Volkswagen có thể là một hãng xe chưa thành công như mong đợi tại VN. Tuy nhiên, mỗi khi VW ra mắt một mẫu xe mới nào đó, chiếc xe dường như ngay lập tức trở thành chủ đề nóng nhất của giới mộ điệu. Ví dụ gần đây nhất là chiếc T-Cross. Và nếu đây là lần đầu bạn được nghe về cái tên này, đừng bất ngờ với những gì được viết tiếp bên dưới.
T-Cross là một chiếc xe sẽ khiến bạn phải đặt ra rất nhiều câu hỏi về sự xuất hiện của nó. Đầu tiên, tại Việt Nam, việc có mức giá khởi điểm từ 1,1 tỷ đồng cho 1 chiếc CUV phân khúc B với trang bị khá…ít ỏi đã đủ để người dùng và chuyên gia bối rối.
Cụ thể hơn, T-Cross hiện có giá bán khởi điểm từ 1,1 tỷ đồng cho bản Elegance và 1,3 tỷ đồng cho bản Luxury. Ở phân khúc cũng như tầm giá này thì có hàng tá mẫu xe "ngon" hơn như Mazda CX-5, Mazda CX-30, Peugeot 3008, Toyota Cross, Hyundai Tucson, Honda HR-V,...
Vậy thì ai sẽ mua T-Cross và làm cách nào mẫu xe này có thể tìm khách hàng với tất cả những cái tên nổi bật kể trên? Sau khi trải nghiệm VW T-Cross, xem xét tất cả các yếu tố khả thi nhất, tôi đã có được vài manh mối.
Thiết kế: Không ấn tượng nhưng lại…ấn tượng
T-Cross sở hữu một ngoại hình trung tính nhưng không quá nhàm chán, đủ để giữ mắt người xem. Nhưng ngay lúc chúng ta bắt đầu cảm thấy không còn gì để ngắm trên chiếc xe này vì đơn giản nó quá giống Tiguan hay Tourage quen thuộc thì...BOOM! Đò là cụm đèn hậu!
Một dải LED nối liền theo xu thế và được trau chuốt bắt mắt, thậm chí là đẹp hơn một số dòng xe Đức cao cấp. Cho đến hiện tại đây là cụm đèn hậu độc đáo nhất từng xuất hiện trong dải sản phẩm của VW.
Đi sâu hơn vào những chi tiết bên ngoài. Thiết kế lưới tản nhiệt bậc thang, mạ crom 3D to bản nằm ngang nối liền với đèn chiếu sáng khiến đầu xe bề thế hơn. Ở phiên bản Elegance, hệ thống chiếu sáng là dạng halogen, khá bất ngờ trên một chiếc xe tiền tỷ.
Thiết kế nắp ca-pô với 2 vết lõm 2 bên, đẩy khu vực giữa nhô lên, mang đến cái nhìn cơ bắp, đúng chuẩn SUV cho Volkswagen T-Cross.
Vẻ đẹp năng động, trẻ trung trên Volkswagen T-Cross thể hiện rõ nét ở bộ la-zăng 17 inch 2 màu thể thao, được ôm trọn bởi vòm bánh sơn đen, nổi khối cơ bắp. Phanh trước dạng phanh dĩa còn phía sau là tang trống.
Sự xuất hiện của dải nhựa đen nối liền các vòm bánh xe và giá nóc trên cao, góp phần gia tăng tính thể thao cho T-Cross.
Volkswagen T-Cross cũng được trang bị cánh gió thể thao tích hợp đèn phanh LED, hệ thống cảm biến đỗ phía sau, camera lùi…
Trang bị và tiện nghi đủ dùng
"Đủ dùng" sẽ là cụm từ miêu tả chính xác nhất những gì T-Cross mang lại ở khoang nội thất. Tính năng kết nối Apple CarPlay không dây khiến cho việc di chuyển từ sài Gòn đến Trị An đơn giản hơn với tôi. Màn hình cảm ứng 10 inch có lẽ là chi tiết nịnh mắt nhất của T-Cross.
Thêm vào đó, hệ điều hành thân thiện với người dùng và màn hình phản hồi kịp thời với các thao tác. Một số biểu tượng nhỏ hơn có thể khó chạm vào khi đang di chuyển.
Phía sau vô-lăng là cụm đồng hồ lái dạng analog cùng màn hình hiển thị thông tin tiêu chuẩn được trang bị trên bản Elegance, trong khi bản Luxury cao cấp sử dụng bảng đồng hồ lái kiểu Digital Cockpit đa sắc hiện đại.
Một số trang bị “trên 1 tỷ” bao gồm sạc không dây và phải thú thật không riêng T-Cross tính năng này không phải một lựa chọn tối ưu cho việc sạc thiết bị di động trên xe vì độ ổn định không cao nhưng đổi lại sạc điện thoại không bị quá nhiệt trên T-Cross.
Cả 2 phiên bản Elegance và Luxury đều trang bị dàn âm thanh 6 loa, điều hòa tự động tích hợp công nghệ lọc bụi, cửa gió hàng ghế sau, sạc không dây, cửa sổ chỉnh điện, ga hành trình thích ứng Cruise Control,...
Chất liệu sử dụng cho ghế ngồi T-Cross là da màu đen trên bản Elegance, trong khi bản cao cấp hơn sở hữu ghế ngồi bọc da cao cấp 2 tông màu tích hợp chức năng thông hơi. Bên cạnh đó, ghế lái chỉnh điện là tính năng có trên cả 2 phiên bản của Volkswagen T-Cross.
Hàng ghế phía sau có thể tiến/lùi 140mm cùng khoảng duỗi chân rộng rãi, mang lại cảm giác thoải mái cho hành khách ngồi ở vị trí này, ngay cả trên những chuyến đi xa.
Khoang hành lý trên mẫu SUV này có dung tích tiêu chuẩn là 385 lít. Khi cần thiết, người dùng có thể gập hàng ghế thứ 2 theo tỷ lệ 60:40 để mở rộng không gian chứa đồ và tăng dung tích lên tối đa 1.281 lít.
Động cơ, khung gầm
Volkswagen T-Cross được trang bị động cơ TSI dung tích 1.0 lít cho công suất 115 mã lực tại vòng tua 5.000-5.500 vòng/phút và momen xoắn 178 Nm tại 1750-4500 vòng/phút. Các phiên bản đi kèm với hộp số tự động 6 cấp thông thường. Không có tùy chọn hộp số ly hợp kép DSG 7 cấp như Châu Âu. Cứ tưởng tượng mức giá sẽ tăng lên cao cỡ nào nếu nó thật sự có thêm option hộp số DSG 7 cấp đó…
Những ai đang tìm kiếm một chiếc xe Đức với cảm giác lái nhàn nhã và lanh lẹ trong phố sẽ thấy khả năng lái của T-Cross là một điểm mạnh. Lợi thế này đặc biệt hữu ích khi phải đậu xe vào những không gian hẹp của những quán cafe hay len lỏi ra khỏi hầm gửi xe đông đúc, chật hẹp. Nhưng khi lên cao tốc, động cơ 1.0 lít đòi hỏi bạn phải nỗ lực thêm một chút để cảm thấy nó đủ nhanh nhẹn trên đường. Ở tốc độ 80km/h hệ thống lái của xe bắt đầu nặng hơn đủ để mang lại cảm giác kết nối tốt với 2 bánh trước.
Volkswagen T-Cross được phát triển trên nền tảng khung gầm của mẫu xe VW Polo Mk6 về cơ bản là một chiếc “Toyota của Châu Âu” vì độ bền bỉ hàng đầu. Xe sở hữu các thông số dài x rộng x cao lần lượt là 4.221 x 1.760 x 1.612 (mm). Khung gầm vững chắc giúp những pha vào cua tạo ra rất ít rung động và chao đảo trong khoang hành khách.
Xét về mặt thông số, VW T-Cross có khoảng sáng gầm 188mm. Điều này giúp người lái có tầm quan sát cao hơn một số đối thủ CUV cỡ nhỏ khác như Corolla Cross (161mm) hay Peugeot 2008 (175mm). Với độ cao này, vị trí lái xe là khá tốt vì không có cảm giác quá chông chênh.
Tiếng ồn
Động cơ xăng 1.0 lít tạo ra tiếng gào nhẹ khi tăng tốc. Nhưng nó chỉ là một phần trong chuỗi tiếng ồn hỗn tạp khác mà chiếc xe mang đến. Tôi sẽ nói thẳng. Cách âm của chiếc xe khá tệ. Phải nói rằng từ sau chiếc City, đây là chiếc xe thứ 2 khi ngồi lên lái khiến tôi phải để ý nhiều đến độ ồn đến vậy. Cảm giác ù tai là chuyện sớm muộn nếu bạn quên nuốt nước bọt (hiện tượng như khi bạn đi máy bay vậy).
Kết luận: T-Cross thích hợp làm một chiếc xe thứ 2
Chính xác, bạn có rất nhiều sự lựa chọn hấp dẫn và tiết kiệm trong phân khúc SUV cỡ nhỏ này. Nhưng thứ mà Volkswagen mang đến cho bạn đó là một chiếc xe điển hình và kiểu mẫu của Đức. Nó có thể hơi buồn tẻ khi xét đến trang bị và thiết kế đối với đại đa số nhưng T-Cross là một chiếc xe bền bỉ, nhỏ gọn phù hợp thị trường Châu Á, về cơ bản T-Cross là một chiếc xe thực dụng.
Nói cho cùng, T-cross có vẻ sẽ thích hợp làm một chiếc xe thứ 2 trong garage của một gia đình yêu xe Đức, đặc biệt là thương hiệu Volkswagen. Những người đã cầm lái qua Tiguan hay Teramont sẽ hiểu tôi muốn nói gì ở đây. Cảm giác lái đầm chắc, khung gầm vững chắc và tất nhiên là “cái tôi thương hiệu” của những chiếc xe Đức đủ để những người này gạt bỏ vấn đề về trang bị và giá bán để có thêm một chiếc VW thích hợp để đi lại trong phố, linh hoạt trong từng ngõ ngách.
Các bác Đánh giá Volkswagen T-Cross ra sao? Hãy để lại bình luận bên dưới!
T-Cross là một chiếc xe sẽ khiến bạn phải đặt ra rất nhiều câu hỏi về sự xuất hiện của nó. Đầu tiên, tại Việt Nam, việc có mức giá khởi điểm từ 1,1 tỷ đồng cho 1 chiếc CUV phân khúc B với trang bị khá…ít ỏi đã đủ để người dùng và chuyên gia bối rối.
Cụ thể hơn, T-Cross hiện có giá bán khởi điểm từ 1,1 tỷ đồng cho bản Elegance và 1,3 tỷ đồng cho bản Luxury. Ở phân khúc cũng như tầm giá này thì có hàng tá mẫu xe "ngon" hơn như Mazda CX-5, Mazda CX-30, Peugeot 3008, Toyota Cross, Hyundai Tucson, Honda HR-V,...
Vậy thì ai sẽ mua T-Cross và làm cách nào mẫu xe này có thể tìm khách hàng với tất cả những cái tên nổi bật kể trên? Sau khi trải nghiệm VW T-Cross, xem xét tất cả các yếu tố khả thi nhất, tôi đã có được vài manh mối.
Thiết kế: Không ấn tượng nhưng lại…ấn tượng
T-Cross sở hữu một ngoại hình trung tính nhưng không quá nhàm chán, đủ để giữ mắt người xem. Nhưng ngay lúc chúng ta bắt đầu cảm thấy không còn gì để ngắm trên chiếc xe này vì đơn giản nó quá giống Tiguan hay Tourage quen thuộc thì...BOOM! Đò là cụm đèn hậu!
Một dải LED nối liền theo xu thế và được trau chuốt bắt mắt, thậm chí là đẹp hơn một số dòng xe Đức cao cấp. Cho đến hiện tại đây là cụm đèn hậu độc đáo nhất từng xuất hiện trong dải sản phẩm của VW.
Đi sâu hơn vào những chi tiết bên ngoài. Thiết kế lưới tản nhiệt bậc thang, mạ crom 3D to bản nằm ngang nối liền với đèn chiếu sáng khiến đầu xe bề thế hơn. Ở phiên bản Elegance, hệ thống chiếu sáng là dạng halogen, khá bất ngờ trên một chiếc xe tiền tỷ.
Thiết kế nắp ca-pô với 2 vết lõm 2 bên, đẩy khu vực giữa nhô lên, mang đến cái nhìn cơ bắp, đúng chuẩn SUV cho Volkswagen T-Cross.
Vẻ đẹp năng động, trẻ trung trên Volkswagen T-Cross thể hiện rõ nét ở bộ la-zăng 17 inch 2 màu thể thao, được ôm trọn bởi vòm bánh sơn đen, nổi khối cơ bắp. Phanh trước dạng phanh dĩa còn phía sau là tang trống.
Sự xuất hiện của dải nhựa đen nối liền các vòm bánh xe và giá nóc trên cao, góp phần gia tăng tính thể thao cho T-Cross.
Volkswagen T-Cross cũng được trang bị cánh gió thể thao tích hợp đèn phanh LED, hệ thống cảm biến đỗ phía sau, camera lùi…
Trang bị và tiện nghi đủ dùng
"Đủ dùng" sẽ là cụm từ miêu tả chính xác nhất những gì T-Cross mang lại ở khoang nội thất. Tính năng kết nối Apple CarPlay không dây khiến cho việc di chuyển từ sài Gòn đến Trị An đơn giản hơn với tôi. Màn hình cảm ứng 10 inch có lẽ là chi tiết nịnh mắt nhất của T-Cross.
Thêm vào đó, hệ điều hành thân thiện với người dùng và màn hình phản hồi kịp thời với các thao tác. Một số biểu tượng nhỏ hơn có thể khó chạm vào khi đang di chuyển.
Phía sau vô-lăng là cụm đồng hồ lái dạng analog cùng màn hình hiển thị thông tin tiêu chuẩn được trang bị trên bản Elegance, trong khi bản Luxury cao cấp sử dụng bảng đồng hồ lái kiểu Digital Cockpit đa sắc hiện đại.
Một số trang bị “trên 1 tỷ” bao gồm sạc không dây và phải thú thật không riêng T-Cross tính năng này không phải một lựa chọn tối ưu cho việc sạc thiết bị di động trên xe vì độ ổn định không cao nhưng đổi lại sạc điện thoại không bị quá nhiệt trên T-Cross.
Cả 2 phiên bản Elegance và Luxury đều trang bị dàn âm thanh 6 loa, điều hòa tự động tích hợp công nghệ lọc bụi, cửa gió hàng ghế sau, sạc không dây, cửa sổ chỉnh điện, ga hành trình thích ứng Cruise Control,...
Chất liệu sử dụng cho ghế ngồi T-Cross là da màu đen trên bản Elegance, trong khi bản cao cấp hơn sở hữu ghế ngồi bọc da cao cấp 2 tông màu tích hợp chức năng thông hơi. Bên cạnh đó, ghế lái chỉnh điện là tính năng có trên cả 2 phiên bản của Volkswagen T-Cross.
Hàng ghế phía sau có thể tiến/lùi 140mm cùng khoảng duỗi chân rộng rãi, mang lại cảm giác thoải mái cho hành khách ngồi ở vị trí này, ngay cả trên những chuyến đi xa.
Khoang hành lý trên mẫu SUV này có dung tích tiêu chuẩn là 385 lít. Khi cần thiết, người dùng có thể gập hàng ghế thứ 2 theo tỷ lệ 60:40 để mở rộng không gian chứa đồ và tăng dung tích lên tối đa 1.281 lít.
Động cơ, khung gầm
Volkswagen T-Cross được trang bị động cơ TSI dung tích 1.0 lít cho công suất 115 mã lực tại vòng tua 5.000-5.500 vòng/phút và momen xoắn 178 Nm tại 1750-4500 vòng/phút. Các phiên bản đi kèm với hộp số tự động 6 cấp thông thường. Không có tùy chọn hộp số ly hợp kép DSG 7 cấp như Châu Âu. Cứ tưởng tượng mức giá sẽ tăng lên cao cỡ nào nếu nó thật sự có thêm option hộp số DSG 7 cấp đó…
Những ai đang tìm kiếm một chiếc xe Đức với cảm giác lái nhàn nhã và lanh lẹ trong phố sẽ thấy khả năng lái của T-Cross là một điểm mạnh. Lợi thế này đặc biệt hữu ích khi phải đậu xe vào những không gian hẹp của những quán cafe hay len lỏi ra khỏi hầm gửi xe đông đúc, chật hẹp. Nhưng khi lên cao tốc, động cơ 1.0 lít đòi hỏi bạn phải nỗ lực thêm một chút để cảm thấy nó đủ nhanh nhẹn trên đường. Ở tốc độ 80km/h hệ thống lái của xe bắt đầu nặng hơn đủ để mang lại cảm giác kết nối tốt với 2 bánh trước.
Volkswagen T-Cross được phát triển trên nền tảng khung gầm của mẫu xe VW Polo Mk6 về cơ bản là một chiếc “Toyota của Châu Âu” vì độ bền bỉ hàng đầu. Xe sở hữu các thông số dài x rộng x cao lần lượt là 4.221 x 1.760 x 1.612 (mm). Khung gầm vững chắc giúp những pha vào cua tạo ra rất ít rung động và chao đảo trong khoang hành khách.
Xét về mặt thông số, VW T-Cross có khoảng sáng gầm 188mm. Điều này giúp người lái có tầm quan sát cao hơn một số đối thủ CUV cỡ nhỏ khác như Corolla Cross (161mm) hay Peugeot 2008 (175mm). Với độ cao này, vị trí lái xe là khá tốt vì không có cảm giác quá chông chênh.
Tiếng ồn
Động cơ xăng 1.0 lít tạo ra tiếng gào nhẹ khi tăng tốc. Nhưng nó chỉ là một phần trong chuỗi tiếng ồn hỗn tạp khác mà chiếc xe mang đến. Tôi sẽ nói thẳng. Cách âm của chiếc xe khá tệ. Phải nói rằng từ sau chiếc City, đây là chiếc xe thứ 2 khi ngồi lên lái khiến tôi phải để ý nhiều đến độ ồn đến vậy. Cảm giác ù tai là chuyện sớm muộn nếu bạn quên nuốt nước bọt (hiện tượng như khi bạn đi máy bay vậy).
Kết luận: T-Cross thích hợp làm một chiếc xe thứ 2
Chính xác, bạn có rất nhiều sự lựa chọn hấp dẫn và tiết kiệm trong phân khúc SUV cỡ nhỏ này. Nhưng thứ mà Volkswagen mang đến cho bạn đó là một chiếc xe điển hình và kiểu mẫu của Đức. Nó có thể hơi buồn tẻ khi xét đến trang bị và thiết kế đối với đại đa số nhưng T-Cross là một chiếc xe bền bỉ, nhỏ gọn phù hợp thị trường Châu Á, về cơ bản T-Cross là một chiếc xe thực dụng.
Nói cho cùng, T-cross có vẻ sẽ thích hợp làm một chiếc xe thứ 2 trong garage của một gia đình yêu xe Đức, đặc biệt là thương hiệu Volkswagen. Những người đã cầm lái qua Tiguan hay Teramont sẽ hiểu tôi muốn nói gì ở đây. Cảm giác lái đầm chắc, khung gầm vững chắc và tất nhiên là “cái tôi thương hiệu” của những chiếc xe Đức đủ để những người này gạt bỏ vấn đề về trang bị và giá bán để có thêm một chiếc VW thích hợp để đi lại trong phố, linh hoạt trong từng ngõ ngách.
Ảnh: @hoangthienle
>>> Xem thêm:
Các bác Đánh giá Volkswagen T-Cross ra sao? Hãy để lại bình luận bên dưới!
Last edited by a moderator: