ thêm tư vấn bênh BV Nhi rồi sẽ có phương án nhé.
 
Hạng C
29/9/07
634
1
16
Hà nội
Em có vài dòng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bác Huy 115 và đặc biệt là bà cả của bác. Hai bác đã tư vấn, hỏi thăm tận tình mặc dù chỉ qua điện thoại (không biết bác Huy có nhớ mặt em không). Điều đó làm em rất cảm động, đúng là không đâu được như SFC :)
Ngoài ra cũng xin cảm ơn bà cả của CAPAT nữa nhé !
 
Hạng B2
20/1/07
104
2
18
HCMC
Kính các bác, lâu rồi do quá bận công việc trong tiểu ban điều trị cúm nên tôi bị đưa vào danh sách "tìm trẻ lạc". Cáo lỗi cùng các bác! Sáng nay tôi đang họp hội chẩn một ca bệnh khó tại bệnh viện ND115 thì nhận được cuộc gọi của bác Nhh2811 nhờ tư vấn gấp vụ bác ấy bị cúm?! phải làm gì?? Do mấy ngày nay nhiều người hỏi tư vấn về chuyện này, để tránh những lo âu không cần thiết cho các bác SFCer tôi xin trả lời trên 4r để giải tỏa bức xúc của các bác nếu có như sau:
1. Khi nào cần nhập viện vì bị các biểu hiện của cảm cúm?
Trả lời: Do bệnh dịch đã sang một giai đoạn mới, đó là lây lan mạnh trong cộng đồng, các bệnh viện hiện đã quá tải, tỷ lệ tử vong của cúm A(H1N1) lại không cao hơn cúm mùa thông thường, cho nên chỉ những ai thuộc "Nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng khi nhiễm cúm A (H1N1)"“nhóm đối tượng đe dọa có biến chứng” mới nên nhập viện để điều trị. Bao gồm:
- Nhóm đối tượng có nguy cơ gặp biến chứng nặng:
+ Trẻ em < 5 tuổi.
+ Người cao tuổi > 65 tuổi.
+ Phụ nữ có thai.
+ Người có bệnh mãn tính phổi, tim, gan, thận, huyết học, thần kinh, tâm thần, biến dưỡng (tiểu đường), ung thư.
+ Người bị suy giảm miễn dịch, gồm cả nhiễm HIV.
+ Người béo phì.
- Nhóm đối tượng đe dọa có biến chứng, những người bệnh bị cảm cúm mà có các triệu chứng nặng như:
+ Khó thở, thở nhanh nông hay đau ngực
+ Sốt kéo dài hơn 3 ngày, không thuyên giảm dù có dùng thuốc hạ sốt, giảm đau (Paracetamol).
+ Ói nhiều, không uống được
+ Chóng mặt khi đứng dậy, tiểu ít
+ Lừ đừ. Trẻ em có co giật
+ Triệu chứng cúm thuyên giảm sau đó sốt trở lại và ho nhiều.
2. Nếu không nhập viện thì ở nhà phải làm gì?
Trả lời: Những điều cần chú ý thực hiện khi bị cảm cúm mà không nhập viện là:
- Nên nghỉ ngơi hoàn toàn ở nhà, nằm phòng riêng hay nơi cách biệt trong nhà; cần giữ thông thoáng (mở các cửa sổ). Không tiếp khách trực tiếp, chỉ nên điện thoại, khi cần tiếp xúc với người khác thì cần phải đeo khẩu trang.
- Không nên đi học hay đến cơ quan trong 7 ngày từ khi bệnh. Khi ho phải che miệng bằng giấy sau đó bỏ vào thùng rác; hay che bằng tay; sau đó rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát trùng nhanh.
- Đa số bệnh sẽ khỏi mà không cần thuốc chống virus; không tự uống oseltamivir (Tamiflu) khi không có chỉ định sử dụng thuốc.
- Nên uống nhiều nước (loại nước gì cũng được)
- Người trong nhà cần thường xuyên rửa tay nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh hay tiếp xúc với các đồ đạc gần nơi người bệnh nằm.
- Thường xuyên lau các mặt bàn giường bằng dung dịch sát trùng thường dùng; không dùng chung chén đũa, ly và rửa bằng xà phòng sau khi dùng. Áo, quần, màn, chiếu, cần giặt với xà phòng.

Kính
Huy115
Kienvang: Các bác lưu ý khi copy từ Word hay các nguồn khác vào 4R thì sau khi nhấn nút copy ở tài liệu-> ấn vào phím
PasteFromWord.gif
trong bộ soạn thảo của 4R (ở chế độ post bài đầy đủ nhé!)... Lúc đó sẽ không có hiện tượng lỗi font như của bác Huy!
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
19/9/08
1.277
4
38
www.otosaigon.com
Bác Huy tư vấn rất kịp thời, em cũng đang thường xuyên phải tư vấn về vấn đề này. Bác sửa giùm cái phông chữ cho anh em dễ đọc hơn nhé.
 
Hạng F
6/12/08
9.716
33
48
Ukraine
Cám ơn bác Huy115 nhiều nhiều hy vọng sớm được gặp lại bác trong thời gian tới . Bác viết thế này anh em cũng an tâm không đọc bài của bác Quocanh anh em sợ ...
21.gif
 
Hạng D
5/4/07
1.214
0
36
Cám ơn hai bác sỹ Huy115 và Fesantasat!
Em đã nghe tư vấn của Bác Huy không vào viện, ở nhà uống thuốc theo đơn của bác Fesantasat!
 
Hạng D
27/6/07
1.031
0
0
nhh2811 nói:
Cám ơn hai bác sỹ Huy115 và Fesantasat!
Em đã nghe tư vấn của Bác Huy không vào viện, ở nhà uống thuốc theo đơn của bác Fesantasat!

Không biết bệnh cúm của bác có lây qua Ipod không nhỉ????
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
19/9/08
1.277
4
38
www.otosaigon.com
Các bác lưu ý - Phòng bệnh sốt xuất huyết dengue đang diễn ra rất phức tạp và hiện có tỷ lệ tủ vong cao:

1 Phòng muỗi đốt:
(a) Muỗi truyền virus Dengue đốt người vào ban ngày, cho nên phải tự bảo vệ để tránh muỗi đốt.
(b) Mặc quần áo dài che kín tay chân.
(c) Sử dụng thuốc diệt muỗi thận trọng khi sử dụng thuốc này đối với trẻ
nhỏ và người già.
(d) Dùng các dụng cụ bắt muỗi và diệt muỗi vào ban ngày.
(e) Dùng màn để tránh muỗi cho trẻ em, người già và những người khác khi ngủ ban ngày. Tác dụng của màn tốt hơn khi tẩm Permethrin (chất diệt côn trùng pyrethroid), rèm (bằng vải hoặc bằng tre) cũng có thể được tẩm chất diệt côn trùng và treo tại cửa sổ hoặc cửa ra vào để xua muỗi và diệt muỗi.
(f) Phá vỡ chu kỳ lây truyền muỗi người muỗi. Muỗi nhiễm virút khi chúng hút máu người bị bệnh. Màn chống muỗi và dụng cụ diệt muỗi sẽ giúp ngăn ngừa có hiệu quả để tránh muỗi đốt người và giúp ngăn chặn lây lan của virút Dengue. .
2- Phòng muỗi sinh sản:
Muỗi truyền virút Dengue sống và sinh sản ở những nơi nước ứ đọng ở trong và xung quanh nhà.
(a) Ðổ nước thừa ở chỗ ứ nước, máy điều hoà, ơ các bể, thùng nước, xô, chậu...
(b) Bỏ tất cả các vật dụng mà chứa nước đọng (chẳng hạn như ở chậu cây cảnh . . . ) ra khỏi nhà .
(c) Luôn luôn đậy kín tất cả các vật dụng chứa nước.
(d) Thu nhặt và loại bỏ những dụng cụ mà nước có thế đọng lại như : chai, lọ, túi nhựa, lon đồ hộp, lốp xe đạp,v.v..