RE: Đang đổ đèo bị chết máy thì làm sao?
Xin được chào các bác. Thành thật xin lỗi vì đã nóng tính.
Tui chưa chạy xe tải,cũng chưa chạy xe ABS. Nên biết gì nói nấy thui,các bác ợ.
Trong hệ thống thắng servo chân không của các loại xe 16 chỗ ngồi trở xuống + 4WD, ngoài cái van mà các bác cao thủ đã kể,còn một cái nữa,gọi là Proptioning Valve. Mục đích : phân bổ 60% lực thắng cho 2 bánh trước,còn lại 40% ra hai bánh sau = xe sẽ thắng "gục đầu" ! Hoặc, "con heo con " bánh trước ( xy-lanh thắng trước ) lớn hơn "con heo con " bánh sau. Trên các xe đời cũ, nguyên thủy không có servo. Khi chế thêm hệ thống servo vào, có nhiều thợ không gắn van này = bánh trước + sau thắng như nhau = xe không "gục đầu" = dễ quay đuôi xe, hoặc lết bánh cháy đường.
Các loại thắng không có servo - như bác Longcq nói - khi thắng cần một lực = 1 ( ví dụ vậy ) ; thì khi có servo, bác tài chỉ cần đạp một nửa lực này,hoặc ít hơn.
@ Các bác mói lái : không cần giộng nguyên bàn chân phải lên pédal thắng. Gót chân vẫn tì xuống sàn xe ; mũi chân xoay qua phải, mổ xuống = ga ; xoay qua trái = thắng. Khỏi cần nhấc chân lên mắc công. Bác nào thích để chân trần khi lái xe ( giống tui ), thì chỉ cần sử dụng ngón chân cái nhịp ga. Còn thắng ? Nếu thắng từ từ,cũng vẫn ngón cái. Nếu thắng gấp : cũng chỉ cần một nửa chiều dài bàn chân phải,gót vẫn còn đụng sàn. Chứ, đã có servo,mà cứ giộng nguyên bàn chân = cháy đường, hoặc quay 180, nhất là khi cả 4 bánh đều là thắng dĩa ( tại tui bị rồi,he he ! )
Cái servo tất nhiên là để trợ lực cho bác tài. Khi servo hoạt động tốt,thì lực của bác tài giảm. Ngược lại,khi servo hư, hoặc sút ống dẫn,v.v...nói chung là khi servo không hoạt động, thì chính nó sẽ lại là một lực lớn làm cản trở,gây khó khăn nguy hiểm vì không ngừng xe như ý muốn được. Nếu " mất " servo trên đường phẳng, cũng thắng được,nhưng pédal rất nặng, các bác đã biết rồi. Còn mất servo khi đổ đèo : phải nghiến răng giộng nguyên bàn chân lên thắng,ghế lái muốn văng ra sau luôn, mà xe vẫn trôi ào ào,dù đã gài số 2. Tắt máy vẫn trôi. Nên thắng tay phải luôn luôn tốt, phụ tới đâu hay tới đó. Xe AT khi đổ đèo cũng gài số 2 (hoặc gài chỗ chữ S ) cũng như xe MT.
Khi lên đèo nên gài số lớn hơn mức cần. Ví dụ : dù có thể đi số 3,nhưng cũng nên gài số 2. Như bác Xe Cẩu nói.Vì có nhiều đoạn lúc dốc thoải,lúc hơi dưng lên một chút.
@ bác fatboy : khi đang lên đèo,chết máy,làm y như bác nói. Nhưng coi chừng cái chêm bánh xe ( hoặc cục đá,cành cây,v.v...). Khi tài xế lái xe một mình : sau khi chạy được lên dốc rồi,thường các bác tài bỏ mặc kệ cục chêm lại trên đường,rất nguy hiểm cho xe sau. Nếu là 4 bánh, dù hư xe, nhưng người vẫn an toàn. Còn 2 bánh : vì tránh cục này mà mất lái, té ngã,bị xe hơi từ sau cán qua. Hoặc ban đêm + mưa giông gió bão, đèn xe ngược chiều lóa mắt làm xe 2 bánh trèo lên = ngã ! Hoặc có khi cục chêm nằm sát đường bên mép vực,xe 2 bánh vì tránh,có thể mất lái lao xuống vực luôn ! Nên phải cẩn thận khi chêm bánh xe.
@ bác quangdzung : cái tổng phanh, ở miền Nam gọi là " con heo cái ", he he ! Còn mấy cái xy-lanh ở 4 bánh,gọi là mấy " con heo con ".
@ bác cor95 : bác còn thiếu tui ly càé sữa đá vụ cái " vú mỡ " hộp lái đó nhe ! Ủa,mà thường thì sedan chỉ xài thước lái, làm gì có hộp lái,nhờ ? Phải hỏi Bác sĩ mí được.
Hiện nay,đa số các xe đều sử dụng " con heo cái " 2 tầng : trong con heo cái có 2 piston nằm nối đuôi nhau. Một cho 2 bánh trước, một cho hai bánh sau. Còn trong trỏng có mấy cúp-pen thì tui hổng biết. Lại vịn Bác sĩ thui. Khi vì lý do gì đó, mà mất thắng sau ( hoặc trước ) thì 2 bánh còn lại vẫn thắng tốt. Tất nhiên 2 em hổng sướng bằng 4 em,he he ! Khi bị như vậy, sẽ có đèn báo sáng trên táp-lô. Khi thấy đèn này sáng,cứ tà tà móc tiền ra làm lại thắng thui. Nhiều xe không có đèn báo này,nên bác tài cũng chẳng biết. Khi đã mất 2 thắng, nếu chạy 80km/h trở xuống,cũng khó biết,vì ngón chân chỉ hơi sâu hơn chút. Còn từ 80 trở lên,hoặc đổ đèo, là biết liền : đạp nguyên bàn chân lên pédal thắng, dùng lực mạnh hơn mới thắng được. Tốt nhất là cứ tới định kỳ,dù thắng còn tốt, vẫn chui vô ga-ra kiểm tra lại. Mà không chỉ có cái thắng : tất tần tật các món khác của xe phải được kiểm tra định kỳ hết. Nên xe phải có sổ " sức khỏe ". Còn khi đã chạy hơn 100 ngàn km, thì phải thay nhiều thứ lắm. Dù còn tốt cũng phải thay,vừa tốn tiền,vừa mấy mấy ngày hổng có xe. Bởi vậy,theo tui,tốt nhất là....đi bộ,he he !