Hạng B1
3/7/13
95
102
33
Trong luật GTĐB 2008, giải thích: "
  1. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
Trong QC 41, giải thích:

4.19 Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, bao gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó;
Trong dự thảo QC mới thay thế QC 41, giải thích:

3.24 Nơi đường giao nhau là nơi hai hay nhiều đường giao nhau hoặc giao nhau với đường sắt trên cùng một mặt phẳng; nơi đường giao nhau không phải là nơi các đường bộ giao với các ngõ, ngách, hẻm hoặc lối ra vào các khu đất lân cận trừ khi được cấp có thẩm quyền quy định là nơi đường giao nhau.


Bác thớt đọc đi, muốn hiểu sao thì hiểu, tùy bác, he he, văn bản pháp qui VN nó thế.

Vâng, em cảm ơn bác đã quan tâm. Có thể bác hiểu sai ý em hỏi, em văn hay nhưng chữ dốt nên em khó trình bày.

Cái mà bác nói ở trên đó là nơi đường giao nhau tức là ý bác công nhận là 2 đường đó giao nhau rồi :D

Còn ý em hỏi là khi nào 1 con đường nó được gọi là giao nhau với 1 đường khác? tức là khi nào thì được gọi đường giao nhau và khi nào gọi là đường không giao nhau? tức là khái niệm về " Đường giao nhau " ấy?

- Ví dụ thế này nhé về mặt địa lý thì đường A có cắt ngang qua đường B , Nhưng xe từ hướng đường B bên này không cho qua bên kia thông qua đường A (mà qua một cách nào đó khác, vượt , đi hướng khác, dùng cần cẩu qua, ...v.v..) thì đường A có gọi là đường giao nhau với đường B không?

Còn ý của em là trong câu : đường giao nhau cụ thể . "Cụ thể" ở đây là nói đến đường giao nhau cùng mức với đường khác, đường giao nhau với đường không ưu tiên, đường giao nhau với đường ưu tiên .. Các bác hiểu không ạ? Em có để trong ngoặc kép từ "đường giao nhau" chứ " Đường giao nhau cụ thể" của các bác đang thắc mắc không phải là câu của em viết, em viết không để trong ngoặc kép ạ. Các bác lưu ý giùm về đọc hiểu =))

Bác thông não giùm em phát ạ? em cảm ơn nhiều.
P/S: Các bác đọc kỹ giùm, không hiểu chỗ nào em trình bày lại.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: nta139
Hạng B1
3/7/13
95
102
33
Theo em thì " đường giao nhau là đường đó phải giao nhau với đường giao thông , và từ đường giao thông là sẽ tiếp nối với hai bên hai họ được gọi là thông giao " em xin hết và dông đây ạ , mọi gạch đá xin nhường lại cho mấy bác cmt ở phía dưới :D:D:D
Vâng, mỗi mình bác đọc hiểu câu hỏi của em :3dcuoigif:

Mềnh cũng hóng cái "...cụ thể"...

Đây không tiếp bác nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
7/8/14
8.544
7.353
113
58
Vấn đề là bác không thiện chí trong tranh luận, nên miễn tiếp thế thôi. Chứ thù hận gì ở đây :3dhungio2:
Zậy thì mình hóng "cái cụ thể" xem nó là cái chi chi chứ có tranh luận đâu :3dquaytay:
Mà công nhận khó hiểu thặc :3dnguyhiem:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
23/3/12
9.246
19.451
113
TP. HCM
- Ví dụ thế này nhé về mặt địa lý thì đường A có cắt ngang qua đường B , Nhưng xe từ hướng đường B bên này không cho qua bên kia thông qua đường A (mà qua một cách nào đó khác, vượt , đi hướng khác, dùng cần cẩu qua, ...v.v..) thì đường A có gọi là đường giao nhau với đường B không?
Đường giao nhau, theo hình học, là 2 đường cắt nhau trên cùng 1 mặt phẳng.
Nếu ko cùng mặt phẳng thì 2 đường chẳng có cắt nhau, chẳng có giao nhau.
Nếu trên cùng 1 mặt phẳng, 2 đường A & B có cắt nhau, nhưng hướng đường B ko cho rẽ qua đường A bằng 1 con lươn cứng, khi đó A cũng ko đi qua B được, thì e nghĩ đó ko phải là nơi đường giao nhau.
Nhưng, nếu hướng đường B ko cho rẽ qua đường A bằng 1 vạch kẻ liền và phía A qua B là vạch đứt, khi đó A lại đi qua B được thì e nghĩ đó là nơi đường giao nhau.
 
Hạng B2
14/4/15
491
2.670
93
Theo em hiểu nôm na là 2 (hay nhiều) đường được gọi là giao nhau khi chúng có điểm giao nhau. Mà điểm giao nhau là nơi mà phương tiện giao thông trên ít nhất 1 đường có khả năng sẽ "va chạm" hay "tiếp xúc" với phương tiện giao thông từ đường khác đến.
 
Hạng B1
3/7/13
95
102
33
Đường giao nhau, theo hình học, là 2 đường cắt nhau trên cùng 1 mặt phẳng.
Nếu ko cùng mặt phẳng thì 2 đường chẳng có cắt nhau, chẳng có giao nhau.
Nếu trên cùng 1 mặt phẳng, 2 đường A & B có cắt nhau, nhưng hướng đường B ko cho rẽ qua đường A bằng 1 con lươn cứng, khi đó A cũng ko đi qua B được, thì e nghĩ đó ko phải là nơi đường giao nhau.
Nhưng, nếu hướng đường B ko cho rẽ qua đường A bằng 1 vạch kẻ liền và phía A qua B là vạch đứt, khi đó A lại đi qua B được thì e nghĩ đó là nơi đường giao nhau.

Dạ, em cảm ơn bác đã phần nào hiểu được câu hỏi của em, trong câu hỏi của em có nói là "Đường giao nhau" trong giao thông ạ, chứ trong hình học thì ai đi học cũng biết ạ.

Tức là theo ý bác thì đường giao nhau trong giao thông hiểu như thế nào cho đúng ạ?
 
Hạng B1
3/7/13
95
102
33
Theo em hiểu nôm na là 2 (hay nhiều) đường được gọi là giao nhau khi chúng có điểm giao nhau. Mà điểm giao nhau là nơi mà phương tiện giao thông trên ít nhất 1 đường có khả năng sẽ "va chạm" hay "tiếp xúc" với phương tiện giao thông từ đường khác đến.

Vâng đây cũng là 1 cách hiểu bác à. Vậy tại ngã tư khi đèn xanh sáng (bên kia đèn đỏ) , thì phương tiện đi trên đường này di chuyển thẳng thôi, không có khả năng "va chạm", "tiếp xúc", hay "tranh giành" với hướng nào nữa ( bên kia đèn đỏ dừng rồi).
Vậy theo bác thì tại ngã tư này 1 trong 2 đường trên có được gọi là đường giao nhau với đường kia k?