Hạng C
1/12/11
864
876
93
Có ai gậy tai nạn mà nồng độ cồn chưa vượn ngưỡng quy định cũ không? Một cái thông kê hơi khập khiển..
Tai nạn giảm cho do mấy anh tuần tra nhiều, họ không dám uống 1 tý khi lái xe.. Nhưng trong số tai nạn do cồn, CSGT đó thống kê mức cồn của từng vụ không? Tôi đoán là cao tới nóc.
 
12/6/17
62
97
18
37
Biết là cấm tuyệt đối thì có hiệu quả rồi. Nhưng cứ thử nghiệm cấm có giới hạn cho phép và phạt gấp 10 lần ai vi phạm xem hiệu quả sao. Thử nghiệm 1 năm thôi, hiệu quả không cao hơn thì mới lạ.
 
  • Like
Reactions: tolovitxp
Hạng D
1/7/16
1.018
4.889
113
Trích một số báo chí:

""sau khoảng 2 giờ ghi nhận, tổ công tác đã kiểm tra khoảng 120 trường hợp, phát hiện 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn""


""các tổ đã trực tiếp kiểm soát 80.560 phương tiện (45.197 xe ô tô, 35.363 xe mô tô và xe máy điện), phát hiện và bàn giao cho Công an các đơn vị địa phương lập biên bản xử lý 2.890 trường hợp vi phạm TTATGT.""


Case 1: 110 người họ thổi ra Zero bình thường đó mấy cha (91,6%)
Case 2: 77,670 người họ cũng thổi ra Zero bình thường đó mấy cha (96,4%)

Còn bảo uống xã giao, 1 ly rượu (ly nhỏ) hay 1 lon bia? Uống vậy thì uống làm mịa gì cho nó ngứa miệng mấy cha, chơi tới bến rồi kêu Grab về :D :p
 
  • Like
Reactions: haichaucse
Hạng B2
30/4/15
420
498
63
Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm nay xảy ra 222 vụ tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia, làm chết 99 người, bị thương 168 người. So với cùng kỳ 2022 đã giảm gần 26%, người chết giảm 50%, bị thương giảm gần 23%.
Ko rõ các ảnh có phân loại cụ thể năm ngoái bao nhiêu ca do bia rượu ko hay lấy nguyên số chung rồi đem so năm nay chẳng thấp hơn.
 
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng D
22/1/19
4.073
6.739
113
Trích một số báo chí:

""sau khoảng 2 giờ ghi nhận, tổ công tác đã kiểm tra khoảng 120 trường hợp, phát hiện 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn""


""các tổ đã trực tiếp kiểm soát 80.560 phương tiện (45.197 xe ô tô, 35.363 xe mô tô và xe máy điện), phát hiện và bàn giao cho Công an các đơn vị địa phương lập biên bản xử lý 2.890 trường hợp vi phạm TTATGT.""


Case 1: 110 người họ thổi ra Zero bình thường đó mấy cha (91,6%)
Case 2: 77,670 người họ cũng thổi ra Zero bình thường đó mấy cha (96,4%)

Còn bảo uống xã giao, 1 ly rượu (ly nhỏ) hay 1 lon bia? Uống vậy thì uống làm mịa gì cho nó ngứa miệng mấy cha, chơi tới bến rồi kêu Grab về :D :p
Vấn đề ở đây không phải là 1 lon hay nửa lon bia. Mà là có những thứ không phải bia rượu nhưng vẫn tạo ra nồng độ cồn > 0. Và không phải cứ nồng độ >0 thì người ta sẽ thiếu tỉnh táo, thiếu kiểm soát hành vi, gây tai nạn. Nên việc kiểm soát nồng độ cồn >0 là vô lý, cứng nhắc. Đó là lý do người ta yêu cầu phải có ngưỡng cho phép.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
6/3/08
3.923
7.950
113
Sàigòn
Dr. Tuấn:

Có vài bạn hỏi uống bao nhiêu bia thì sẽ lên ngưỡng 0.05? Chà, câu này khó trả lời vì nó tuỳ thuộc vào (a) nồng độ alcohol trong bia rượu, (b) lượng uống, (c) thời gian sau khi uống, và (d) các yếu tố sinh học liên quan đến mỗi cá nhân. Nhưng tính chung thì như sau: nếu uống 2 SD trong vòng 1 giờ thì nồng độ alcohol có thể lên đến 0.05.

Vậy SD là gì? SD là viết tắt của 'Standard Drink' hay Chuẩn Alcohol. Để hình dung, các bạn có thể tính xấp xỉ như sau:

• Một lon bia Sài Gòn 375 ml (4.9% alcohol) tương đương với 1.4 SD. Do đó, chỉ cần 2 lon bia loại này là 2.8 SD, tức qua ngưỡng 0.05.

• Rượu vang loại fullbody (13.5% alcohol): 100 ml tương đương với 1 SD. Như vậy, 200 ml rượu vang là tăng lên 0.05 alcohol trong máu sau 1 giờ.

• Rượu 'mạnh' như cognac (40% alcohol): chỉ cần 30 ml thôi là bằng 1 SD. Do đó, chỉ cần 60 ml là bạn đã lên 0.05.

Dĩ nhiên, đó chỉ là ước lượng thôi. Bởi vì mức độ hấp thu alcohol còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, giới tính, và gen CYP2E1 nữa.”