Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Điện lượng của bình tính theo công thức:
Q= I t
I: Ampère
t: giờ
Q=A.h
Người ta muốn lấy điện bao nhiêu tuỳ thích miễn đúng với đặc tính mà nhà chế tạo đưa ra
Thí dụ nếu dòng tối đa là 200A thì không được quá 1 phút, có thể dẫn tới đứt cầu nối của các bảng cực, cái nầy chỉ là ví dụ.
Điện lượng 45 Ah là khi còn mới, càng dùng lâu ngày càng suy giảm, dùng 3 năm có khi chỉ còn nạp và giữ được 70%.
Nếu lấy điện với dòng là 25A thì chỉ 1 giờ 48 phút là hết điện , đó là trị lý thuyết.
Mình chỉ biết
E-rI - RI=0
Trong đó E là sức điện động (cái nầy không thể hiện ra và không đo được, mà ta chỉ có thể thấy E-rI, và đo được), r điện trở trong của bình, R điện trở tải, I là dòng điện nhìn trên đồng hồ.
Khi đo hai đầu bình lúc có tải, ta có trị số là E-rI
Một bình có điện trở nội càng nhỏ thì khi cường độ dòng điện tăng điện thế giữa hai đầu bình giảm ít hơn so với bình có điện trở nội lớn, do đó pin con Ó VN không dùng được cho máy “chộp hình “được!
Bá Thiết là sư phụ là đúng rồi, nhưng tôi nghĩ, tôi còn phải học nhiều ở mọi người vì sách có câu:

Tam nhân đồng hành ,
Tất hữu ngã sư mừ!


“ngã sư” là thầy ta đó bá
Thân mến
 
Last edited by a moderator:
1/4/07
21.915
17.019
113
0913168658
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Bạn không biết gì về accu hết pq ạ. Cái đáng tiếc nhất là đường đặc tính phóng điện của accu cũng không biết, còn những công thức bạn đưa ra lớp 7 đã học rồi.
Sau không lên web mà tìm hiểu?
 
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: truong195

Bạn không biết gì về accu hết pq ạ. Cái đáng tiếc nhất là đường đặc tính phóng điện của accu cũng không biết, còn những công thức bạn đưa ra lớp 7 đã học rồi.
Sau không lên web mà tìm hiểu?
Web cũng tuỳ và không hẳn là đúng hoàn toàn, nếu các bá thích mạch tạo xung làm chạy động cơ bước tôi sẽ gởi cho bá một đường link, nếu làm y như nó chỉ mà chạy thì tôi thua một chầu off-line.Ngay cái bản sự thật của nó cũng đã sai quay cu đơ rồi Do đó cái chính xác nhất vẫn là giáo khoa của các trường đại học, và kinh nghiệm thực tiển.
Tôi chưa hề nghe về accu mà có điện lượng 45Ah lại cho ra nhiều hơn tới 25%.
OS thấy sai là nêu ra để giúp nhau mà, nếu không thì tinh thần OS đâu còn, thấy sai cười trừ à?
 
Tập Lái
15/8/06
35
0
6
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Các bác cho em hỏi công thức nào để tính tương quan giữa trọng lượng xe và công suất cần cung cấp. Ví dụ xe em năng 1.2 tấn thì để chạy được 50km/h thì cần công suất là bao nhiêu? Tính tương đối thui có thể bỏ qua ma sát, sức gió cản.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: rmitoday

Các bác cho em hỏi công thức nào để tính tương quan giữa trọng lượng xe và công suất cần cung cấp. Ví dụ xe em năng 1.2 tấn thì để chạy được 50km/h thì cần công suất là bao nhiêu? Tính tương đối thui có thể bỏ qua ma sát, sức gió cản.
Nếu bỏ qua ma sát và sức cản !!! Thì vấn đề chỉ còn là mất bao nhiêu thời gian để đạt vận tốc 50km/h. Ôi ! mà không có ma sát thì phải chạy bằng động cơ phản lực,chứ cái bánh xe bám vào đâu mà chạy được ..:).!
 
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: Mr.Thiet

Trích đoạn: rmitoday

Các bác cho em hỏi công thức nào để tính tương quan giữa trọng lượng xe và công suất cần cung cấp. Ví dụ xe em năng 1.2 tấn thì để chạy được 50km/h thì cần công suất là bao nhiêu? Tính tương đối thui có thể bỏ qua ma sát, sức gió cản.
Nếu bỏ qua ma sát và sức cản !!! Thì vấn đề chỉ còn là mất bao nhiêu thời gian để đạt vận tốc 50km/h. Ôi ! mà không có ma sát thì phải chạy bằng động cơ phản lực,chứ cái bánh xe bám vào đâu mà chạy được ..:).!
Bá Thiết nói chí phải.Xe đi được nhờ ma sát với mặt đường mừ!
Tuy vậy tôi cũng cung cấp cho bạn cách tính sau:
Thứ nhất là bạn phải giả lập mong muốn của xe mình có gia tốc là bao nhiêu để đạt được 50Km/h trong bao lâu? Lúc đầu mình giả định là 60 s.

Giả định là xe nầy lúc đầu đừng yên và chạy tới 1 phút sau mới đạt được vận tốc 50Km/h
1/∆v = v(1) - v(0)
?km/hr * 1000m/1km * 1hr/3600s = ?m/s
a = ∆v/∆t
F = m * a
2/d = v(i) * t + (1/2) * a * t^2
W = F * d
3/P = W / t

Đưa số vào công thức
Gia tốc a= (50000-0) /3600)/60
a = (50000/3600)/60=0.23m/s^2
a=0,23m/s^2
Vậy lực là :
F=Ma= 1200x0.23= 276 N
Đoạn đường đi được là để đạt tới v=50Km/h
S = VoT - (1/2)aT^2
=-1/2(0.23)T^2
S=-1/2(0.23(60)^2=414 m
Công là : W=F*S= 276*414=114254Joules
Công suất P=W/T= 114264/60= 1904 Watt
736W=1HP
P= 2.6HP
Như vậy nếu muốn tăng gia tốc thí dụ muốn tăng gia tốc gấp đôi , nghĩa là chỉ cần 30 sec là đạt vận tốc 50Km/h hay chỉ cần 207 m là đạt 50Km/h thì ta tăng công suất gấp đôi
P=5.2HP
Cộng thêm khoảng 20% -30% để trừ cho cản gió, đủ sức leo dốc .Thì cũng phải tròm trèm cở 7HP
Đây chỉ là bài toán vật lý đơn thuần thôi.Hy vọng bạn tìm ra chân lý
Thân.
 
Last edited by a moderator:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
62
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Bác chịu khó quá sức đi bác pquang à , nhưng mà sao bác hay làm mọi thứ rối tung lên vậy ? :D
Mổ xẻ một con tính của bác thôi cũng đã thấy tùm lum vấn đề rồi :
F=Ma= 1200x0.23= 276 N
1,2 Tấn là 1200 Kg , bác đổi ngon lành ra 1200 Newton sao ?
Chuyện đó chưa ghê , chuyện này mới ghê : Một chiếc xe nặng 1,2 T không có nghĩa là lực phát sinh để kéo nó chạy phải là 1,2 T .
Hãy hình dung người ta lấy móc kéo một chiếc xe nặng 1,2 T chuyển bánh , liệu lực kéo ở đầu dây có luốn đúng là 1,2 Tấn hay không ?
Thực chất là , công suất phát động cần thiết nhiều nhất lúc xe cần gia tốc Dương và nếu nó đã chạy đều rồi thì công sinh ra là để thắng các loại ma sát và sức cản không khí , gió...vv , cho nên về lý thuyết , một công suất nhỏ đến mấy cũng làm cho một vật to đùng di chuyển được , có điều là di chuyển với tốc độ ( Hoặc gia tốc) có thể đạt được là bao nhiều mà thôi , hiển nhiên là người ta phải biết cách đổi đường đi lấy lực sao cho hợp lý .
Bác tính toán nhầm lẫn cả đâm ra kết quả ngộ quá : 2,6 Ngựa , cỡ chiếc Babetta của Tiệp khi xưa , mà kéo con xe cỡ BMW 325 chở 4 người hay con Sprinter nóc cao không tải chạy lên 50Km/h chỉ trong một phút !!??
13.gif

( Chiếc Babetta chở mình tôi , hồi đó cân cả người lẫn xe trên dưới một tạ, vặn muốn rụng tay ga không ngược gió , không đèo dốc cũng lên chừng 55km/ h là hết khí đó bác , nói vậy cho dễ hình dung thế nào là 2,6Mã lực ).
Tính toán ít thôi bác , lập luận trước đã , tính nhiều quá đau thủ bạn đọc ;)
Cực Thân.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: Der Fahrer

Bác chịu khó quá sức đi bác pquang à , nhưng mà sao bác hay làm mọi thứ rối tung lên vậy ? :D
Mổ xẻ một con tính của bác thôi cũng đã thấy tùm lum vấn đề rồi :
F=Ma= 1200x0.23= 276 N
1,2 Tấn là 1200 Kg , bác đổi ngon lành ra 1200 Newton sao ?[/
quote]
Bá thức khuya thế à! Bá chỉ dùm tôi, tôi tính ra F=1200N ở đâu thế? Công thức rành rành
F=M a
M=1200Kg
a=0,23m/s^2
F=276N
Ở chổ nào mà bá thấy F=1200N ?
Rõ ràng là bá đọc không kỹ rồi đâm ra biện luận sai bét nhè!
Chỉ cần viết tới đây thì cũng đã đủ phản biện các điều bác ghi kế đó..
Trích đoạn: Der Fahrer
Thực chất là , công suất phát động cần thiết nhiều nhất lúc xe cần gia tốc Dương và nếu nó đã chạy đều rồi thì công sinh ra là để thắng các loại ma sát và sức cản không khí , gió...vv , cho nên về lý thuyết , một công suất nhỏ đến mấy cũng làm cho một vật to đùng di chuyển được , có điều là di chuyển với tốc độ ( Hoặc gia tốc) có thể đạt được là bao nhiều mà thôi , hiển nhiên là người ta phải biết cách đổi đường đi lấy lực sao cho hợp lý .

Không phải công suất nhỏ bao nhiêu cũng có thể di chuyển được một vật nặng, mà công suất đó đầu tiên phải thắng sức ỳ của vật đó(quán tính của vật đó)Phải tối thiểu thắng được trọng lực, thắng được thế năng khi leo dốc...Đương nhiên sau khi vật di chuyển được rồi, lực càng yếu thì đoạn đường càng dài ra , ai đã học qua lớp 11 mà không biết chứ!Gặp xe hủ lô, mà bá gọi 2 người tới đẩy liệu nó có nhúc nhích chút nào không ạ?Còn bài toán nầy là bài toán giả lập để ra một đáp số tính rợ cho bạn rmitoday , hoàn toàn là toán học không cần phải tính tóan thêm vào các lực kể trên cho nó rối , do đó cuối cùng thì tôi mới có một câu sau khi có công suất tăng thêm 20-30% nữa là vậy .
Nếu bá cần xác định độ chính xác của bài toán thì đem đi hỏi các vị đang dạy vật lý lớp 10. Đương nhiên nhà chế tạo sẽ làm tiếp những công đoạn như hộp số , các phương pháp chống ma sát do truyền động, nhưng ở đây chỉ là bài toán khởi động để tính rợ về công suất cần thiết mà thôi.Hoàn toàn không bàn về kỹ thuật ở đây cả.
Thân.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

:mad::mad: nhức đầu quá pác quang ui, với trình độ vật lý phổ thông mà pác đòi tính toán thiết kế cả cái xe hơi thì.....................:D

toàn dân amateur cả, căn bản là giờ gắn moteur dzô cái khung đó mà muốn chạy được thì phải gắn loại moteur nào và mua bình loại nào có trên thị trường để..chạy được cái đã.
 
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: tranvietanhtuan

:mad::mad: nhức đầu quá pác quang ui, với trình độ vật lý phổ thông mà pác đòi tính toán thiết kế cả cái xe hơi thì.....................:D

toàn dân amateur cả, căn bản là giờ gắn moteur dzô cái khung đó mà muốn chạy được thì phải gắn loại moteur nào và mua bình loại nào có trên thị trường để..chạy được cái đã.
Trình độ phổ thông thì không làm được gì sao bá? biết bao nhiêu bằng sáng chế của VN toàn là bác học chân đất, có người còn chưa hết lớp ba đấy!
Chỉ vì chúng ta học cho qua lề thôi,cho có bằng cấp thôi, còn ở các nước, họ bắt học sinh lớp 11 ,12 làm hoả tiển, tính toán đường đi, dùng máy GPS để dò xem nó rơi ở đâu, tính toán và lắp xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời,lập nên cuộc thi hẳn hoi, thầy và thợ chỉ phụ các em về các kỹ năng mà các em không làm được như gò, hàn, tiện, phay, bào.....
Nếu như đất nước mình mà có nhiều trang web như thế nầy, để anh em cùng ngâm kíu, cùng tìm tòi, khích động tuổi trẻ là phải mày mò, phải sáng tạo thì không lâu đâu đất nước sẽ phát triển hơn Thái Lan là cái chắc!!!Thái Lan hiện nay có 1000 bằng sáng chế quốc tế công nhận hàng năm đấy!
Thân
 
Last edited by a moderator: