Em chỉ hỏi bác ls.chau 1 câu, nếu đã như vậy sao họ không hợp thức hóa trong luật. Luật giao thông sửa đổi rất nhiều lần nhưng nó vẫn chẳng khá hơn chút nào. Phép vua thua lệ làng là vậy ư?
tôi không hiểu sao anh LS.Chau không nghĩ rằng sau vụ này phái GTCC sẽ có biện pháp để qui định rõ ràng hơn về việc phân làn trong đường đô thị? Sao anh phải suy nghĩ sâu xa đến như vậy?
tin_truc22 nói:Em chỉ hỏi bác ls.chau 1 câu, nếu đã như vậy sao họ không hợp thức hóa trong luật. Luật giao thông sửa đổi rất nhiều lần nhưng nó vẫn chẳng khá hơn chút nào. Phép vua thua lệ làng là vậy ư?
vấn đề này bác hỏi em thì em hỏi ai bây giờ. Chưa kể là luật và thực tế cũng có độ vênh nhất định. Bây giờ mình cứ kiện, biết đâu qua sự việc này những người làm luật sẽ có sự thay đổi cho phù hợp. Nếu bác Khoa kiện em vẫn ủng hộ mà
ls.chau nói:Air Bag nói:PS: em chỉ có ý tranh luận để hiểu thêm về Luật chứ không có ý gì khác, mong bác ls.chau đừng để bụng.
Em cảm ơn bác túi khí đã thông hiểu điều em muốn chia sẻ. Em đâu phải lên đây đển tỏ vẻ ta đây gì đâu, chẳng qua gặp trường hợp đúng với sở học của mình nên mới đóng góp quan điểm của em thôi.
Em đi nhiều nên đã học được cách giữ cho mình cái đầu lạnh vif vậy Em chẳng để bụng bất cứ điều gì liên quan trên diễn đàn này. Em quan niệm diễn đàn cũng như là 1 xh thu nhỏ nên có người này người khác, mà 9 người 10 ý là chuyện bình thường.
Đôi với việc khiếu kiện 1 quyết định hành chính thì các bác phải làm trong nghề mới hiểu hết được những ngóc ngách bên trong của nó mà những vấn đề này em không thể nào nói được trên diễn đàn.
Em vẫn khẳng định là bác Khoa đi không sai luật nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng việc xe máy đi chung làn với ô tô là không an toàn. Như vậy nếu như bác Khoa đi khiếu nại hoăc khiếu kiện trong im lặng thì có thể thắng kiện. Nhưng nếu như vụ kiện của bác Khoa gây nên tiéng vang trong cộng đồng mạng thì kết quả xét xử có thể sẽ theo chiều hướng khác.
Em giả sử toà ra bản án tuyên huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bác Khoa thì khi đó tình hình lưu thông trên đường sẽ như thế nào? những người đi xe máy sẽ tập trung chạy chung vào làn ô tô vì rõ ràng làn bên phải chỉ dành cho xe thô sơ.
Chính vì vậy mà để giũ sự ổn định xã hội, người ta sẽ có cách lập luận khác để chứng minh bác Khoa sai. Theo em thì trường hơp của các bác bên OF cũng giống như vậy.
Em nghĩ là không có căn cứ nói rằng làn bên phải chỉ dành cho xe thô sơ.
Em trích lại cái điều 13:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Nếu đã sai thì cách giải quyết vấn đề như bác đề cập rất dễ, hoặc là cắm bảng hoặc sửa luật thôi.. mà sửa luật cho nó phù hợp thì sẽ hợp lòng dân hơn.
Không vì biện hộ cho một cái sai mà đưa ra một lý luận không đúng như vụ bác Đông bên OF.
Em đồng ý với quan điểm này.NGUYEN T nói:Em thấy phân tích như bác ls chau trong trường hợp này có phần cảm tính. Các hành vi tham gia GT phải được chế tài bởi Luật GTĐB chứ không thể được chế tài bằng quan điểm hay thói quen suy nghĩ của ông quan tòa hay ông CSGT được. Chẳng lẽ nếu một anh CSGT nào đó thấy người tham gia giao thông đúng luật GTĐB, nhưng theo anh ấy là nguy hiểm thì anh ấy có quyền phạt hay sao?
Vấn đề ở đây, là người tham gia GT phải chấp hành đúng luật GTĐB, nếu anh vi phạm bất kỳ điều khoản nào, đều có các nghị định xử phạt chế tài anh. Còn việc tham gia GT thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho những người cùng tham gia GT, ngoài việc chấp hành luật, người tham gia GT còn cần phải tự cân nhắc, điều tiết hành vi của mình trong từng trường hợp cụ thể để thỏa mãn những yêu cầu về an toàn của mình và cho xã hội. Đây mới là vấn đề cần phân tích theo cảm tính. Còn việc chấp hành luật đúng hay sai thì đã có những điều khoản cụ thể của luật để đối chiếu, không thể suy luận được.
Theo em, chiến hay không, nên xuất phát từ tinh thần thượng tôn pháp luật. Theo phương châm: Tôi làm đúng thì tôi phải đấu tranh bảo vệ cái đúng. Không nhất thiết phải nghĩ rằng, nếu chiến thì sẽ thua giống ông Đông ngoài HN. Việc ông Đông chiến, tuy thua, nhưng cả xã hội và ngay cả các ông kẹ CA và Tư pháp đều hiểu, nếu họ không có quyền lực trong tay và không bao che cho nhau, thì chân lý không bao giờ đứng về phía họ.
Quan điểm của em đơn giản thế này: Nếu đây là trường hợp của em, em sẽ làm cho ra nhẽ!
Luật chỉ có đúng và sai, nếu qua vụ việc này kết quả bác chủ sai thì ta nên có hướng điều chỉnh hành vi của mình cho thích hợp. Hơi ngạc nhiên khi có những quan điểm ba phải, cầu hoà để đón nhận kết quả theo cả hai hướng thắng thua đều hợp lý được tư vấn bởi những người...??
Em thì nghĩ khác.tin_truc22 nói:Cả hội otofun vác đơn kiện cái vụ cấm đậu đấy, cuối cùng thúc thủ đi vềtieulinhtinh nói:Hoài Niệm nói:Em mới tìm hiểu luật GTĐB gần đây nhưng nhận xét của em là khả năng thắng của bác chủ rất là cao, vì theo luật GTĐB hiện hành chẳng có mục nào quy định ô tô đi làn bên phải, mô tô đi làn bên trái nếu không có biển báo phân làn cả.
Bác chủ xem link sau để lấy niềm tin nà ^^
http://nld.com.vn/phap-luat/sinh-vien-luat-thang-kien-chanh-thanh-tra-so-gtvt-20100930093627169.htm
theo luật thì khả năng thắng là 99.99%.
0.01% còn lại là phụ thuộc cái ông cầm cân nảy mực ở tòa.
nhưng dù thế nào thì bác chủ cũng thắng... Ko biết hội os làm ăn được cơm cháo gì không.
Nếu bác chủ thắng: thì như phần lớn các bác đã suy đoán
Nếu bác chủ thua vì ... xã hội nó thế: bác chủ vẫn thắng...
Như vụ bác Đông bên OF thì dù thua cả ở 2 cấp nhưng em nghĩ bác ấy vẫn thắng.
Quá nhiều bất cập và tranh cãi. E đã quyết định dù có tác dụng hay không, có thay đổi được gì không thì phải làm mới biết được. Thử 1 lần dù thua còn hơn cứ suy đoán và mãi mãi vẫn không biết được kết quả
anhkhoa1991 nói:Quá nhiều bất cập và tranh cãi. E đã quyết định dù có tác dụng hay không, có thay đổi được gì không thì phải làm mới biết được. Thử 1 lần dù thua còn hơn cứ suy đoán và mãi mãi vẫn không biết được kết quả
Được, vote chú
Last edited by a moderator:
Lập luận ở phần bôi đen của bác hết sức cảm tính và mơ hồ. Nói thẳng ra, đó không phải là lập luận, mà là ngụy biện. Em chứng minh luôn cho bác là nó ngụy biện nhé. Để chứng minh điều này, mời bác hãy tham gia giao thông vào rất nhiều con đường trong thành phố hiện nay, chẳng hạn như Cộng Hòa, Nguyễn Văn Trỗi, Nam Kỳ Khởi nghĩa, Trương Định Trần Hưng Đạo v.v...... Bác sẽ thấy, trên những con đường đó, cơ quan quản lý giao thông đường bộ người ta đã cho phép (bằng hệ thống biển báo hẳn hoi) các loại xe 2B và 4B đi chung làn với nhau. Vì vậy, lập luận như bác nêu ra là ngụy biện.ls.chau nói:Air Bag nói:PS: em chỉ có ý tranh luận để hiểu thêm về Luật chứ không có ý gì khác, mong bác ls.chau đừng để bụng.
Đôi với việc khiếu kiện 1 quyết định hành chính thì các bác phải làm trong nghề mới hiểu hết được những ngóc ngách bên trong của nó mà những vấn đề này em không thể nào nói được trên diễn đàn.
Em vẫn khẳng định là bác Khoa đi không sai luật nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng việc xe máy đi chung làn với ô tô là không an toàn. Như vậy nếu như bác Khoa đi khiếu nại hoăc khiếu kiện trong im lặng thì có thể thắng kiện. Nhưng nếu như vụ kiện của bác Khoa gây nên tiéng vang trong cộng đồng mạng thì kết quả xét xử có thể sẽ theo chiều hướng khác.
Em giả sử toà ra bản án tuyên huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bác Khoa thì khi đó tình hình lưu thông trên đường sẽ như thế nào? những người đi xe máy sẽ tập trung chạy chung vào làn ô tô vì rõ ràng làn bên phải chỉ dành cho xe thô sơ.
Chính vì vậy mà để giũ sự ổn định xã hội, người ta sẽ có cách lập luận khác để chứng minh bác Khoa sai. Theo em thì trường hơp của các bác bên OF cũng giống như vậy.
Câu hỏi đặt ra:
1- Tại những nơi cho phép 2B và 4B lưu thông trên cùng 1 làn đường thì có nguy hiểm và ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội hay không?
2- Khi không có biển báo thì phương tiện GT 2B hoặc 4B phải lưu thông theo quy định nào?
Bác là Luật sư, tất nhiên bác hiểu hết ngõ ngách của lĩnh vực pháp đình, bác cũng thừa hiểu người ta xử theo ý chí của họ chứ không theo luật. Nhưng chân lý không nằm ở đó, mà chân lý luôn nằm trong nhận thức của chúng ta. Dù rằng không phải bao giờ chân lý cũng chiến thắng, điển hình là vụ ông Đông!
Nếu chỉ một ý nhỏ từ một chuyên gia, khuyên rằng kiện sẽ không ăn thua gì, sẽ làm nhụt chí của 1 chàng trai, mà hoài bão của họ lớn hơn của những người lớn tuổi như em chẳng hạn.
Theo em, kiện ở đây không phải là để giành phần thắng và đòi lại 600k đóng phạt. Mà kiện ở đây là để tự khẳng định rằng, tôi đã làm đúng và tôi bảo vệ cái đúng đó. Có thể tôi sẽ không thắng kiện, nhưng như nhiều bác đã có ý kiến, điều đó cũng góp phần thức tỉnh những người đang thi hành công vụ 1 cách cảm tính và máy móc, cũng như thức tỉnh được, ít nhất là cộng đồng OS, biết điều gì đúng, điều gì sai.
Em không phải là nhà chuyên môn về tư pháp, nhưng nếu bác chủ có cần đến, em xin góp sức để giúp bác, nếu bác quyết định khởi kiện hành chính cái QĐ xử phạt bác vụ này. Thiết nghĩ, nhiều cái đầu cùng làm việc với nhau sẽ cho ra nhiều điều hay và lý thú hơn.
anhkhoa1991 nói:Quá nhiều bất cập và tranh cãi. E đã quyết định dù có tác dụng hay không, có thay đổi được gì không thì phải làm mới biết được. Thử 1 lần dù thua còn hơn cứ suy đoán và mãi mãi vẫn không biết được kết quả
Chính xác như bác nói, nếu không có quyết định của tòa án thì hiện tại rất là nhiều người ở OS trong đó có em vẫn đang là suy đoán tuy rằng lập trường của em là bác thắng.
Về mặt pháp lý đã có LS Châu giúp bác rồi, về mặt tài chính nếu bác có khó khăn trong lúc kiện cáo thì em sẽ phụ với bác.