Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Có thể suy luận thế này, theo luật thì:
“Nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;

Xong anh chủ thớt bỏ cái dòng “mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;”, thế nên chỉ còn:”Nghiêm cấm việc điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường”.
Rồi một ngày csgt phạt lỗi không tuân thủ hiệu lệnh...vì đã nghiêm cấm lái xe mà người dân ko tuân thủ.
Em đã trích luật theo yêu cầu của bác để phản biện đó nhé.
Biển nào có hiệu lệnh cấm nồng độ cồn? Tranh luận trong nội dung topic nhé anh bạn.
 
Hạng C
13/11/15
944
637
93
HoChiMinh city, Vietnam
Biển nào có hiệu lệnh cấm nồng độ cồn? Tranh luận trong nội dung topic nhé anh bạn.
Ha ha, chưa thuyết phục hả bác!
Vậy e lấy cái này:
Biển báo 103b: Cấm ôtô rẽ phải
“Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định”

Giờ anh bỏ khúc này: “rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định”

Vậy còn lại:”Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe”

suy ra cấm rẽ trái bây giờ thành cấm hết các loại xe.
 
Hạng B2
31/5/07
297
212
43
Theo em cụ chủ thớt mới quan tâm nghị định, thông tư, quy chuẩn mà chưa quan tâm đến một số nguyên lý cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 - là văn bản pháp luật gốc của Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và nhiều Nghị định xử lý vi phạm hành chính hiện hành khác đó là:

Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
  1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
  2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
  3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
  4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
  5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.

Ở đây theo em đối với các vi phạm cần phải đo đạc, định lượng như trọng lượng, tốc độ xe việc xác định mức độ vi phạm cần đến thiết bị, dụng cụ đo... thì có một số điểm mà người xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã lường trước các yếu tố miễn trừ không xử phạt này để tránh các tình huống tranh luận liên quan đến:

1. Sai số của trang thiết bị và khả năng nhận biết tình trạng vi phạm của người điều khiển:
  • Các cụ đều biết là đồng hồ odo trên xe của chúng ta luôn luôn có những sai số không thể loại trừ bao gồm sai số nội tại của việc chế tạo, tính toán chuyển đổi; sự khác biệt đối với các trường hợp lốp bơm căng hoặc non hơn nhiều so với áp suất tiêu chuẩn; tốc độ điều khiển xe còn có những khi phụ thuộc góc nhìn và khả năng nhận biết của mắt người với vạch chia tốc độ trên đồng hồ, thời gian phản xạ để ngớt ga khi phát hiện dấu hiệu vượt quá tốc độ.
  • Đối với tải trọng của xe thì tải trọng bản thân của xe có sai số liên quan đến lượng xăng dầu trong bình, phụ kiện theo xe; khối lượng người và hành lý, hàng hóa xếp trên xe cũng là con số rất khó xác định chuẩn xác khi các cụ chuẩn bị khởi hành; chưa kể có một số loại hàng hóa đặc biệt có thể thay đổi khối lượng do điều kiện môi trường (hút ẩm từ không khí...)
2. Sai số của thiết bị đo dùng để xác định mức độ vi phạm:
+ Cân tải trọng và thiết bị đo tốc độ xe luôn luôn có sai số về mặt kỹ thuật liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ nhạy của cảm biến... theo quy đinh của ngành đo lường thì sai lệch cho phép này với cấp chính xác trung bình khi cân toàn bộ xe trong một mã cân là 1% và nếu cân từng trục độc lập là 2%. Đối với thiết bị đo tốc độ xe, nhà sản xuất thường công bố độ chính xác khoảng 1 đến 3 km/h tùy loại máy.

https://tcvn.gov.vn/wp-content/uploads/2017/08/DLVN_0225_2015-1.pdf

Với các yếu tố nêu trên, thực tế người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị ghi nhận tốc độ, trọng tải lớn hơn hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo thông qua thiết bị của cơ quan công an, thanh tra giao thông... tuy nhiên thực tế có thể chưa vi phạm hoặc người vi phạm không thể thấy trước được (sự kiện bất ngờ).

Ở đây theo em nghị định xử lý vi phạm hành chính đã đưa ra giải pháp chỉ xử lý khi vi phạm đã đủ lớn, nằm ngoài phạm vi sự kiện bất ngờ và sai số đo đạc của cơ quan chức năng là phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

P/S: Nếu có cụ công an nào xử lý em vi phạm tải trọng với mức vượt quá được ghi nhận bằng thiết bị kiểu tí ti như cụ ví von ở post đầu tiên thì em hoàn toàn có quyền khởi kiện quyết định xử phạt đó ra tòa hành chính và em tin là kết quả kiểm định/ kiểm định lại thiết bị của cơ quan công an đã dùng để cân xe em sẽ bảo vệ em vì mức độ chính xác cao nhất được ghi nhận thông qua kiểm định đối với cân 20T là 50kg rồi :)

Ngoài ra theo quy định của Luật thì phải chứng minh trực tiếp được vi phạm mới có thể xử phạt, không được áp dụng suy đoán gián tiếp các cụ nhé, thí dụ em chạy vượt xe cụ mà cảnh sát chỉ bắn được cụ vượt quá tốc độ thì cũng không xử lý được em đâu :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
Bác hiểu luật sai rồi, vi phạm biển nào thì phạt biển đó thôi. Sẽ không có trường hợp vi phạm 1 biển báo mà dính đồng thời nhiều lỗi.
Quy định phạt phân nhóm như sau:
  • nhóm 1: Lỗi đi vào đường cấm: P101 đến P111 trừ biển cấm đi ngược chiều quy định phạt riêng. P115 k thuộc trường hợp đi vào đường cấm mà thuộc nhóm 2.
  • nhóm 2: Lỗi theo biển báo: Lỗi tốc độ, tải trọng, cấm vượt... Có quy định phạt riêng cho từng loại biển cấm.
  • nhóm 3: trừ những trường hợp trên thì là lỗi: vi phạm hiệu lệnh của biển báo. Tuy nhiên với quy định xử phạt hiện nay thì k liệt kê hết các trường loại trừ nên dễ gây hiểu lầm.

Theo bác chủ phân tích, thì với 1 biển báo ta luôn vi phạm đồng thời 3 lỗi ở 3 nhóm biển. Một số trường hợp như chạy chưa quá 5km/h, xe chưa quá 10% tải trọng thì trừ lỗi vi phạm ở nhóm 2, còn lại vẫn vi phạm lỗi ở nhóm 1 và 3.
E khẳng định luôn là hiểu như vậy là sai, và thực tế k có trường hợp nào bị phạt như vậy.

Nguyên nhân của cái sự hiểu sai này đến từ quy định xử phạt k rõ ràng, k liệt kê các biển báo vi phạm trong từng lỗi. Khiến có người ta phải luận.
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Bác hiểu luật sai rồi, vi phạm biển nào thì phạt biển đó thôi. Sẽ không có trường hợp vi phạm 1 biển báo mà dính đồng thời nhiều lỗi.
Quy định phạt phân nhóm như sau:
  • nhóm 1: Lỗi đi vào đường cấm: P101 đến P111 trừ biển cấm đi ngược chiều quy định phạt riêng. P115 k thuộc trường hợp đi vào đường cấm mà thuộc nhóm 2.
  • nhóm 2: Lỗi theo biển báo: Lỗi tốc độ, tải trọng, cấm vượt... Có quy định phạt riêng cho từng loại biển cấm.
  • nhóm 3: trừ những trường hợp trên thì là lỗi: vi phạm hiệu lệnh của biển báo. Tuy nhiên với quy định xử phạt hiện nay thì k liệt kê hết các trường loại trừ nên dễ gây hiểu lầm.
Theo bác chủ phân tích, thì với 1 biển báo ta luôn vi phạm đồng thời 3 lỗi ở 3 nhóm biển. Một số trường hợp như chạy chưa quá 5km/h, xe chưa quá 10% tải trọng thì trừ lỗi vi phạm ở nhóm 2, còn lại vẫn vi phạm lỗi ở nhóm 1 và 3.
E khẳng định luôn là hiểu như vậy là sai, và thực tế k có trường hợp nào bị phạt như vậy.

Nguyên nhân của cái sự hiểu sai này đến từ quy định xử phạt k rõ ràng, k liệt kê các biển báo vi phạm trong từng lỗi. Khiến có người ta phải luận.
Nhóm 1, nhóm 2, 3 ... gì đó là do bác tự suy diễn nhé, trong Quy chuẩn hoàn toàn không có phân nhóm như vậy.

Quy định nào không được phạt nhiều hành vi vi phạm của một biển báo, vui lòng trích luật.
Vui lòng phản biện trong bài, câu nào sai bác cứ trích dẫn ra và phản biện đừng đi lan man ra ngoài topic nhé.
 
  • Haha
Reactions: thietbiloc
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Ha ha, chưa thuyết phục hả bác!
Vậy e lấy cái này:
Biển báo 103b: Cấm ôtô rẽ phải
“Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định”

Giờ anh bỏ khúc này: “rẽ phải, trừ xe môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo luật định”

Vậy còn lại:”Đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả xe môtô 3 bánh có thùng xe”

suy ra cấm rẽ trái bây giờ thành cấm hết các loại xe.
Thật tình là không hiểu ý bác muốn nói gì luôn? Tự nhiên... bỏ khúc này... là sao?
 
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Theo em cụ chủ thớt mới quan tâm nghị định, thông tư, quy chuẩn mà chưa quan tâm đến một số nguyên lý cơ bản của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 - là văn bản pháp luật gốc của Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và nhiều Nghị định xử lý vi phạm hành chính hiện hành khác đó là:



Ở đây theo em đối với các vi phạm cần phải đo đạc, định lượng như trọng lượng, tốc độ xe việc xác định mức độ vi phạm cần đến thiết bị, dụng cụ đo... thì có một số điểm mà người xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã lường trước các yếu tố miễn trừ không xử phạt này để tránh các tình huống tranh luận liên quan đến:

1. Sai số của trang thiết bị và khả năng nhận biết tình trạng vi phạm của người điều khiển:
  • Các cụ đều biết là đồng hồ odo trên xe của chúng ta luôn luôn có những sai số không thể loại trừ bao gồm sai số nội tại của việc chế tạo, tính toán chuyển đổi; sự khác biệt đối với các trường hợp lốp bơm căng hoặc non hơn nhiều so với áp suất tiêu chuẩn; tốc độ điều khiển xe còn có những khi phụ thuộc góc nhìn và khả năng nhận biết của mắt người với vạch chia tốc độ trên đồng hồ, thời gian phản xạ để ngớt ga khi phát hiện dấu hiệu vượt quá tốc độ.
  • Đối với tải trọng của xe thì tải trọng bản thân của xe có sai số liên quan đến lượng xăng dầu trong bình, phụ kiện theo xe; khối lượng người và hành lý, hàng hóa xếp trên xe cũng là con số rất khó xác định chuẩn xác khi các cụ chuẩn bị khởi hành; chưa kể có một số loại hàng hóa đặc biệt có thể thay đổi khối lượng do điều kiện môi trường (hút ẩm từ không khí...)
2. Sai số của thiết bị đo dùng để xác định mức độ vi phạm:
+ Cân tải trọng và thiết bị đo tốc độ xe luôn luôn có sai số về mặt kỹ thuật liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ nhạy của cảm biến... theo quy đinh của ngành đo lường thì sai lệch cho phép này với cấp chính xác trung bình khi cân toàn bộ xe trong một mã cân là 1% và nếu cân từng trục độc lập là 2%. Đối với thiết bị đo tốc độ xe, nhà sản xuất thường công bố độ chính xác khoảng 1 đến 3 km/h tùy loại máy.

https://tcvn.gov.vn/wp-content/uploads/2017/08/DLVN_0225_2015-1.pdf
Đồng ý với bác là có 1 số trường hợp sẽ không xử phạt Vi phạm hành chính như bác đã liệt kê, tuy nhiên trường hợp này thì hoàn toàn không nằm trong các trường hợp được loại trừ đó.
Trong quy chuẩn, nghị định.. hoàn toàn không có quy định nào về việc sai số mà đã quy ra rất cụ thể bằng con số, vượt quá trị số đó là vi phạm và vượt bao nhiêu thì sẽ vi phạm lỗi gì, phạt vào khung nào.

Với các yếu tố nêu trên, thực tế người điều khiển phương tiện giao thông có thể bị ghi nhận tốc độ, trọng tải lớn hơn hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo thông qua thiết bị của cơ quan công an, thanh tra giao thông... tuy nhiên thực tế có thể chưa vi phạm hoặc người vi phạm không thể thấy trước được (sự kiện bất ngờ).

Ở đây theo em nghị định xử lý vi phạm hành chính đã đưa ra giải pháp chỉ xử lý khi vi phạm đã đủ lớn, nằm ngoài phạm vi sự kiện bất ngờ và sai số đo đạc của cơ quan chức năng là phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Lấy gì chứng minh là ."..thực tế có thể chưa vi phạm" ? Dựa vào đâu?
Số cân của cơ quan chức năng là kết quả cuối cùng nhé, và nếu có sai số gì đó họ có thể đã trừ ra, con số cuối cùng mà vượt trị số trên biển là bác phải chấp nhận vi phạm. Và như bài phân tích đã nói rất rõ , nếu chưa vượt quá 10% thì chỉ phạt lỗi đi vào đường CẤM.

Vi phạm như thế nào là đủ lớn?, tất cả các sai số gì đó đều đã được tính toán, và quá 10% mới phạt lỗi quá tải trọng, tuy nhiên về lỗi đi vào đường cấm thì bác đã vi phạm và cứ theo luật vi phạm lỗi gì thì phạt lỗi đó thôi.

Không thể xem đây là tình huống bất ngờ khi biển CẤM rõ ràng cắm ở đầu đường mà xe có tổng trọng tải tương đương số trên biển vẫn cố tình chạy vào.

P/S: Nếu có cụ công an nào xử lý em vi phạm tải trọng với mức vượt quá được ghi nhận bằng thiết bị kiểu tí ti như cụ ví von ở post đầu tiên thì em hoàn toàn có quyền khởi kiện quyết định xử phạt đó ra tòa hành chính và em tin là kết quả kiểm định/ kiểm định lại thiết bị của cơ quan công an đã dùng để cân xe em sẽ bảo vệ em vì mức độ chính xác cao nhất được ghi nhận thông qua kiểm định đối với cân 20T là 50kg rồi :)

Ngoài ra theo quy định của Luật thì phải chứng minh trực tiếp được vi phạm mới có thể xử phạt, không được áp dụng suy đoán gián tiếp các cụ nhé, thí dụ em chạy vượt xe cụ mà cảnh sát chỉ bắn được cụ vượt quá tốc độ thì cũng không xử lý được em đâu :)

Bác nên đọc kỹ bài phân tích trước khi phản biện, lỗi quá tải trọng và lỗi đi và đường cấm là 2 lỗi khác nhau nhé, bài phân tích không ví von gì cả mà đưa ra con số cụ thể quy chuẩn đã quy định,

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua....

Xe bác có tải trọng toàn bộ xe vượt quá trị số bất kỳ bao nhiêu trên biển mà đi vào là đã vi phạm rồi.
Số kết quả cân của cơ quan chức năng là con số cụ thể, hoàn toàn không có suy đoán gián tiếp, trực tiếp gì cả nhé.

Còn bác muốn kiện kết quả cân chính xác hay không lại là chuyện khác.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
31/5/07
297
212
43
Đồng ý với bác là có 1 số trường hợp sẽ không xử phạt Vi phạm hành chính như bác đã liệt kê, tuy nhiên trường hợp này thì hoàn toàn không nằm trong các trường hợp được loại trừ đó.
Trong quy chuẩn, nghị định.. hoàn toàn không có quy định nào về việc sai số mà đã quy ra rất cụ thể bằng con số, vượt quá trị số đó là vi phạm và vượt bao nhiêu thì sẽ vi phạm lỗi gì, phạt vào khung nào.



Lấy gì chứng minh là ."..thực tế có thể chưa vi phạm" ? Dựa vào đâu?
Số cân của cơ quan chức năng là kết quả cuối cùng nhé, và nếu có sai số gì đó họ có thể đã trừ ra, con số cuối cùng mà vượt trị số trên biển là bác phải chấp nhận vi phạm. Và như bài phân tích đã nói rất rõ , nếu chưa vượt quá 10% thì chỉ phạt lỗi đi vào đường CẤM.

Vi phạm như thế nào là đủ lớn?, tất cả các sai số gì đó đều đã được tính toán, và quá 10% mới phạt lỗi quá tải trọng, tuy nhiên về lỗi đi vào đường cấm thì bác đã vi phạm và cứ theo luật vi phạm lỗi gì thì phạt lỗi đó thôi.

Không thể xem đây là tình huống bất ngờ khi biển CẤM rõ ràng cắm ở đầu đường mà xe có tổng trọng tải tương đương số trên biển vẫn cố tình chạy vào.



Bác nên đọc kỹ bài phân tích trước khi phản biện, lỗi quá tải trọng và lỗi đi và đường cấm là 2 lỗi khác nhau nhé, bài phân tích không ví von gì cả mà đưa ra con số cụ thể quy chuẩn đã quy định,

Để báo đường cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có tải trọng toàn bộ xe (tải trọng bản thân xe cộng với khối lượng chuyên chở) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua....

Xe bác có tải trọng toàn bộ xe vượt quá trị số bất kỳ bao nhiêu trên biển mà đi vào là đã vi phạm rồi.
Số kết quả cân của cơ quan chức năng là con số cụ thể, hoàn toàn không có suy đoán gián tiếp, trực tiếp gì cả nhé.

Còn bác muốn kiện kết quả cân chính xác hay không lại là chuyện khác.

Cụ nên đọc lại định nghĩa khái niệm sự kiện bất ngờ của Luật để hiểu rõ hơn - đừng hiểu sự kiện bất ngờ theo cách hiểu đơn giản của đời sống !

Em diễn nôm thế này nhé, xe của em có tải trọng bản thân đã ghi rõ trên tất cả các loại giấy tờ là 12 tấn, em nhận đơn hàng chở 8 tấn bột mì đóng bao loại 50kg là 160 bao, em đếm đủ 160 bao, mỗi bao đều được ghi rõ 50kg, như vậy theo khả năng nhận biết tường minh của em là tổng tải trọng xe em sẽ là 20 tấn và em xác định rõ là đi vào đường cấm xe trên 20T là không vi phạm. Sai số của cân của bên CSGT (được kiểm định đưa vào sử dụng theo quy phạm đối với loại cân có sai số thấp nhất mà em dẫn link ở bên trên là 0.25%) tương đương 50kg. Chưa tính đến việc bột mì đóng gói không thể đảm bảo chính xác mỗi bao đúng 50kg và trong quá trình vận chuyển từ khi đóng gói đến lúc bị kiểm tra nó có thể tăng thêm chút nữa do hút ẩm thì cái cân của CSGT đã có thể cho kết quả xe em đến 20.05 T và vượt qua giá trị chỉ dẫn của biển báo. Trong trường hợp này cá nhân lái xe rơi vào tình huống "Sự kiện bất ngờ - là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra" nên không xử phạt được việc em vi phạm hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo !

Sự việc này cũng tương tự với việc em chạy xe mà nhìn đồng hồ đúng 50km/h nhưng do sai số đo tốc độ của bản thân xe và của máy đo tốc độ cộng dồn ra thì xe em bị bắn hiện lên đồng hồ thành 52km/h.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: dinkytri2012
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Cụ nên đọc lại định nghĩa khái niệm sự kiện bất ngờ của Luật để hiểu rõ hơn !

Em diễn nôm thế này nhé, xe của em có tải trọng bản thân đã ghi trên biển là 12 tấn, em nhận đơn hàng chở 8 tấn bột mì đóng bao loại 50kg là 160 bao, em đếm đủ 160 bao, mỗi bao đều được ghi rõ 50kg, như vậy theo khả năng nhận biết tường minh của em là tổng tải trọng xe em sẽ là 20 tấn và em xác định rõ là đi vào đường cấm xe trên 20T là không vi phạm. Sai số của cân của bên CSGT (được kiểm định đưa vào sử dụng theo quy phạm đối với loại cân có sai số thấp nhất mà em dẫn link ở bên trên là 0.25%) tương đương 50kg. Chưa tính đến việc bột mì đóng gói không thể đảm bảo chính xác mỗi bao đúng 50kg và trong quá trình vận chuyển từ khi đóng gói đến lúc bị kiểm tra nó có thể tăng thêm chút nữa do hút ẩm thì cái cân của CSGT đã có thể cho kết quả xe em đến 20.05 T và vượt qua giá trị chỉ dẫn của biển báo. Trong trường hợp này cá nhân lái xe rơi vào tình huống "Sự kiện bất ngờ - là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra" nên không xử phạt được.

Sai số gì đó như bác nói có thể hiện trong quy chuẩn, nghị định không?
Sự kiện bất ngờ mà như bác ví dụ thì mình thấy tức cười quá :)

Nguyên tắc khi tranh luận và phản biện cần phải trích dẫn từ Luật, quy chuẩn....
Còn bác không dẫn được thì phản biện thất bại nhé.
 
Chỉnh sửa cuối: