Bác tham khảo hình trên: nguyên lý động cơ một chiều, hai chổi than chỉ có chức năng là cấp điện cho khung dây trong rotor của động cơ điện, vị trí của chổi than là cố định, rotor là tập hợp của nhiều khung dây, mỗi khung dây sẽ có 2 phiến đồng để tiếp xúc với 2 chổi than để nhận điện, các phiến đồng này hình thành cổ góp=nơi 2 chổi than tiếp xúc vào.
Hai chổi than này chỉ cần dùng đúng loại, lò so duy trì lực ép của chổi than lên bề mặt các phiến đồng trên cổ góp (điện trở tiếp xúc của chổi than lên cổ góp phụ thuộc vào tính dẫn điện của chổi than và lực ép của bề mặt chổi than lên cổ góp), cổ góp cần giữ sạch, không cho các phiến bị nối tắt nhau vì mụi than bám bẩn.
công suất của động cơ điện tuỳ thuộc vào dòng điện chạy qua vòng dây của rotor và cường độ từ trường của nam châm = stator. từ lực có thể tạo bằng nam châm vĩnh cửu (từ trường không thay đổi đc) hoặc dùng cuộn dây cho điện chạy qua để tạo từ trường.
điều chỉnh công suất đ/c điện một chiều thì tác động vào hai yếu tố trên, chổi than chỉ có làm đc việc cấp điện vào các khung dây của rotor đang quay tít mù thôi.
Bác đi xem các xe khác chạy thử, tình hình ntn ? cho anh em biết với.
tamtany nói:
AiaTowner007 nói:
Chú ý: đối với động cơ điện 1 chiều, chổi than. Vị trí của chổi than là cực kỳ quan trọng. Vị trí chổi than lệch có thể gây ra tổn hao công suất 1 cách đáng kinh ngạc !
Nếu động cơ chỉ cần chạy 1 chiều (không cần đảo chiều quay) có thể hiệu chỉnh vị trí chổi than để đạt được hiệu suất cao nhất (chỉ có 1 chiều mạnh, chiều quay ngược lại yếu xìu).
Em lại nghĩ cái này lại phụ thuộc vô rpm nữa, tương ứng với mỗi tốc độ thì lại có một vị trí chổi than OK nhất, tựa như góc đánh lữa vậy, nên chỉnh cho phù hợp cho một dãi rộng rpm chắc cũng khó!
<a href="http://www.mediafire.com/i/?cu03s8d3y1royjk" target="_blank"><img src="http://www.mediafire.com/imgbnc.php/023354b0fee2678a6bb2e4bd0a5a1ab1797061be12cc9fb70782edac8a0797ce2g.jpg" border="0" alt="Unlimited Free Image and File Hosting at MediaFire"></a>