Tập Lái
15/5/19
40
25
18
35
Nếu ai cũng khôn lỏi, bon chen giành giật nhau từng giây một thì giao thông Việt Nam hiện nay khó mà cải thiện được.

Bó chân nhau tại các điểm kẹt là do tham gia giao thông theo kiểu khôn lỏi


Thành phố cũng vì những người muốn ở lại lập nghiệp như tôi mà trở nên quá tải. Tôi không có quyền phàn nàn gì về điều này. Tôi chỉ cảm thấy buồn và mệt mỏi vì văn hóa giao thông bon chen của chúng ta vẫn không thay đổi sau cả một thập kỷ.
Đành rằng lượng người tham gia giao thông đông, đường lại nhỏ thì xảy ra tắc đường là đương nhiên. Thế nhưng nếu mỗi chúng ta biết nhường nhịn nhau, biết tuân thủ luật thì cái sự tắc đường cũng thoải mái hơn rất nhiều. Tôi sẵn sàng chờ đèn đỏ 5 phút để tới lượt đi theo thứ tự mà không mảy may khó chịu nhưng lại rất bức xúc việc một xe máy nào đó từ phía sau vươn lên để tạt đầu đi trước.
Chính kiểu giao thông khôn lỏi như hiện nay đang làm chúng ta bị bó chân nhau. Đường đã tắc lại càng tắc hơn. Nếu muốn hiểu rõ điều này, bạn có thể tới bất kỳ một ngã tư nào ở Hà Nội hoặc TP.HCM để cảm nhận.
Bó chân nhau tại các điểm kẹt là do tham gia giao thông theo kiểu khôn lỏi


Đầu tiên là việc đi ngược chiều và dừng sai làn. Để cho nhanh, người ta sẵn sàng đi sang làn đường ngược chiều và dừng đỗ luôn tại đó. Thậm chí đỗ kín cả làn ngược chiều khiến các phương tiện phía đối diện muốn đi sang cũng không có khe nào để chui vào và gây ùn tắc giữa ngã tư.

Việc dừng sai làn, chặn lối rẽ phải cũng rất thường xuyên. Thậm chí nhiều người còn không biết hành vi đó là phạm luật. Còn gì bức xúc hơn khi bạn có tín hiệu đèn xanh để rẽ mà lại phải đứng chôn chân tại đó.

Rồi còn chuyện bon chen vượt đèn đỏ. Có người đèn tín hiệu giao thông chưa bật chuyển xanh đã rồ ga phóng đi. Nhiều lúc đèn đỏ còn 1 tới 2 giây mà các xe phía sau tôi cứ bấm còi loạn cả lên. Và đáng chê trách không kém là những người cố gắng bám đuôi xe đi trước để vượt đèn đỏ. Hai kiểu người này rất dễ va chạm nhau giữa ngã tư và gây tai nạn.

Tôi thực sự không hiểu các bạn tiếc một vài giây đồng hồ để làm gì khi mà tới cơ quan, công sở vẫn dành cả tiếng đồng hồ để lướt web.

Xấu xí hơn, còn có hiện tượng vượt đèn đỏ theo trào lưu. Một người vượt đèn đỏ kéo theo tất cả cùng vượt. Đáng lẽ, đám đông phải lên án hành động của người vượt đèn đỏ đầu tiên nhưng họ lại sợ bị thiệt, lại hùa theo dẫn đến một khung cảnh vô cùng lộn xộn.

Bó chân nhau tại các điểm kẹt là do tham gia giao thông theo kiểu khôn lỏi


Các ngã tư ở Hà Nội và TP.HCM vào giờ cao điểm lưu lượng xe tham gia rất lớn, tuân thủ theo tín hiệu điều khiển giao thông vẫn còn có thể xảy ra ùn tắc huống chi tình trạng mạnh ai nấy đi như hiện nay.

Tôi để ý ở nước ngoài, tại giữa các ngã tư lớn hay ùn tắc họ thường sơn một hình vuông lớn đánh dấu X. Họ gọi ký hiệu này là "Box Junction". Nó có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng giao thông.

Bó chân nhau tại các điểm kẹt là do tham gia giao thông theo kiểu khôn lỏi


Theo luật, hễ lái xe nào dừng xe tại dấu X đó thì sẽ bị phạt, vì bất cứ lý do gì. Có thể hiểu tình huống như thế này: bạn dừng xe trước đèn đỏ ở ngã tư, đèn chuyển sang xanh, đáng lẽ bạn được quyền đi tiếp nhưng ở phía đối diện đường vẫn chưa thông, nếu cố tình đi bạn có nguy cơ dừng xe tại vị trí đánh dấu và bị phạt. Như vậy không gian giao cắt giữa ngã tư luôn được đảm bảo thông thoáng. Không giống như tại Việt Nam, hễ đèn chuyển xanh là chúng ta đi tiếp mặc kệ phía trước đang có ùn tắc và làm tình hình giao thông trở nên tồi tệ hơn.

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng khôn lỏi là một đức tính tốt. Và nhất là khôn lỏi trong khi tham gia giao thông chỉ đem lại tác dụng ngược. Trong tình hình hiện nay, lượng xe ô tô ngày một nhiều lên, chắc chắn ùn tắc giao thông sẽ xảy ra thường xuyên hơn nên trước mắt chúng ta phải xây dựng cho mình văn hóa giao thông lịch sự, chấp hành đúng luật thay vì việc chờ đợi mở rộng đường hoặc xây thêm cầu vượt từ phía Nhà nước.

Bài tuy cũ nhưng thực trạng hiện nay càng ngày càng loạn, tham gia giao thông bất chấp, ai cũng bảo đi đúng luật chấp hành đúng mà sao tình trạng kẹt xe ko được cải thiện. Nói tới thì lại cải cọ thậm chí đi bài đường quyền với nhau. Riết nhìn mà phát chán lên được ấy các bác ạ.

https://thanhnien.vn/xe/dien-dan-xe...u-khon-loi-nguoi-viet-bo-chan-nhau-17386.html
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/8/18
1.500
1.591
113
48
Hoàn toàn đồng ý, không chỉ giao thông mà những vấn đề khác như xả rác nơi cc, xả nước tiểu bữa bãi (dừng xe giữa đường dí chim vào thành xe để tè...), và vv
Mọi hành vi đều hi vọng mang lại lợi ích cho bản thân mà không cần biết đến hậu quả do cá nhân để lại hiện trường ntn.
 
  • Like
Reactions: lenguyenvnm
Hạng B2
17/4/17
365
352
63
42
Quy hoạch ngu chứ đổ thừa lái xe gì? Đưa dân Mỹ qua cũng hết chạy chứ ở đó đổ lỗi cho dân VN
Mấy cái đó kẹt 1 vài ngày là người ta sẽ có phương án khắc phục bằng cách xây cầu vượt, phân luồng... Còn chúng ta để từ năm này qua năm khác.
Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần dẹp được cái vĩa hè xong đi rồi hãy làm chuyện lớn lao hơn.
 
  • Like
Reactions: ntt61 and nta139
Hạng B2
17/5/15
147
261
63
Xứ mình lạ lắm các anh ơi!
Rất nhiều người bất kỳ ở đâu cũng cặm cụi dán mắt, chọt ngón tay vào điện thoại hàng giờ quên hết cả thời gian, công việc. Nhưng khi lái xe trên đường thì liên tục giành giật từng cm trên đường bất chấp luật lệ, bất cần xung quanh chỉ với lý do biện hộ: Do tôi có việc cần, việc gấp...
 
  • Like
Reactions: volvo960
Hạng B1
30/5/08
82
171
33
Em xin phép nói rộng hơn 1 chút về thói khôn lỏi qua câu chuyện của mình.

Năm 2015 em ra Hà Nội công tác với 1 cậu nhân viên. Nghe tiếng phở Bát Đàn gia truyền đã lâu nên em rất muốn thử cho biết. Sáng ngày hôm sau, 2 anh em đi bộ ra phố Bát Đàn và xếp hàng. Lúc này có khoảng gần 15 người xếp hàng, ra tận ngoài đường, men theo vỉa hè. Do thói quen nên em luôn giữ khoảng cách 60cm, đứng sau người xếp trước.

1 phút sau có 1 cậu thanh niên khoảng 30 chen vào đứng ngay khoảng trống này. Em nhẹ nhàng nhắc nhở thì cậu ấy ra sau xếp hàng, sau cậu nhân viên. Và chưa đầy 1 phút sau có 2 vợ chồng ngoài 60 đến. Trong lúc người chồng dựng xe máy (gần cạnh chỗ em đứng) thì chị vợ cũng chen ngang vào khoảng trống này và níu tay người chồng kéo vào để cùng xếp hàng. Em cũng nhẹ nhàng nhắc nhở nhưng cả 2 vợ chòng chỉ trố mắt nhìn em mà chẳng thốt ra lấy 1 lời.

Bực quá em xoay lại nói với cậu nhân viên (cố tình nói hơi lớn một chút để mọi người nghe): “Q., đi chỗ khác thôi. Anh không quen cách xếp hàng vô văn hoá thế này!” và rời đi.

---------

Em đã đọc ở đâu đó: “Khôn lỏi thể hiện tầm phát triển của dân trí xã hội còn chứa đựng nhiều “bản năng tự nhiên”. Trong một xã hội văn minh, sự giành giật bản năng “hoang dã” luôn cần được kiểm soát bởi hệ thống luật pháp/đạo đức. Nếu không, nó sẽ kìm hãm xã hội ở dạng chậm phát triển, thậm chí “không chịu phát triển”.

Buồn thay!!!
 
  • Like
Reactions: lenguyenvnm
Hạng D
4/7/09
4.238
7.233
113
Sài Gòn
Quy hoạch ngu chứ đổ thừa lái xe gì? Đưa dân Mỹ qua cũng hết chạy chứ ở đó đổ lỗi cho dân VN
Mấy cái đó kẹt 1 vài ngày là người ta sẽ có phương án khắc phục bằng cách xây cầu vượt, phân luồng... Còn chúng ta để từ năm này qua năm khác.
Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần dẹp được cái vĩa hè xong đi rồi hãy làm chuyện lớn lao hơn.
Dẹp vỉa hè như a Hải thì dân chửi, cq cũng thuyên chuyển ảnh luôn thì ai dám dẹp nữa ?
 
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
Quy hoạch ngu chứ đổ thừa lái xe gì? Đưa dân Mỹ qua cũng hết chạy chứ ở đó đổ lỗi cho dân VN
Mấy cái đó kẹt 1 vài ngày là người ta sẽ có phương án khắc phục bằng cách xây cầu vượt, phân luồng... Còn chúng ta để từ năm này qua năm khác.
Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần dẹp được cái vĩa hè xong đi rồi hãy làm chuyện lớn lao hơn.
Đồng ý.
Lý do là đây.
"Lạ lùng:
Người Việt ra nước ngoài khác hẳn, về nước lại là… người Việt

Ra nước ngoài, người Việt không ông ổng gọi nhau ở sân bay, không hút thuốc bừa bãi, không nhổ toẹt ra đường, biết bỏ rác vào thùng…
Một anh bạn làm hướng dẫn viên du lịch, thường dẫn tour đưa khách Việt Nam tham quan các nước Đông Nam Á, kể: “Rất lạ là chỉ sau hơn 3 giờ bay, đoàn du lịch người Việt gồm đủ các thành phần, bỗng nhiên lột xác trở thành người lịch sự văn minh ở đảo quốc sư tử – Singapore.”
Mọi người không ông ổng gọi nhau ở sân bay, không hút thuốc bừa bãi, không nhổ toẹt ra đường, biết bỏ rác vào thùng…

Trước chuyến đi, anh bạn hướng dẫn viên đã kể với nhóm khách của mình rằng, một cô gái người nước ngoài hút thuốc trong tháng máy ở Singapore từng bị phạt roi. Còn bây giờ nếu ai nghiền quá bất tuân quy định thì cứ chuẩn bị $200 – $1000 tiền phạt. Chẳng biết câu chuyện ấy có tác dụng hay người Việt mình sang thấy mọi thứ tinh tươm nên không nỡ?
Thế nhưng cũng rất lạ, chỉ sau 3 giờ bay, đáp xuống Nội Bài, tất cả những gì thuộc về lịch sự, văn minh mà họ đã thể hiện ở Singapore bỗng dưng biến sạch. Có cảm giác như mọi hành vi thiếu ý thức chưa bộc lộ ở bên kia chẳng qua là nén lại, tích tụ lại để về đến Việt Nam là xổ ra, bung ra cho bằng hết, cho đã.

Tại sao lại có hiện tượng lạ như thế? Phải chăng pháp luật (hay môi trường thực thi pháp luật) đã chi phối, đã can thiệp mạnh mẽ tới ý thức (với nghĩa phổ thông của từ này)?

Một người nếu không được bố mẹ dạy dỗ, sống biệt lập với những chuẩn mực đạo đức và dư luận xã hội, thì chắc chắn đến 20 tuổi vẫn hồn nhiên vạch quần tiểu tiện giữa phố mà chẳng hề nghĩ rằng hành vi ấy sẽ bị lên án.

Tuy nhiên, giáo dục gia đình và dư luận xã hội là những yếu tố ít có sự ràng buộc, lại phụ thuộc nhiều vào mỗi gia đình và từng cộng đồng nên không có chuẩn mực chung. Vì thế không thể tuyệt đối hóa trách nhiệm xây dựng và hình thành ý thức cho gia đình, đặt cả cái gánh nặng “ý thức và nhân cách” của mỗi cá nhân lên đôi vai gia đình là vô trách nhiệm. Luật pháp phải làm tròn chức phận của nó. Pháp luật và ý thức có mối quan hệ khăng khít. Luật không nghiêm thì đừng đòi hỏi ý thức cao.

Chắc không có quốc gia nào mà người tham gia giao thông lại dám giỡn mặt, trêu ngươi, “bóp mũi” cảnh sát như ở ta.

Ở Mỹ, khi thấy hiệu lệnh dừng xe thì lái xe phải giảm tốc độ, tấp vào lề, bật đèn trong xe (nếu tối trời), hai tay để trên vô lăng (ở vị trí bên ngoài có thể quan sát rõ nhất), ngồi nguyên tại chỗ và chờ cảnh sát tới. Có ông người Việt mới sang, chưa thuộc hết quy định bèn mở cửa nhảy xuống, thiếu chút nữa cảnh sát cho ăn đạn.

Còn ở ta thì thế nào nhỉ? Thấy cảnh sát giơ gậy là một số quay đầu chạy hoặc bặm trợn liều lĩnh rồ ga vượt qua. Bởi thế mới có hình ảnh giằng co rất phản cảm.

Pháp luật bị đem ra làm trò cười như thế thì đừng vội trách người dân thiếu ý thức. Bởi người bảo vệ pháp luật còn chưa có ý thức bảo vệ (sự nghiêm khắc và tính chính đáng) pháp luật thì còn nói gì nữa?"

Theo DÂN TRÍ
 
  • Like
Reactions: lenguyenvnm
Hạng B2
18/10/15
108
67
28
39
Đồng ý.
Lý do là đây.
"Lạ lùng:
Người Việt ra nước ngoài khác hẳn, về nước lại là… người Việt

Ra nước ngoài, người Việt không ông ổng gọi nhau ở sân bay, không hút thuốc bừa bãi, không nhổ toẹt ra đường, biết bỏ rác vào thùng…
Một anh bạn làm hướng dẫn viên du lịch, thường dẫn tour đưa khách Việt Nam tham quan các nước Đông Nam Á, kể: “Rất lạ là chỉ sau hơn 3 giờ bay, đoàn du lịch người Việt gồm đủ các thành phần, bỗng nhiên lột xác trở thành người lịch sự văn minh ở đảo quốc sư tử – Singapore.”
Mọi người không ông ổng gọi nhau ở sân bay, không hút thuốc bừa bãi, không nhổ toẹt ra đường, biết bỏ rác vào thùng…

Trước chuyến đi, anh bạn hướng dẫn viên đã kể với nhóm khách của mình rằng, một cô gái người nước ngoài hút thuốc trong tháng máy ở Singapore từng bị phạt roi. Còn bây giờ nếu ai nghiền quá bất tuân quy định thì cứ chuẩn bị $200 – $1000 tiền phạt. Chẳng biết câu chuyện ấy có tác dụng hay người Việt mình sang thấy mọi thứ tinh tươm nên không nỡ?
Thế nhưng cũng rất lạ, chỉ sau 3 giờ bay, đáp xuống Nội Bài, tất cả những gì thuộc về lịch sự, văn minh mà họ đã thể hiện ở Singapore bỗng dưng biến sạch. Có cảm giác như mọi hành vi thiếu ý thức chưa bộc lộ ở bên kia chẳng qua là nén lại, tích tụ lại để về đến Việt Nam là xổ ra, bung ra cho bằng hết, cho đã.

Tại sao lại có hiện tượng lạ như thế? Phải chăng pháp luật (hay môi trường thực thi pháp luật) đã chi phối, đã can thiệp mạnh mẽ tới ý thức (với nghĩa phổ thông của từ này)?

Một người nếu không được bố mẹ dạy dỗ, sống biệt lập với những chuẩn mực đạo đức và dư luận xã hội, thì chắc chắn đến 20 tuổi vẫn hồn nhiên vạch quần tiểu tiện giữa phố mà chẳng hề nghĩ rằng hành vi ấy sẽ bị lên án.

Tuy nhiên, giáo dục gia đình và dư luận xã hội là những yếu tố ít có sự ràng buộc, lại phụ thuộc nhiều vào mỗi gia đình và từng cộng đồng nên không có chuẩn mực chung. Vì thế không thể tuyệt đối hóa trách nhiệm xây dựng và hình thành ý thức cho gia đình, đặt cả cái gánh nặng “ý thức và nhân cách” của mỗi cá nhân lên đôi vai gia đình là vô trách nhiệm. Luật pháp phải làm tròn chức phận của nó. Pháp luật và ý thức có mối quan hệ khăng khít. Luật không nghiêm thì đừng đòi hỏi ý thức cao.

Chắc không có quốc gia nào mà người tham gia giao thông lại dám giỡn mặt, trêu ngươi, “bóp mũi” cảnh sát như ở ta.

Ở Mỹ, khi thấy hiệu lệnh dừng xe thì lái xe phải giảm tốc độ, tấp vào lề, bật đèn trong xe (nếu tối trời), hai tay để trên vô lăng (ở vị trí bên ngoài có thể quan sát rõ nhất), ngồi nguyên tại chỗ và chờ cảnh sát tới. Có ông người Việt mới sang, chưa thuộc hết quy định bèn mở cửa nhảy xuống, thiếu chút nữa cảnh sát cho ăn đạn.

Còn ở ta thì thế nào nhỉ? Thấy cảnh sát giơ gậy là một số quay đầu chạy hoặc bặm trợn liều lĩnh rồ ga vượt qua. Bởi thế mới có hình ảnh giằng co rất phản cảm.

Pháp luật bị đem ra làm trò cười như thế thì đừng vội trách người dân thiếu ý thức. Bởi người bảo vệ pháp luật còn chưa có ý thức bảo vệ (sự nghiêm khắc và tính chính đáng) pháp luật thì còn nói gì nữa?"

Theo DÂN TRÍ
quan trọng là luật và cách giải quyết ở việt nam có được minh bạch và công bằng như ở nước ngoài ko hay sinh ra luật và lũ cướp để bóp hầu bóp họng dân den còn những kẻ có tiền có quyền thì lại ngồi trên luật
 
  • Like
Reactions: ntt61