CÁCH XỬ LÝ KHI XE BỊ THỦY KÍCH

TH1- Xe vẫn còn vận hành: Nếu mức nước cao trên trục láp là mức nguy hiểm, nên tắt công tắc AC - điều hoà, đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, đi thật chậm và ra hiệu cho xe ngược chiều cùng đi chậm tránh tạo sóng cao.
TH2- Tắt máy để bảo vệ động cơ: Nếu nước cao đến giữa Padeshock thì tốt nhất là tắt máy, đẩy xe qua nơi nguy hiểm, rồi kiểm tra bầu lọc gió xem có nước vào không. Sau khi khởi động xe và đi, nhớ đạp nhẹ rà phanh một lúc cho má phanh khô để cho phanh có hiệu lực như bình thường. Với những xe có ống hút cao thì vẫn phải cẩn thận vì nước có thể chui qua các lỗ thông khí trên vỏ cầu xe, trên thân máy làm hỏng dầu bôi trơn gây thiệt hại về sau.
TH3- Xe chết máy: Nếu không may xe bị chết máy thì tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và gọi xe cứu hộ để nhận được trợ giúp.
theo mình là như vậy .
http://thietbigarage.com.vn/
cảm ơn
 
Tập Lái
26/2/14
5
2
3
Cảm ơn bác LXC đã chia sẻ kinh nghiệm đi xe ngập nước. Hôm bữa làm theo lời bác dặn, thế là về đc đến nhà bình yên.
 
Hạng F
29/10/16
12.108
25.050
113
Pháp
Theo tôi thì nếu có bảo hiểm tốt (xem trước khi ký) nhớ thiên tai (lụt, cây ngã, nhà đổ... ) nên để bảo hiểm chi tiền là tốt nhất. và có nhiều khi bảo hiểm quá tốt nó sẽ đền xe (không sửa) .Tuỳ vào bảo iểm, nên hỏi vàthêm bớt những gì không cần thiết hay cần thiết, xe dưới 5 năm thì nên 2 chiều, đũ thứ, còn trên thì tuỳ vào cách xữ dụng nhiều ít, đi xa hay gần, thành phố hay đồng bằng ... mà mua với giá đúng của nó
 
Hạng F
12/10/16
7.607
6.495
113
Xe e sedan, Tối nay mưa to quá, đi vào khúc Thủ đức ngập lút bánh xe e giữ đều chân ga đi qua đều đều hơi khựng lại 1 cái rất nhẹ thôi, đi thêm 10km nữa về đến nhà ko thấy có gì khác thường, nhưng cái chắn bùn dưới gầm xe thì bị rớt 1 bên (chắc do áp lực nước). E vẫn thấy lo trong bụng, các bác cho e lời khuyên xem nào?
Cảm ơn bác LXC đã chia sẻ kinh nghiệm đi xe ngập nước. Hôm bữa làm theo lời bác dặn, thế là về đc đến nhà bình yên.
 
Hạng F
12/10/16
7.607
6.495
113
Đã chạy qua đoạn ngập nước , động cơ + các thứ o thấy khác lạ gì . Vẫn phân vân vậy cần kiểm tra gì các bác . Tks
E cũng như bác, trường hợp bác sao rồi? Cho e biết với
 
Hạng F
29/10/16
12.108
25.050
113
Pháp
Đóng bảo hiểm tốt nhất là một cách để giải quyết vấn đề nếu như sự cố về thiên nhiên cứ lập đi lập lại
 
Khi phải đi qua vùng ngập nước, đầu tiên phải xác định mức nước là nông hay sâu và xe sử dụng là dòng SUV hay sedan. Thông thường, nếu mức nước không quá 20 cm, xe có thể di chuyển qua một cách an toàn.
- Khi đi qua vùng ngập nước, người lái không được mở cửa, tránh hiện tượng nước tràn vào xe.

- Qua vùng ngập, nên tắt công tắc điều hòa (nút AC), đi số 1, chạy đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy, lái điềm tĩnh. Với xe số tự động, chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1. Nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô. Chú ý không nên đạp côn xe số sàn khi qua chỗ ngập để tránh trường hợp chết máy.
- Với những ôtô bị ngập nước dẫn đến chết máy, người lái không nên tiếp tục đề vì khi nước vào dễ xảy ra hiện tượng bó máy. Nếu có nước trong động cơ, hộp số hay hệ thống nhiên liệu, bạn vẫn cố khởi động thì đây là cách… phá xe nhanh nhất.
- Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.
- Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.
- Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khóa điện, đẩy xe vị trí cao và gọi ngay cứu hộ.
 
  • Like
Reactions: Hoquoctai
Tập Lái
30/8/17
20
9
3
29
Bình Định, Việt Nam
Bài viết khá hữu ích cho anh em, em đã đọc bài, nhưng vẫn bị bài học xương máu.
Đợt lụt do bão số 12 vừa rồi, lúc đi thì ko sao, lúc về đường ngập cả đoạn dài khoảng 100m, em lội bộ hết xem thử mức nước bao nhiêu, chỉ dưới đầu gối và e đo lên xe em vừa ngập pô xe, hơn nửa bánh xe chút, mâm xe em 17icnh, 7 chỗ. Nghĩ xe cao, và cổ hút ở tận đèn pha nên em quyết định lội qua, đi số 1 lội từ từ, qua gần hết đoạn nước sâu e cắt côn vào số 2, thế là tắt máy, e nghĩ do nc bít pô nên máy ngộp ko nổ được, e thử đề 1 lần, rồi 2 lần, lúc đó nhớ đọc bài rồi, mà lúc đó thực sự là ko thể ngăn mình cố gắng nổ máy đc và cứ nghĩ là nc ko thể nào vào đc vì cổ hút tận đèn pha cơ. Rồi nhờ xe kéo lên chỗ hết ngập nước, thử đề, và 1 điều sai lầm nữa là ông chú tài xế xe tải kéo em lên bảo đẩy xe, vẫn ko nổ. Em cứ nghĩ là ko thể nào nước vào máy được, hồi sau mở lọc gió ra thì 1 mớ nước, sau này em mới biết thì ra là: lúc qua đoạn nc sâu em cắt côn máy đuối nên tắt, và khi tắt máy nước bị hút ngược từ pô lên máy.
Nên các bác lưu ý khi xe tắt máy là ko đc tìm cách đề nổ hay đẩy, gọi cứu hộ kéo xe về gara là an toàn nhất và phải để số 1 khi lội qua nước, giữ đều ga và tuyệt đối ko đc cắt côn tăng số.
Xong rồi xe tải kéo về, mà e phải đi qua 2 cái đèo, em ko dám đi, nhưng ông anh cứ bảo mày cứ đi ổng kéo kinh nghiệm rồi, vì nhiều thứ áp lực nên 1 hồi sau em cũng xuôi, và đồng ý kéo, mà trời bão mưa tầm tã, mờ kính chẳng thấy gì. E Còn đi lên đèo, em nói chứ nó khủng khiếp lắm, em muốn khóc luôn nhưng vẫn cố bình tĩnh, nó như đèo hải vân vậy, mà ngắn hơn, cua cùi chỏ, dốc đứng các kiểu. Mà kéo bằng dây nên mấy lần xém hun đít xe tải, phanh chân đc một lúc nó cứng ngắt và hết tác dụng, em phải dùng tới phanh tay, em kéo muốn rớt tay luôn, xuống hết đèo đầu tiên, em thở phào nhẹ nhõm nhưng ng thì run bần bật, nghĩ may thật, nhỡ đang trên đèo mà phanh chân ko đc, phanh tay cũng ko luôn thì ko biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa. Còn 1 cái đèo nữa cũng gần như cái này, và đoạn đường 30km nữa, em sợ quá nên quyết định gửi xe lại cũng may có nhà ng quen dưới chân đèo, và hôm sau ra cẩu về gara, gần 10 ngày mới làm xong và tổng chi phí gần 20tr, gara 17tr, cẩu xe 2tr. Đó bài học xương máu của em. Lúc mới lái xe được 3k km. Nghĩ lại mà e còn thấy hãi.