Bác sĩ
20/4/04
3.488
326
83
Sai gon,Vietnam
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Các bác tranh luận rôm rả nhiệt tình quá, tuy nhiên có rất nhiều ý kiến xem ra trái ngược nhau và có nhiều bác đã cho ý kiến không đúng!
Em xin không bàn về vấn đề thao tác khi gặp trường hợp này, chỉ xin đính chính 1 số quan điểm về kỹ thuật mà các bác còn đang tranh luận :
1. Hệ thống trợ lực lái và phanh KHÔNG LIÊN QUAN GÌ TỚI VIỆC BÁNH XE CÓ LĂN HAY KHÔNG mà phụ thuộc vào ĐỘNG CƠ CÓ QUAY HAY KHÔNG ( lưu ý là QUAY chứ không cần phải NỔ nhé !)
2. Quan niệm "mất trợ lực lái cùng lắm như là không có trợ lực" là hoàn toàn sai lầm, khi trợ lực lái mất đi thì lái cực nặng chứ không đơn giản như vậy ! Lý do thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất là khi bẻ lái ta phải bơm dầu luân chuyển trong hệ thống nên tay lái lúc đó khôngkhác gì CÙM...![&:]
3. Tuyệt đại đa số xe các bác đang sử dụng là có trợ lực phanh chân không, nhưng hoạt động của nó khác hẳn với những gì bác LXC noí, Servo xem như là 1 bình giữ chân không thường trực, khi ta đạp phanh thì Van thông mới mở 1 khoang ra khí trời, tạo chênh áp giữa 2 buồng gây nên lực ép Phanh phụ trợ. CHính vì lý do này mà xe còn có thể phanh được vài lần có trợ lực sau khi tắt máy rồi mới mất trợ lực hẳn..!
 
Hạng D
4/10/05
4.881
42
48
54
Gò Té
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

1. Hệ thống trợ lực lái và phanh KHÔNG LIÊN QUAN GÌ TỚI VIỆC BÁNH XE CÓ LĂN HAY KHÔNG mà phụ thuộc vào ĐỘNG CƠ CÓ QUAY HAY KHÔNG ( lưu ý là QUAY chứ không cần phải NỔ nhé !)
Em không rành về kỹ thuật mong BS giải thích thêm về điều này. Vậy trong trường hợp đổ đèo xe không nổ nhưng vẫn chạy thì động cơ có quay hay không? 4 bánh thì quay chắc rồi BS khỏi giải thích nha :D:D:D.
 
Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
56
Sài gòn
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Bác sĩ cho em hỏi thêm là nếu xe không có trợ lực lái (như Su Wagon) chẳng hạn, thì xuống đèo tắt máy sẽ như thế nào?
 
Hạng C
14/2/05
735
2
18
58
Hà Nội
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Trích đoạn: Automatic

1. Hệ thống trợ lực lái và phanh KHÔNG LIÊN QUAN GÌ TỚI VIỆC BÁNH XE CÓ LĂN HAY KHÔNG mà phụ thuộc vào ĐỘNG CƠ CÓ QUAY HAY KHÔNG ( lưu ý là QUAY chứ không cần phải NỔ nhé !)
2. Quan niệm "mất trợ lực lái cùng lắm như là không có trợ lực" là hoàn toàn sai lầm, khi trợ lực lái mất đi thì lái cực nặng chứ không đơn giản như vậy ! Lý do thì có nhiều, nhưng cơ bản nhất là khi bẻ lái ta phải bơm dầu luân chuyển trong hệ thống nên tay lái lúc đó khôngkhác gì CÙM...![&:]
3. Tuyệt đại đa số xe các bác đang sử dụng là có trợ lực phanh chân không, nhưng hoạt động của nó khác hẳn với những gì bác LXC noí, Servo xem như là 1 bình giữ chân không thường trực, khi ta đạp phanh thì Van thông mới mở 1 khoang ra khí trời, tạo chênh áp giữa 2 buồng gây nên lực ép Phanh phụ trợ. CHính vì lý do này mà xe còn có thể phanh được vài lần có trợ lực sau khi tắt máy rồi mới mất trợ lực hẳn..!

Từ ý (1) thì câu cuối của BS phải sửa lại là "xe còn có thể phanh được vài lần có trợ lực sau khi động cơ ngừng quay" ?

Như khi đang đổ dốc mà bị tắt máy, nếu để nguyên số thì vẫn có trợ lực phanh, còn nếu về mo (vì thử dồn số không được) thì :(. Có đúng không Bác sĩ?
 
Hạng B2
14/3/05
109
1
0
TP HCM
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Trích đoạn: songnguyen

1. Hệ thống trợ lực lái và phanh KHÔNG LIÊN QUAN GÌ TỚI VIỆC BÁNH XE CÓ LĂN HAY KHÔNG mà phụ thuộc vào ĐỘNG CƠ CÓ QUAY HAY KHÔNG ( lưu ý là QUAY chứ không cần phải NỔ nhé !)
Em không rành về kỹ thuật mong BS giải thích thêm về điều này. Vậy trong trường hợp đổ đèo xe không nổ nhưng vẫn chạy thì động cơ có quay hay không? 4 bánh thì quay chắc rồi BS khỏi giải thích nha :D:D:D.

Đối với xe MT,anh em đã bàn là ko được về số 0 đấy bác ,để động cơ mặc dù ko nổ nhưng trục khuỷu động cơ vẫn còn quay theo quán tính của xe (do còn số ) . Như vậy trợ lực lái ko mất và động cơ giúp ghì xe lại khi xe đang đổ dốc.

----------------------------------------------------------------
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
326
83
Sai gon,Vietnam
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Em xin post tiếp, lúc chiều dùng máy của WM không quen nên post thêm dài lắm mà mất hết, đao wá ![&:]
4. Nói thêm về trợ lực phanh:vì còn phanh được vài lần sau khi tắt máy (hay sau khi máy ngừng quay!) như đã nói nên khá nhiều người ngộ nhận là Trợ lực phanh không phụ thuộc vào việc Động cơ quay hay không:( đó là điều hết sức nguy hiểm! Trong các xe phổ thông, Servo Phanh kiêm luôn nhiệm vụ của 1 bình chứa chân không ( áp thấp!) nên không phải lúc nào cũng có luồng khí đi vào động cơ như bác LXC nói đâu! Trên đường ống áp thấp ( ống đen đen mà bác LXC nói!) có 1 van 1 chiều để ổn định áp thấp trong Servo tránh tình trạng Pedal bị giật theo áp thấp biến thiên của động cơ và duy trì áp thấp trong khoang Servo khi máy ngừng quay! Đó là lý do giải thích tại sao Phanh đạp nặng dần khi tắt máy và máy tăng tua cao (do thêm không khí nhiều vào động cơ!) khi ta nhấn phanh liên tục lúc máy nổ cầm chừng!;)
5. Khaí niệm "trợ lực bằng điện" với bất cứ phanh hay tay lái là khái niệm quá xa lạ và mơ hồ với xe Ô tô :D, kể cả với những xe có ECS hay BAS thì Điện luôn đóng vai trò điều khiển hơn là tác động trực tiếp, nên đừng bao giờ hy vọng là Phanh hay Lái của xe bạn sẽ hoạt động bình thường khi bạn chỉ mới bật công tắc điện! Hãy làm sao cho cốt máy của xe bạn quay, khi đó bạn có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Phanh và Lái !:)
6. Như bác LXC nói,, kích thước Servo phanh khoảng 20-30 cm, tức là khoảng hơn 300cm vuông, nhân với độ chênh lệch áp suất tạm cho là 0,3atm thì cũng same same 100kg lực, em không nghĩ là có bác nào trong 4rum này đủ sức đạp gấp Pedal phanh với lực như vậy![&:] Kết luận : việc mất trợ lực phanh là 1 hiểm hoạ thực sự chứ không phải là "mất trợ lực thì nặng hơn tí chứ hệ thống phanh vẫn tốt mà" như 1 số người hời hợt suy luận !
7. Dù bộ truyền động AT không nối "cứng" như MT nhưng khi động cơ đang phát công suất kéo xe chạy nếu không may bị chết máy vì 1 lý do nào đó thì Xe vẫn duy trì sự kết nối nhất định với động cơ và kéo nó quay! Điều này dễ dàng kiểm chứng khi đi xe AT đổ dốc và để số thấp (1, L, 2...), máy vẫn hơi gầm lên và thực sự tạo được trở lực làm xe đổ dốc chậm lại!
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
326
83
Sai gon,Vietnam
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

8. Tất cả các Sedan hay Van cầu sau mà em biết ( Mer, BMW, To, Nis....) đều có cơ cấu phanh tay giống như của xe Cầu trước thôi, tức là cũng phanh ở 2 bánh sau chứ đâu có phanh ở Cardan đâu các bác ! Mà nếu có phanh ở Cardan thì cũng quá OK rùi vì cơ chế Vi sai đâu cho phép 2 bánh xe quay cùng chiều khi Cardan bị khoá !:)
9. Nếu động cơ "chết nhưng vẫn quay" vì 1 lý do nào đó như mất đánh lửa, hết xăng hay bơm tiếp vận hỏng.... thì vẫn có quyền hy vọng là Trợ lực phanh hoạt động, nhưng nếu nó bị "pan hơi" tức là động cơ mất khả năng hút nén để cháy nổ thì khá phiền phức đó![&:] CÓ thể liệt kê các trường hợp hay gặp:
* Nóng quá làm thổi Joint Culass
* Động cơ quá cũ bị hỏng bộ Súp Páp hay Segment, cũng có thể do 1 tai nạn nào đó mà lủng đầu Piston ( lọt nước chẳng hạn...)
* Nhẹ nhàng nhưng nguy hiểm khó lường nhất là Hở Cổ góp hút, đây là bệnh hay gặp ở các xe đời cao dùng cổ góp bằng Fibre hay nhựa tổng hợp, bệnh này không những có thể làm mất tác dụng Phanh mà còn dẫn tới những hệ lụy khác cực kỳ khó chẩn đoán như máy hay chết ngang, hao xăng khó hiểu, động cơ không ổn định....!
Gặp các trường hợp trên thì động cơ không tạo đươc chân không ( sức hút!) nên việc không có trợ lực phanh là dĩ nhiên![:'(]
 
Hạng B2
24/3/06
198
5
0
TPHCM
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Hoan hô
smiley32.gif
, Bác sĩ ra tay rồi
clapping_hand.gif


Em đã hiểu thêm được nhiều lắm. Hôm xuống dốc KCN Biên Hòa 2 em cũng đã thử, để số 3, tất chìa khóa ==> Kết quả: xe có ghì lại nhưng vẫn lao nhanh lắm (có lẽ đổ đèo thì nên để số 2 thôi); trợ lực lái vẫn còn (vì em thấy tay lái vẫn nhẹ lắm); trợ lực phanh vẫn bình thường (em nhấp nhả liên tục mà vẫn được) nhưng khi thử đạp côn thì:
1.) Dồn về số 2 hơn khó (vì trớn xe còn hơi nhanh)
2.) Tay lái hơi nặng hơn 1 tí và mất trợ lực phanh (nhấp vài cái là cứng ngắc như khi dừng mà tắt máy vậy). Chắc vì lúc này 4 bánh vẫn lăn nhưng máy KHÔNG QUAY nữa rồi.

Như vậy, nếu bị chết máy khi đổ đèo, thì phải giữ cho động cơ vẫn quay (để số, không về mo hay đạp côn) để vẫn còn trợ lực phanh, lái. Còn nếu bị mấy trường hợp "pan hơi" như Bác sĩ nói thì pótay.com lun, Thánh Thần nhòm ngó rùi [&:]

Riêng cái vụ servo trợ lực phanh chân không, cả 2 nguyên tắc hoạt động theo bác LXC hay Bác sĩ nói em đều "tối dạ như đêm 30", không hiểu không khí sẽ đi từ đâu đến đâu khi bình thường/đạp phanh (khi ấy lực tác động lên tổng phanh như thế nào, đường đi của dầu phanh ra sao...); cái van 1 chiều trên ống áp thấp là chiều nào... Cái này sâu về kỹ thuật quá em nghĩ mình không "đủ sức" hiểu cho thấu đáo nhưng mà cứ "tức tức" hoài[>:]
Theo như Bác sĩ nói thì bình servo có 2 buồng ==> chắc là giữa chúng cũng có 1 cái van 1 chiều nữa?; khi "đạp phanh" là mở van thông ra khí trời ở 1 buồng ==> cái "lực" để mở cái van này bằng gì?... Nói chung là em mù tịt về nguyên lý hoạt động nên "càng nghĩ càng rối"[>:]

Em chỉ théc méc 1 điều là tại sao người ta không có phương án dự phòng cho hệ thống phanh cho an toàn hơn nhỉ - Như hệ thống lái ấy, khi mất trợ lực, dù nặng như "cùm" nhưng dù sao vẫn còn cố dùng "cơ" để lái được. Chứ như hệ thống phanh, cứ mất trợ lực 1 phát là pedan "cứng ngắc". Nếu do thao tác chủ quan làm động cơ ngừng quay như về mo, đạp côn đã đành. Đằng này lại còn bao nhiêu trường hợp "pan hơi" do khách quan như trên nữa chứ (còn chưa kể những hỏng hóc như rò, hở... có thể xảy ra trên chính cái bình servo, van, ống áp thấp nữa). Nguy hiểm wá![&:]:(

Em mong Bác sĩ và các bác tiếp tục bàn thêm về đề tài này (để em có cơ hội "mở mắt" & "yên tâm" tí nữa í mà:))
 
Last edited by a moderator:
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?

Trích đoạn: Accord91
Theo như Bác sĩ nói thì bình servo có 2 buồng ==> chắc là giữa chúng cũng có 1 cái van 1 chiều nữa?; khi "đạp phanh" là mở van thông ra khí trời ở 1 buồng ==> cái "lực" để mở cái van này bằng gì?... Nói chung là em mù tịt về nguyên lý hoạt động nên "càng nghĩ càng rối"[>:]

Em chỉ théc méc 1 điều là tại sao người ta không có phương án dự phòng cho hệ thống phanh cho an toàn hơn nhỉ - Như hệ thống lái ấy, khi mất trợ lực, dù nặng như "cùm" nhưng dù sao vẫn còn cố dùng "cơ" để lái được. Chứ như hệ thống phanh, cứ mất trợ lực 1 phát là pedan "cứng ngắc". Nếu do thao tác chủ quan làm động cơ ngừng quay như về mo, đạp côn đã đành. Đằng này lại còn bao nhiêu trường hợp "pan hơi" do khách quan như trên nữa chứ (còn chưa kể những hỏng hóc như rò, hở... có thể xảy ra trên chính cái bình servo, van, ống áp thấp nữa). Nguy hiểm wá![&:]:(

Em mong Bác sĩ và các bác tiếp tục bàn thêm về đề tài này (để em có cơ hội "mở mắt" & "yên tâm" tí nữa í mà:))
Ắc cọc có vẻ khá ra nhiều từ khi tham gia 4R , Những câu hỏi đại lọai như vầy chứng minh điều đó, và đó cính là lợi ích thiết thực của 4R , đặc biệt 4R chuyên nghành như 4R này
vậy nên hy vọng ngày càng có nhiều bài viết về kỹ thuật để AE cùng nhau học hỏi , trao đổi

quay trở lại câu hỏi của Ắc Cọc, Đúng là cần phải có cái Lực để mở cái van này cho bầu phía trước của servo thông với khí trời , đó chính là cái lực từ bàn đạp Pedan thắng
chỗ này tui xin được nói kỹ thêm về cái van này
có bác sẽ hỏi , chỉ cần đạp chân lên pedan thắng là cái van sẽ mở ra thông bầu trước của servo với khí trời, do có sự chênh áp ( BS đã mô tả kỹ) nên Servo sẽ bị hút về phía trước tạo ra 1 lực phanh đủ lớn tác động lên tổng phanh. Đến đây có ý kiến cho rằng ,như vây dù cho ta đạp Pedan mạnh hay nhẹ , thì lực phanh cũng sinh ra là như nhau ( tạm coi là 100kg) như BS tạm tính , do vậy mà lực phanh do trợ lực sinh ra không phân biệt được đâu là thắng gấp, đâu là rà thắng

Xin thưa , thọat kỳ thủy khi người ta chế ra cái trợ lực phanh ( và cả trợ lực lái nữa) đều gặp phải đúng hiện tượng này,ngày nay , vấn đề này đã giải quyết 1 cách triệt để , mà chức năng cũng nằm trong chính cái Van ta đang nói ở trên . Có nghĩa là cái van còn biết điều tiết tương xứng với lực đạp phanh mạnh hay nhẹ mà mở ra thông với khí trờinhiều hay ít nữa. Trong chuyên môn , cái này các kỹ sư gọi là phản hồi dương thuận chiều

Sẵn đề cập tới Phản hồi và ở trên BS có đề cập tới Thắng Điện , cũng như giả nhời câu théc méc của cậu Ắc Cọc về cái dự phòng Luá tui xin được nói thêm
Quả thực là với Kỹ thuật và công nghệ tân tiến ngày nay , trong các hệ thống thắng ABS thì dầu thắng từ tổng thắng thay vì đi thẳng tới heo thắng ở bánh xe , sẽ đi qua 1 bộ chia có gắn 1 motơ điện . môtơ này họat động theo lệch từ ECU ( tại thời điểm hiện nay các bộ chia này đều được ghép kiểu nối tiếp_ Paralent) . Với hệ thắng ABS thì các má thắng thay vì bó cứng lấy đĩa thắng thì chúng sẽ nhấp nhấp liên tục với tần số cao , và cảm biến gắn gần đó sẽ báo về ECU về sự quay tương đối của đĩa thắng đảm bảo cho đĩa thắng không bao giờ bị bó cứng!(tín hiệu báo về từ cảm biến được kêu bằng phản hồi âm). Người ta đang mong muốn thiết lập thêm 1 đường dự phòng nữa để nếu có trục trặc gì từ tổng thắng ( vẫn nhận được tín hiệu đạp thắng trên Pedan, thì cái moto điện kia ngòai nhiệm vụ bộ chia sẽ kiêm thêm chức năng tạo ra lực thắng (nhưng vì đã lâu không update và không quởn nên Lúa tui Không có số liệu chính xác hãng xe nào đang đi đầu trong lãnh vực này, các bác quởn và giỏi tiếng Mỹ, hỏi thăm Anh Gúc Gồ về cập nhựt thêm cho bà con)

Nói chung chuyện kỹ thuật , từ con bulông , răng phải , răng trái , răng thô, răng nhuyễn cho tới ECU chip sét mới nhứt mà hãng Honda đang đưa vào sản xúât thử cho dòng xe thông minh của họ là cả ngàn chuyện bàn tới bàn lui. Âu cũng là 1 cách để trau dồi thêm Kính các bác!!!