Tập Lái
25/9/08
15
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

em góp với bác một ý nhỏ này xem sao
bác thử kiếm em máy phát 12 ngựa rôi đặt lên cho chạy thử để đo coi dòng đạt được bao nhiêu sau đó vận hành thử xem thế nào chứ bác làm dàn ac đó hết tới 27tr mà thử thì hiu quá
 
Tập Lái
15/8/06
35
0
6
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Lâu rồi ghé lại xem thớt này vẫn thấy các bác tranh luận về cái bình. Theo ngu ý của em thì ta nên đợi 2 năm nữa để thực hiện dự án này vì lúc đó pin mặt trời và bình acqui hiệu suất cao bắt đầu thương mại hóa. Hiện tại hiệu suất của solar panel mới chỉ đạt từ 20-35%, sau 1-2 năm sau sẽ có solar panel lên đến 65%. Công nghệ acqui chì acid sẽ được thay thế bằng công nghệ có dung lượng lưu trữ cao thời gian xạc nhanh hơn. Đặc biệt là acqui sử dụng công nghệ của siêu tụ (super capacitor) thời gian xạc có thể tính bằng phút (các bác biết tụ điện nạp nhanh cỡ nào rồi ạ).
Đây là link về bác Ban Ki-moon đi xe điện có kéo theo cái remooc để chở tấm solar pannel.
http://www.greenpacks.org/2008/09/15/un-chief-ban-ki-moon-commutes-by-solar-powered-taxi/
Link này tập hợp các công nghệ acqui hiện tại và tương lại trong đó có công nghệ cho phép xạc mất có 5 phút chạy được 500 miles (804.672km)
http://peswiki.com/energy/Directory:Batteries
Link này là vịt nhà ta đang thảo luận về super capacitor
http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=17243

Em nghĩ là nên lấy 27 chai gởi ngân hàng 2 năm sau rút ra mua solar pannel thì hơn đấy ạ.
 
Tập Lái
15/8/06
35
0
6
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Thớt này có vẻ trầm lắng. Mới tìm thấy cái video về cái xe chạy bằng solar do một bác ở UK chế. Xem giàn acqui cũng có số lượng cỡ của bác Hoahym tính. Solar thì bác ý gắn trên nóc xe. Ngoài ra còn thêm cái phát điện bằng gió để lỡ không có nắng cũng có điện mà chạy về nhà. Quả là sáng tạo độc đáo.
http://www.solarvan.co.uk/how.htm
[YouTube=raLgNo0jhys]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
8/9/07
55
13
8
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Em có máy cái hình xe điện dùng dể chạy trong nhà ở sân bay Changi Singapore các bác xem cho vui nhé

UpNhAnHdotC0M2008101428742mzk5nzrkog637241.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008101428742mme0nzvind625943.jpeg


UpNhAnHdotC0M2008101428742yjk4ztljyz631703.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Các bá nầy gan thật, nối 18 cái bình 12 Volt nối tiếp, xong đổi sang AC 3 pha để dùng cho kỳ được biến tần làm thay đổi tốc độ động cơ 3 pha
Thứ nhất, như vậy là phải dùng Inverter 3 phase sine wave rồi .Vì không lẽ lại dùng square wave làm sao chạy được motor AC cà! Nội cái mảng nầy không cũng bị mất đi khoảng 25%-40% điện năng ( xin lỗi phải chua một ít từ tiếng Anh để khỏi cải nhau)Vì nếu từ DC ra AC square wave thì hao hụt là 10% tới 15% còn ra sine wave thì năng lượng mất đi hơi bị nhiều từ 25% tới 40% là bình thường)
Vậy tại sao bá không dùng luôn động cơ điện DC 7.5KW và làm điều khiển PWM để thay đổi tốc độ cà!
Mà muốn điều tốc lại mua 1 biến tần 3 pha để điều tốc lại thêm một cái tốn tiền !
Thứ hai, với dòng điện 35A thì bình sôi bọt mép, bốc cả khói , lấy gì tới nơi mà còn acid cà!
Thứ ba, làm bộ sạc 10A/25A (sạc khẩn) điện thế (216V +2.5V*18) giá cao hơn bộ sạc 10A/25A (216/3=72V) vì diod chịu điện thế cao quá chắc phải dùng loại SCR công suất bự và điện thế cao rồi.
Thứ tư, khi có một hộc bình của một bình ( trong 6*18 hộc cũng có thể có 1 hộc bị bịnh gì đó trong năm chứ!) bị ngủm củ tỏi thì làm sao bá đạt được 5A chứ đừng nói 35A, vì lý do đó nếu dùng số bình như bá người ta chia thành 3 dẫy mắc song song để dòng tối đa chỉ 35/3 , khoảng 12A mà thôi.Và muốn thiết kế bình ngừơi ta phải coi động cơ ở mức điện thế và công suất đó nhà sản xuất có cung cấp hay không
Thứ năm bá phải đặt công thức tính công suất, tải trọng, momen xoắn, hệ thống truyền cần có một vô lăng gia trọng , để khi cần thì chạy trớn , khi xuống dốc, có thể dùng hai hệ thống cơ học một vào ngay động cơ, một để nạp bình khi xuống dốc nếu cần , vì khi với xe xăng khi xuống dốc thì bá có thể dùng số để gài vào bánh xe để tránh trường hợp đổ dốc không điều khiển được, còn với xe điện thì khác, trớn xuống dốc thì có thể khôngcần động cơ tác động , và một hệ thống cọ áp vào hai bánh xe sau , để nạp điện vào accu, vừa là để hảm trớn xuống dốc, tránh trường hợp thả dốc “point mort”, cái nầy chỉ là ý tưởng thôi, vì khi đó thì bá có một thế năng tự nhiên do toàn tải trọng của mình cung cấp một năng lượng rất đáng kể, mà lại bỏ đi thì phí của giời, cái nầy máy nạp nầy cũng cần điều khiển nạp/không nạp ,vì khi có dòng nạp vào bình thì xe chạy chậm lại do bị tải của sự nạp điện kéo , và khi không có dòng nạp thì xe chạy nhanh…..suy nghĩ tiếp thì sẽ có một số cái phaỉ điều chỉnh đấy! có thể khiển bằng lúc nạp lúc dừng theo những chu kỳ ngắn sao cho xe chạy xuống mà không bị cà giựt……
Khi tính toán cẩn thận thì 1 HP người ta còn kéo cả tấn lên cao 10m , thì đương nhiên khi lực tăng lên thì đường đi bị thiệt mừ!
Hơn thế nữa, bá đừng nghĩ rằng cung cấp 7.5KW điện cho động cơ điện 7.5KW thì sẽ ra 7.5KW ( bá phaỉ cấp hơn lượng điện nầy nhiều) và khi động cơ chuyển từ điện năng ra công, thì công nầy sẽ chuyển toàn bộ ra bánh xe hết đâu!
Mấy dòng phản biện bậy bạ góp vui.Vì mình thấy người có ý tưởng nên rất thích góp ý.
Thân
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Thông thường khi thiết kế bất kỳ cái gì người ta cũng đặt ra các câu hỏi để người thiết kế phải phân tích , trả lời và đưa ra giải pháp .
Ở nước ngoài ,học sinh học lớp 11 & 12 người ta dạy:
How to choose the right component? Làm thế nào để chọn linh kiện đúng ?

Thí dụ : Chọn động cơ:?
- Bạn phải chọn loại động cơ nào, mà có thể ứng dụng được điều khiển PWM?
- Động cơ đứng ?hay ngang? Loại có chổi hay không chổi ( brushless) Tốc độ tối đa, Phải có đặc tính Torque là hàm theo tốc đô và theo tải, nếu không có thì phải thiết lập thí nghiệm để vẽ đặc tuyến.
- Bạn phải chọn động cơ nào có hiệu suất cao nhất có thể
- Các hệ số của động cơ cần phải nắm, class nào? nhiệt độ làm việc? môi trường làm việc…
Chọn bình và cách lắp đặt bình
- Với số bình accu như thế điện trở nội của bình là quan trọng, nếu nối tiếp nhiều sẽ tăng điện trở nội tổng , khi có dòng càng lớn đi qua thì điện thế sẽ giảm rất nhiều ở hai đầu vào động cơ.
Chọn cable từ bình tới động cơ
- Vấn đề dây cable dẫn điện tới động cơ cũng là vấn đề rất lớn, nếu cable quá nhỏ thì điện trở sẽ lớn sẽ cộng thêm sự suy giảm điện thế khi tới được 2 đầu động cơ, do đó vị trí đặt bình và vị trí đặt động cơ phải được tính trước, càng ngắn càng tốt, cần phải tra cứu loại cable nào dùng dòng tối đa là bao nhiêu ? giá?
Chọn phương pháp truyền lực
- Truyền lực từ động cơ sang hệ thống vào cốt máy bằng gì? Pu li + couroi + bánh trớn…….
Chọn giải pháp hãm tốc
- Hãm tốc bằng gì? Phương pháp hãm bằng từ trên bánh trớn nhôm? hãm bằng bố ngay bánh trớn? hãm bằng thắng dầu cả 4 bánh ? khi hãm tốc thì có hệ thống để tự động hãm điện không?…..
Và các bá tự đặt các câu hỏi liên tục cho đến hết, sau đó chọn giải pháp thì mình đã làm xong xe điện
Chúc thành công!
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
12/10/08
41
0
0
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: Hoahym

Em mới liên hệ làm được thí nghiệm tại một trạm điện như sau: Phóng với dòng không đổi từ một tổ ắc qui 20 bình 12V45Ah. Điện áp bắt đầu là 250V, dòng phóng 25A, thời gian 2h15' thì sụt xuống còn 215V. Bác bác thấy có khả quan không? Tổ ắc qui này đã dùng được 3 năm 8 tháng, đã phải thay 5 bình.
Bá Hoalym chọc em hoài!
Bình có điện lượng là 45Ah , dòng lấy ra là 25A mà thời gian là 2h15 phút
Vị chi là điện lượng của bình là 25 * 2 .25 = 56,25Ah.
Dùng 3 năm 8 tháng, mà điện lượng từ 45Ah lại tăng lên 25% , chà chà cái nầy phải hỏi nhà sản xuất nào đây?
Thân mến,
 
Tập Lái
15/8/06
35
0
6
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Bác pquang1 đặt những câu hỏi hết sức thiết thực. Mời bác tiếp tục phản biện để anh em từ từ hòan thiện giải pháp.
 
1/4/07
21.915
17.019
113
0913168658
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Bá Hoalym chọc em hoài!
Bình có điện lượng là 45Ah , dòng lấy ra là 25A mà thời gian là 2h15 phút
Vị chi là điện lượng của bình là 25 * 2 .25 = 56,25Ah.
Dùng 3 năm 8 tháng, mà điện lượng từ 45Ah lại tăng lên 25% , chà chà cái nầy phải hỏi nhà sản xuất nào đây?

45Ah là dòng 4.5 A lấy ra trong 10h Lý thuyết là nếu lấy dòng 25A thì được khoảng 2h nhưng thực tế được chừng 30p thôi.
Mổi loại bình có một đường đặc tính riêng, thông thường nếu 25A trong 2 h thì bình phải 100Ah trở lên. Khi phóng dòng lớn thì thời lượng sẻ giảm theo lũy thừa chứ không phải đường thẳng.

Mình thấy hình như bạn pquang đi phát biểu rất nhiều room, nhưng kiến thức như sơ sơ , chung chung thế này thì phải đi thực tế hay kính bác thiết mà làm sư phụ mới nên người được.
 
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Chế tạo ôtô chạy điện

Trích đoạn: Der Fahrer

7,5 KW cho chiếc xe tổng trọng lượng chừng 500 Kg là không lết nổi quá vận tốc 20 Km/h đâu bác ạ ![:-]
Chiếc tay ga Majesty đã có công suất bằng hay hơn 7,5 Kw rồi đó .
Xác xe Niva lối 650kg
18 Accu 12V/100AH = 18 *22Kg = 396KG
1 dộng cơ 7.5KW = 28kg ( tạm tính)
1 Biến Tần Toshiba = 20KG ( tạm tính)
1 Xạc cách li = 10kg
1 tài xế 60kg ( tạm tính)
Total = 1164KG

1 cái ĐC có công suất bằng 1 cái ĐC xe máy ( 125CC) để kéo 1 trọng luợng bằng 1 cái xe oto ( altis)
em e rằng Moment khởi động hổng kéo nổi
mà nếu có kéo nổi , em e rằng dòng khởi động chắc cũng lên tới 120A

ái chà chà, em lo cho 18 cái accu kia quá!!

ấy là chưa kể tới lực cản lăn và lực cản khí động học lớn hơn nhiều lần 1 chiếc Atilas
ack ack!!!