Hạng C
5/9/13
689
156
43
Con FE chỉnh tay lái lên cao nhất mà còn k quan sát được hết mặt đồng hồ xe nũa là,.....
 
Hạng D
4/6/14
1.317
844
113
Một trong những "lỗi" thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.
[pagebreak]

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.

[tube]http://youtu.be/gcZqaFJVBZ0[/tube]
Clip hướng dẫn cầm vô lăng và điều chỉnh vị trí ghế lái
[/pagebreak]
[pagebreak]



Tập theo thôi[/pagebreak]
 
Hạng D
4/6/14
1.317
844
113
Sao em tập hoài mà chỉ đúng được tay trái, còn tay phải cầm đúng được 1 chút là rớt xuống... mò qua ghế bên phụ
bash.gif
là sao vậy mấy bác... là sao...???
39.gif

GHế phụ có em chân dài hả bác
 
Hạng D
30/10/13
1.257
510
113
Một trong những "lỗi" thông thường nhất là cách cầm vô lăng, thật ra điều đó lại quá thông thường vì thế có nhiều người cầm vô lăng sai vị trí hơn là đúng. Tại sao lại có quá nhiều người làm cầm sai như vậy? đối với nhiều người có thể đây là thói quen mà họ khó có thể thay đổi được, nhưng thậm chí có cả những người mới biết điều khiển xe cũng không cầm đúng cách sau khoá học lái xe.
[pagebreak]

Nếu làm đúng phương pháp sau, bạn sẽ lái xe tốt hơn, đỡ mỏi tay hơn khi lái và cũng có thể trách được thương tích khi gặp phải. Lỗi thông thường là gì? Đó là vị trí đặt tay trên vô lăng (bạn hãy tưởng tượng vô lăng là một chiếc đồng hồ). Có phải bạn là một trong số những người được dạy cách đặt tay ở vị trí "10 giờ" và "2 giờ" trên vô lăng? Nếu bạn lái xe một tay và đặt tay trên đầu vô lăng ở vị trí "12 giờ" hay cuối vô lăng ở vị trí "6 giờ"? Tất cả vị trí đặt tay lái nêu trên đều không hiệu quả khi điều khiển xe đời mới hiện nay. Bạn ngạc nhiên chăng? Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao và đặt tay trên vô lăng như thế nào để có hiệu quả nhất. Kể từ khi xe ôtô ra đời, đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau về cách đặt tay trên vô lăng như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, có một qui tắc kiên định không thay đổi là phải điều khiển vô lăng bằng hai tay. Điều này sẽ cho phép bạn điều khiển xe tốt nhất và sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp khi đang lái xe. Nhưng bạn đặt tay ở đâu trên vô lăng? Theo lời khuyên về cách đặt tay trên vô lăng, tay trái đặt ở vị trí khoảng từ 7 đến 9 và tay phải ở vị trí khoảng từ 5 đến 3. Bạn sẽ cảm thấy hơi "lạ" khi đặt tay ở vị trí quá thấp như vậy, thực tế với vị trí này bạn có thể điểu khiển xe rất hiệu quả. Đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn tránh đánh tay lái quá trớn khi gặp sự cố khẩn cấp, thường sẽ làm cho xe quay tròn, trượt và có thể lật xe. Vị trí mới này khá tốt theo quan điểm của khoa nghiên cứu về lao động. Bằng cách giữ cho tay ở vị trí thấp hơn và cẳng tay cong ít hơn, vai và lưng của bạn sẽ đỡ mỏi và thoải mái hơn. Điều quan trọng nhất nếu vô lăng có thiết kế túi hơi an toàn, đặt tay ở vị trí thấp sẽ giúp bạn giảm thiểu thương tích khi túi hơi bung ra. Khi túi hơi bung ra, nó hoạt động chỉ trong chớp mắt với một lực rất lớn. Nếu bạn đặt tay ở vị trí cao, túi hơi có thể bung mạnh vào mặt bạn và có thể gây nứt hoặc gẫy xương tay. Giữ tay ở vị trí thấp có nghĩa tay của bạn sẽ ít bị thương tích hơn.

Sẽ không còn sử dụng đánh chéo tay khi cua Theo phương pháp "mới" về vị trí đặt tay này thì bạn cũng cần phải thay đổi cách đánh tay lái khi cua. Trong quá khứ, các khóa học thường dạy cách đánh chéo tay khi cua, có nghĩa là tay của bạn sẽ đưa cao lên khi cua xe. Thay vào đó bạn sử dụng phương pháp "lê" vô lăng hay được biết như phương pháp "đẩy kéo", phương pháp này được sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn điểu khiển tay lái cũng giống như khi chạy thẳng, bằng cách tay này đẩy lên trong khi tay kia kéo xuống.

Không nên ôm vô lăng quá sát

Còn một điều khá quan trọng nữa là vị trí ngồi lái xe như thế nào cho đúng. Nếu bạn ngồi quá gần vô lăng, bạn sẽ gặp rủi ro khi túi hơi an toàn bung ra. Nếu bạn đã từng xem cuộc thủ nghiệm xe bị tông, người nộm bị đẩy ra phía sau khi túi hơi an toàn bung ra. Sự thật nó có thể rất nguy hiểm nếu bạn ngồi quá sát với vô lăng bởi bạn sẽ bị thương nặng hơn ở tư thế ngồi không đúng này. Để xác định một vị trí ngồi lý tưởng, đầu tiên bạn hãy chỉnh ghế di chuyển ra phía sau trong khi đó chân của bạn vẫn thoải mái điểu khiển được các bàn đạp. Kế tiếp điểu khiển cho lưng ghế hơi ngửa ra. Giữ khoảng cách vị trí giữa vô lăng và ngực bạn là 250 mm. Nếu vô lăng có thể điều chỉnh được độ nghiên, bạn hãy điều chỉnh xuống ở vị trí túi hơi an toàn hướng vào ngực thay vì hướng vào đầu hay cổ khi nó bung ra. Nếu lần tới bạn thử đặt tay trên vô lăng theo kiểu mới, có thể bạn sẽ thấy bất tiện và không được thoải mái cho mấy, vì tôi cũng đã có cảm giác như vậy khi đổi cách cầm vô lăng. Nhưng dần dần bạn cũng sẽ quen và khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn khi lái xe trên đường dài.

[tube]http://youtu.be/gcZqaFJVBZ0[/tube]
Clip hướng dẫn cầm vô lăng và điều chỉnh vị trí ghế lái
[/pagebreak]
[pagebreak]

Phải tập lại thôi.[/pagebreak]