Kombat nói:
Tribute nói:
Liệu nó có thay thế D1, D2 hay L1, L2 bằng hệ thống tự động hỗ trợ đổ đèo như Mec hay Bim đời cao không. Nếu ko thì chớ có leo đèo cao dài bác ạ. Bao nhiêu tai nạn mất phanh do đổ đèo cao + dài ko sử dụng số thấp mà lạm dụng phanh quá nhiều rồi.
Bác xem có cái sedan hay 7 chỗ nào bị sôi dầu thắng chưa ạ? So với sức nặng của sedan thì 4 cái thắng đĩa hoạt động ngon lành kể cả đèo dài 100km! Cái quan trọng là cách sử dụng thắng, rà thắng thì sao nó chịu nổi. Chứ còn đi tà tà 50km/h, tuột lên 60 rồi nhấp thắng cái về 50 thì cảh bao giờ cháy thắng đc!
Em đã từng xài thắng xe để giảm tốc từ 160km/h về 60km/h liên tục trong 10km! Bước ra mùi thắng khét, ngồi gần thấy hừng hừng như ngồi bếp lò. e nghỉ 10 phút lại tiếp như thế! thêm 3 lần nữa. Sau đó chạy bình thường về nhà, cách đó khoảng 100km. Hôm sau e đi kiểm tra thắng, chả có vấn đề gì, bố thắng vẫn còn.
Các bác đánh giá thấp 4 cái thắng đia của sedan quá!
Nếu các bác sợ quá thi ra thay 4 cong dây thắng bằng kim loại, thay đĩa đục lỗ vào. xong!
Bó tay với bác. E đã từng ngồi xe đổ dốc mất phanh suýt mất mạng rồi nên em không dám uống thuốc LIỀU như bác.
Với hệ thống phanh đĩa hiện đại nó có khả năng tản nhiệt tốt hơn, khả năng chịu nhiệt tốt hơn phanh đùm nhưng không có nghĩa là nó chịu được mọi khắc nghiệt và chịu được mãi. Khi nhiệt tăng như thế dù chưa cháy má phanh, chưa bục cupen thì cũng làm trơ má phanh, làm phanh kém tác dụng. Rồi với nhiều lần như thế nó làm lão hóa hệ thống phanh và một ngày tình cờ....em chả dám nói trước.
Em chạy xe khắp Đông - Tây Bắc với những cung đèo dốc liên tục hàng trăm km. Dù chạy số thấp nhưng lâu lâu cũng vẫn phải dừng để kiểm tra phanh và lốp bác ạ.
Còn việc sử dụng phanh khi xuống đèo phải đạp dứt khoát cho xe chậm hẳn rồi nhả ra, cố gắng hạn chế nhấn phanh kéo dài là hoàn toàn đúng. Nhưng với các đèo dốc cao, cua gắt liên tục, nếu để số D thì cứ rời chân phanh là xe lao vù vù , chưa kịp mất phanh thì đã mất lái xuống vực rồi bác ạ.
Một đặc điểm của đa số xe con là phanh dầu trợ lực chân không nên khi nhả chân ga đạp phanh mà xe ở số thấp thì lực hút chân không càng hỗ trợ mạnh hơn vì khi đó cửa nạp mở nhỏ trong khi vòng tua động cơ lớn =>Chênh lệch áp xuất trợ lực càng cao.
Với các xe tải xe khách thường là hệ thống phanh trợ lực khí nén nên nếu cứ nhấp nhả phanh liên tục thì chỉ sau vài chục km thậm chí vài KM, bình dự trữ khí nén cũng hết, máy nén khí ko kịp nạp. Nếu để số thấp vòng tua máy cao =>máy nén khí cũng nạp nhanh hơn.
Trường hợp xe chở đoàn giáo viên vừa rồi theo kết luận giám định thì xe đã mất trợ lực phanh, hệ thống phanh chính ko có tác dụng, ko cháy má phanh, chỉ có phanh tay là hoạt động đến cháy cả bố phanh. Khả năng cao là tài xế ko sử dụng số thấp, nhấp nhả phanh nhiều dẫn đến hết khí nén trợ lực nên xe mới lao tốc độ lớn và đâm vào vách núi bên trái đường kinh hoàng như thế.