RE: Đánh giá X5 sau 5000km
bác hùng vừa phải thui nhé, bác làm hư cái máy tính của em gòi, ngồi mà dãi nó dọt quá trời làm ông anh ổng hiểu lầm là đang xem hình XXX hahaha. Nghe bác tả phê quá, hy vọng hè năm sau về sẽ được thử cả ML lẫn X5 vì 2 ông anh ở sg đang nhập chúng về. Địu này chắc phải năn nỉ ba đổi xe thui, thèm quá gòi trời ơi.
bác hùng vừa phải thui nhé, bác làm hư cái máy tính của em gòi, ngồi mà dãi nó dọt quá trời làm ông anh ổng hiểu lầm là đang xem hình XXX hahaha. Nghe bác tả phê quá, hy vọng hè năm sau về sẽ được thử cả ML lẫn X5 vì 2 ông anh ở sg đang nhập chúng về. Địu này chắc phải năn nỉ ba đổi xe thui, thèm quá gòi trời ơi.
RE: Golden pen returned!!!
Em lấy cái tiêu đề thật kêu để khoe mẽ tí
Chả là trong đợt kỷ niệm 5 năm OS tại HN, nhờ bài viết này mà em được Ban Tổ chức ưu ái tặng cho danh hiệu Cây bút vàng (thực ra em có dùng bút đâu
), giải thưởng rất lớn.
Em nghĩ là nhiều bác đứng ở dưới thấy bọn em được nhận giải thưởng trên bục chắc là ghen tị lắm đây và chắc sẽ đoán già đoán non xem giải thưởng là gì. Thằng bạn đi cùng cứ đòi bóc ra xem nhưng em kiên quyết không cho. Cất kỹ vào sau cốp xe, mang về đến nhà, đuổi hết mấy thằng con lau nhau cứ đòi bóc, tự tay em hồi hộp bóc từng lớp giấy bọc ra, hồi hộp hơn khi thấy 1 cái thùng carton dán kỹ, bóc ra tiếp thì thấy... chao ôi, sao nhiều thế, đủ loại lớn bé, các loại hương vị... bimbim. Thực ra bimbim chỉ là cái độn xung quanh để bảo vệ một thứ quan trọng và quý giá hơn, một chiếc... xe Toyota SuperSaloon màu xanh nước biển[:-] Thế là chỉ béo mấy thằng cu nhà em
Sao các bác ban tổ chức tâm lý thế
Quay lại chủ để chính của bài viết, cũng xin các bác thông cảm cho là lâu lắm em không có bài nào bởi vì bận công việc và phần nữa là em có một cái khác cần khám phá, tính em vốn tò mò táy máy mà. Đến nay việc khám phá cái đó đã tương đối hòm hòm rồi nên em mới có thời gian quay lại viết bài về X5 hầu các bác. (cái đó là gì hồi sau sẽ rõ).
Trong phần này em sẽ viết tiếp về hệ thống bảo vệ của X5, Car access system, đảm bảo việc ra vào xe, báo động, chống khởi động xe...
Hệ thống bảo vệ dùng trên X5 là thế hệ thứ ba (Car Access System 3 -CAS3). Hệ thống này được trang bị tích hợp công nghệ chống khởi động động cơ- The electronic vehicle immobilizer 4 (EWS 4). Điều đáng ngạc nhiên là xe 3.0si lại được trang bị EWS4 ngay từ khi đưa vào sản xuất trong khi động cơ 4.8i lại vẫn dùng EWS3 và chỉ các xe 4.8i sản xuất sau tháng 4/07 mới bắt đầu được trang bị EWS4. Tất nhiên là hệ thống Car Access System 3 có thể làm việc được với cả EWS3 và EWS4 và theo nguyên tắc tương thích ngược thì EWS4 kế thừa đầy đủ các tính năng của EWS3. EWS4 tăng khả năng chống trộm hơn nhờ việc dùng chuỗi mã khoá dài hơn trong khi trao đổi tín hiệu. Bộ phận điều khiển động cơ kỹ thuật số (digital motor electronics- điều khiển việc khởi động và phun nhiên liệu trên xe BMW, khi dùng trên xe diesel thì gọi là Digital Diesel Electronics) cùng kết hợp với CAS3 trong hệ thống chống khởi động động cơ trên X5 E70. Thêm vào đó, hộp số điện tử cũng được thiết kế bổ sung thêm cho chức năng chống khởi động động cơ, có nghĩa là nếu bọn trộm có làm cách nào đó khởi động được động cơ thì hộp số cũng không chịu chạy nếu không dùng chìa đúng mã khoá.
Hệ thống CAS3 chịu trách nhiệm điều khiển cho phép hoạt động hay ngắt khá nhiều tính năng, nhưng chủ yếu gồm: Hệ thống khoá trung tâm; Điều khiển cửa kính điện; Điều khiển cửa nóc; và Comfort Access keyless entry. Một số tính năng khác cũng được tích hợp vào CAS3 gồm: kiểm soát tín hiệu đầu cuối (terminal control), EWS4, Hệ thống lưu trữ dữ liệu (Vehicle data storage).
Terminal control có thể hiểu một cách đơn giản là việc cung cấp 1 tín hiệu như một điều kiện để một tính năng nào đó hoạt động, chẳng hạn như khi ta cắm chìa vào lỗ thì hệ thống sẽ cung cấp tín hiệu gọi là "terminal R on", đưa hệ thống vào trạng thái sẵn sàng, tiếp đó bắt buộc phải đạp chân phanh, khi đó mới có tín hiệu "terminal 15" cho phép khởi động động cơ. Trường hợp xe có Comfort Access thì do không cần cắm chìa vào ổ nên việc trao đổi dữ liệu được thực hiện qua antenna phía sau xe và tín hiệu "terminal 30" được cấp để cho phép khởi động động cơ.
Hệ thống EWS4 có chức năng chính là chống việc khởi động động cơ trái phép. Hệ thống mới và hiện đại này được áp dụng đầu tiên trên dòng xe E92. Nó sử dụng các mã khoá với độ dài 128bit được gán riêng cho từng chiếc xe và được lưu giữ trong kho dữ liệu tuyệt mật của BMW. Các mã khoá này được lập trình và khoá xe dùng trong hệ thống CAS3 và hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số. Một khi được nạp vào bộ điều khiển xe ECU, các mã khoá này không thể đọc, xoá hay thay đổi được, điều đó có nghĩa là mỗi ECU được gắn liền với 1 chiếc xe nhất định. Hệ thống EWS4 hoạt động với nguyên tắc truyền dữ liệu song công (bidirectional) và dự phòng, điều này cho phép hệ thống chống khởi động động cơ vẫn hoạt động ngay cả khi bảng mạch hệ thống bị hỏng hay phá hoại.
Để mở được khoá xe, mã khoá trên chìa khoá điều khiển từ xa phải phù hợp với mã khoá của xe, nhưng khi vào xe muốn khởi động xe thì hệ thống sẽ kiểm tra thêm 1 lần nữa và có phù hợp thì mới cho khởi động. Tương tác giữa EWS4 và hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số theo kiểu hỏi-đáp, bộ điều khiển động cơ tạo ra một đoạn mã ngẫu nhiên kết hợp cùng mã khoá, và gửi đến CAS3, hệ thống CAS3 sẽ tính toán trên cơ sở mã khoá từ chìa khoá và nhiều thông số khác, trong khi đó thì bộ điều khiển động cơ cũng tính toán tín hiệu trả lời dự kiến từ các mã ngẫu nhiên và mã khoá. Đương nhiên là CAS3 và bộ điều khiển cộng cơ sử dụng cùng 1 mã khoá và thuật toán và khi câu trả lời của CAS3 phù hợp với dự tính của bộ điều khiển động cơ, lúc đó động cơ mới khởi động được.
Hộp số trên xe được điều khiển bởi bộ điều khiển hộp số điện tử cũng tham gia 1 phần vào hệ thống CAS3 này và hộp số chỉ hoạt động khi nó nhận được mã khoá phù hợp. Nguyên lý cũng tương tự như với EWS4, CAS3 sẽ gửi một đoạn mã đến bộ điều khiển hộp số, nếu phù hợp thì nó mới cho các tính năng của hộp số hoạt động. Việc nạp mã khoá vào bộ điều khiển hộp số để nó hiểu được tín hiệu của CAS3 được tiến hành ngay từ dây chuyền sản xuất xe. Chính vì vậy việc lắp lẫn ECU, hộp số hay động cơ giữa các xe là không tưởng và nếu 1 bộ phận nào đó bị hư hỏng thì đều phải đặt hàng từ hãng chứ không có dạng phụ tùng sẵn có trong kho, và sau khi thay thế thì đều phải nạp lại mã khoá bởi BMW thì xe mới chạy được.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu của xe lưu các loại dữ liệu gồm: Personal profile-dữ liệu của từng người lái gắn với 1 chìa khoá nào đó trong bộ 3 chìa khác nhau; dữ liệu dự phòng cho bảng điều khiển trung tâm; các thông số cố định của xe; các thông tin về bảo dưỡng định kỳ, các lỗi nếu có; và các thông số cho phép việc chẩn đoán bệnh của xe.
Như vậy các bác có thể thấy để ăn cắp, nổ máy 1 chiếc X5 và cho nó chạy là điều gần như không thể, thế nhưng việc ăn trộm cả cái xe thì chưa có tại VN, trong khi đó cái mình cần là chống việc vặt trộm các chi tiết ngoài xe thì lại chưa có thuốc chữa nên đành phải luôn để mắt đến em nó vậy.
Em lấy cái tiêu đề thật kêu để khoe mẽ tí



Em nghĩ là nhiều bác đứng ở dưới thấy bọn em được nhận giải thưởng trên bục chắc là ghen tị lắm đây và chắc sẽ đoán già đoán non xem giải thưởng là gì. Thằng bạn đi cùng cứ đòi bóc ra xem nhưng em kiên quyết không cho. Cất kỹ vào sau cốp xe, mang về đến nhà, đuổi hết mấy thằng con lau nhau cứ đòi bóc, tự tay em hồi hộp bóc từng lớp giấy bọc ra, hồi hộp hơn khi thấy 1 cái thùng carton dán kỹ, bóc ra tiếp thì thấy... chao ôi, sao nhiều thế, đủ loại lớn bé, các loại hương vị... bimbim. Thực ra bimbim chỉ là cái độn xung quanh để bảo vệ một thứ quan trọng và quý giá hơn, một chiếc... xe Toyota SuperSaloon màu xanh nước biển[:-] Thế là chỉ béo mấy thằng cu nhà em


Quay lại chủ để chính của bài viết, cũng xin các bác thông cảm cho là lâu lắm em không có bài nào bởi vì bận công việc và phần nữa là em có một cái khác cần khám phá, tính em vốn tò mò táy máy mà. Đến nay việc khám phá cái đó đã tương đối hòm hòm rồi nên em mới có thời gian quay lại viết bài về X5 hầu các bác. (cái đó là gì hồi sau sẽ rõ).
Trong phần này em sẽ viết tiếp về hệ thống bảo vệ của X5, Car access system, đảm bảo việc ra vào xe, báo động, chống khởi động xe...
Hệ thống bảo vệ dùng trên X5 là thế hệ thứ ba (Car Access System 3 -CAS3). Hệ thống này được trang bị tích hợp công nghệ chống khởi động động cơ- The electronic vehicle immobilizer 4 (EWS 4). Điều đáng ngạc nhiên là xe 3.0si lại được trang bị EWS4 ngay từ khi đưa vào sản xuất trong khi động cơ 4.8i lại vẫn dùng EWS3 và chỉ các xe 4.8i sản xuất sau tháng 4/07 mới bắt đầu được trang bị EWS4. Tất nhiên là hệ thống Car Access System 3 có thể làm việc được với cả EWS3 và EWS4 và theo nguyên tắc tương thích ngược thì EWS4 kế thừa đầy đủ các tính năng của EWS3. EWS4 tăng khả năng chống trộm hơn nhờ việc dùng chuỗi mã khoá dài hơn trong khi trao đổi tín hiệu. Bộ phận điều khiển động cơ kỹ thuật số (digital motor electronics- điều khiển việc khởi động và phun nhiên liệu trên xe BMW, khi dùng trên xe diesel thì gọi là Digital Diesel Electronics) cùng kết hợp với CAS3 trong hệ thống chống khởi động động cơ trên X5 E70. Thêm vào đó, hộp số điện tử cũng được thiết kế bổ sung thêm cho chức năng chống khởi động động cơ, có nghĩa là nếu bọn trộm có làm cách nào đó khởi động được động cơ thì hộp số cũng không chịu chạy nếu không dùng chìa đúng mã khoá.
Hệ thống CAS3 chịu trách nhiệm điều khiển cho phép hoạt động hay ngắt khá nhiều tính năng, nhưng chủ yếu gồm: Hệ thống khoá trung tâm; Điều khiển cửa kính điện; Điều khiển cửa nóc; và Comfort Access keyless entry. Một số tính năng khác cũng được tích hợp vào CAS3 gồm: kiểm soát tín hiệu đầu cuối (terminal control), EWS4, Hệ thống lưu trữ dữ liệu (Vehicle data storage).
Terminal control có thể hiểu một cách đơn giản là việc cung cấp 1 tín hiệu như một điều kiện để một tính năng nào đó hoạt động, chẳng hạn như khi ta cắm chìa vào lỗ thì hệ thống sẽ cung cấp tín hiệu gọi là "terminal R on", đưa hệ thống vào trạng thái sẵn sàng, tiếp đó bắt buộc phải đạp chân phanh, khi đó mới có tín hiệu "terminal 15" cho phép khởi động động cơ. Trường hợp xe có Comfort Access thì do không cần cắm chìa vào ổ nên việc trao đổi dữ liệu được thực hiện qua antenna phía sau xe và tín hiệu "terminal 30" được cấp để cho phép khởi động động cơ.
Hệ thống EWS4 có chức năng chính là chống việc khởi động động cơ trái phép. Hệ thống mới và hiện đại này được áp dụng đầu tiên trên dòng xe E92. Nó sử dụng các mã khoá với độ dài 128bit được gán riêng cho từng chiếc xe và được lưu giữ trong kho dữ liệu tuyệt mật của BMW. Các mã khoá này được lập trình và khoá xe dùng trong hệ thống CAS3 và hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số. Một khi được nạp vào bộ điều khiển xe ECU, các mã khoá này không thể đọc, xoá hay thay đổi được, điều đó có nghĩa là mỗi ECU được gắn liền với 1 chiếc xe nhất định. Hệ thống EWS4 hoạt động với nguyên tắc truyền dữ liệu song công (bidirectional) và dự phòng, điều này cho phép hệ thống chống khởi động động cơ vẫn hoạt động ngay cả khi bảng mạch hệ thống bị hỏng hay phá hoại.
Để mở được khoá xe, mã khoá trên chìa khoá điều khiển từ xa phải phù hợp với mã khoá của xe, nhưng khi vào xe muốn khởi động xe thì hệ thống sẽ kiểm tra thêm 1 lần nữa và có phù hợp thì mới cho khởi động. Tương tác giữa EWS4 và hệ thống điều khiển động cơ kỹ thuật số theo kiểu hỏi-đáp, bộ điều khiển động cơ tạo ra một đoạn mã ngẫu nhiên kết hợp cùng mã khoá, và gửi đến CAS3, hệ thống CAS3 sẽ tính toán trên cơ sở mã khoá từ chìa khoá và nhiều thông số khác, trong khi đó thì bộ điều khiển động cơ cũng tính toán tín hiệu trả lời dự kiến từ các mã ngẫu nhiên và mã khoá. Đương nhiên là CAS3 và bộ điều khiển cộng cơ sử dụng cùng 1 mã khoá và thuật toán và khi câu trả lời của CAS3 phù hợp với dự tính của bộ điều khiển động cơ, lúc đó động cơ mới khởi động được.
Hộp số trên xe được điều khiển bởi bộ điều khiển hộp số điện tử cũng tham gia 1 phần vào hệ thống CAS3 này và hộp số chỉ hoạt động khi nó nhận được mã khoá phù hợp. Nguyên lý cũng tương tự như với EWS4, CAS3 sẽ gửi một đoạn mã đến bộ điều khiển hộp số, nếu phù hợp thì nó mới cho các tính năng của hộp số hoạt động. Việc nạp mã khoá vào bộ điều khiển hộp số để nó hiểu được tín hiệu của CAS3 được tiến hành ngay từ dây chuyền sản xuất xe. Chính vì vậy việc lắp lẫn ECU, hộp số hay động cơ giữa các xe là không tưởng và nếu 1 bộ phận nào đó bị hư hỏng thì đều phải đặt hàng từ hãng chứ không có dạng phụ tùng sẵn có trong kho, và sau khi thay thế thì đều phải nạp lại mã khoá bởi BMW thì xe mới chạy được.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu của xe lưu các loại dữ liệu gồm: Personal profile-dữ liệu của từng người lái gắn với 1 chìa khoá nào đó trong bộ 3 chìa khác nhau; dữ liệu dự phòng cho bảng điều khiển trung tâm; các thông số cố định của xe; các thông tin về bảo dưỡng định kỳ, các lỗi nếu có; và các thông số cho phép việc chẩn đoán bệnh của xe.
Như vậy các bác có thể thấy để ăn cắp, nổ máy 1 chiếc X5 và cho nó chạy là điều gần như không thể, thế nhưng việc ăn trộm cả cái xe thì chưa có tại VN, trong khi đó cái mình cần là chống việc vặt trộm các chi tiết ngoài xe thì lại chưa có thuốc chữa nên đành phải luôn để mắt đến em nó vậy.
RE: Golden pen returned!!!
Bác hung_ng cho e hỏi chút là chú 0499 hay 0449 là của Bác à? E hay gặp bác chạy ở khu TH-NC
Bác hung_ng cho e hỏi chút là chú 0499 hay 0449 là của Bác à? E hay gặp bác chạy ở khu TH-NC
RE: Golden pen returned!!!
dạ,tóm lại bác là ai trong số những người trên,có phải bác mặc quần kaki màu sáng không,để ra đường gặp bác em còn té,ý lộn,xin chữ kí của cây bút vàng[:-]
em thì chỉ thích chị áo đỏ thôi
dạ,tóm lại bác là ai trong số những người trên,có phải bác mặc quần kaki màu sáng không,để ra đường gặp bác em còn té,ý lộn,xin chữ kí của cây bút vàng[:-]
em thì chỉ thích chị áo đỏ thôi
RE: Đánh giá X5 sau 5000km
Như các bác đã biết thì hệ thống bảo vệ CAS3 bao gồm cả hệ thống khoá trung tâm, Central locking system (CLS), và cũng như tên của nó, nó cũng chính là trung tâm của CAS3, chịu trách nhiệm việc đóng-mở khoá xe, kiểm soát tất cả các cửa xe, phần trên của cửa cốp sau và nắp bình xăng. Hệ thống CLS bao gồm các thành phần:
- Điều khiển từ xa
- Ổ khoá trên cửa bên tài
- Nút khoá trung tâm trên tablô
- Lẫy mở cốp sau
- Bộ phận cảm ứng trên tay nắm cửa với các xe có Comfort Access.
Các linh kiện của hệ thống CLS dùng trên X5 E70 vốn được sử dụng trên 3s E90, vì vậy các thành phần và tính năng tương đương nhau và có thể lắp lẫn được.
Hệ thống này có thể đóng và mở chủ động hoặc thụ động. Chủ động có nghĩa là cửa xe được mở bằng cách ấn nút trên điều khiển từ xa và sau khi đóng cửa, bấm nút thì cửa sẽ khoá. Trong khi đó, option Comfort Access lại đòi hỏi tính năng đóng mở thụ động. Thụ động có nghĩa là xe được mở khoá bằng cách sờ lên phần cảm ứng trên tay nắm cửa, với điều kiện có chìa điều khiển từ xa trong phạm vi bán kính không quá 2m quanh xe và tín hiệu của nó được chuyển tới bộ phận xử lý kiểm tra trước khi cho phép mở cửa. Khoá xe cũng được thực hiện bằng việc sờ lên vùng cảm ứng này. Có một option SA323 Automatic Soft-Close Function, gọi nôm na là cửa hít mà đến gần đây mới xuất hiện trên X5 bán tại Canada, theo đó tất cả các cửa xe đều có thể tự hít chặt khi đẩy nhẹ mà không cần phải dập mạnh như thông thường. Riêng phần cửa dưới của cốp sau được mở hoàn toàn bằng cơ với các lẫy khoá được nối với chốt mở bằng dây cáp.
Như đã nói, hệ thống khoá trung tâm có thể được điều khiển bằng điều khiển từ xa, bộ truyền tín hiệu Comfort Access, ổ khoá cửa tài xế hoặc nút khoá trung tâm.
Điều khiển từ xa mỗi xe có 2 chiếc và 1 chìa cơ dự phòng và có một cái vỏ nhựa adapter để sẵn ở cốp trong xe để có thể đút chìa này vào và tra vừa vào ổ khoá.
Trên mỗi chiếc chìa điều khiển từ xa có 3 nút bấm, nút có logo BMW chính là nút khoá, nút hình mũi tên để mở xe và nút còn lại là mở cốp sau kiêm nút báo động. Chìa khoá cơ được tích hợp gắn vào điều khiển từ xa như các bác thấy trên hình, chìa này dùng mở được ổ khoá cửa lái và ổ khoá ngăn chìm sau xe (toolbox in the trunk). Trong điều khiển từ xa có pin xạc và sẽ được xạc lại mỗi lần cắm chìa vào ổ khoá, mỗi lần cắm vào ổ chạy 50km thì đủ điện để điều khiển hoạt động trong 6 tháng. Riêng điều khiển của xe có Comfort Access do không cần cắm vào ổ nên không được xạc điện, vì vậy phải có pin riêng và phải thay định kỳ. Tín hiệu từ điều khiển từ xa được thu bởi antenna trên kính sau, chuyển đến bộ phận tiếp nhận rồi chuyển tiếp cho CAS3 xử lý, nếu CAS3 xác định dúng tín hiệu điều khiển đó là của điều khiển theo xe thì mới ra lệnh cho hệ thống khoá trung tâm thực hiện. Trình bày có vẻ dài dòng thế nhưng quá trình này diễn ra chỉ trong vài miligiây.
Các bác có thể nhìn thấy ở phần đầu chìa khoá dự phòng, có 1 miếng hình tròn in chữ "For engine start...", mới thoạt nhìn thì tưởng rằng đó chỉ là cái nhãn cảnh báo cho lái xe khi cần khởi động xe bằng chìa dự phòng, nhưng về sau mới biết đó chính là 1 chip nhớ với dung lượng lên đến 512MB[8|] Đương nhiên trong 2 cái điều khiển từ xa cũng có chip tương tự và các chip này có thể được đọc trong ổ khoá theo nguyên tắc contactless tức là không tiếp xúc chứ không phải như mấy cái đầu đọc thẻ thông thường có chấu bằng đồng. Các chip này cũng được bảo vệ tốt để không bị hư hỏng trong môi trường có từ trường mạnh.
Các bác có thể sẽ hỏi cái chip đó cần dung lượng lớn vậy để chứa những gì, thì đây là các loại dữ liệu mà nó lưu:
- Số KM hiện tại trên xe (mileage)
- Số VIN
- Mã số của điều khiển từ xa
- Các lỗi nếu có
- Dữ liệu về trạng thái của hệ thống định vị vệ tinh
- Thông tin về dầu động cơ: đủ, thiếu hay quá đầy
- Tình trạng của bình điện
- Hiện trạng của hệ thống phần mềm nguyên thuỷ hay đã lập trình lại, lần lập trình gần nhất ....
- Personal profile, ghi nhớ các trạng thái ghế, gương, vô lăng... của người lái tương ứng với từng chìa khoá
Nút khoá trung tâm được bố trí trên táp lô, gần nút đèn báo nguy hiểm. Khi bấm nút này thì tuỳ trạng thái mà nó sẽ đổi từ khoá sang mở các cửa và ngược lại. Tất nhiên, việc mở khoá và mở cửa là 2 quá trình khác nhau, nếu đóng mở khoá do hệ thống điều khiển, thì đóng mở cửa chỉ làm được bằng cơm chứ không tự mở ra được. Các lẫy mở cửa từ trong xe sẽ dùng 2 nấc, kéo lẫy lần đầu tiên chỉ là mở chốt khoá, phải thả lẫy ra và kéo tiếp lần nữa thì cửa mới mở, tính năng này khá an toàn và tiện dụng nhưng sẽ làm khách đi nhờ lúng túng. Nếu ở cửa nào gạt về nấc child lock khoá trẻ em thì lẫy này không có tác dụng nữa. Một khi tài xế đã mở các cửa bằng cách nhấn nút khoá trung tâm thì chỉ cần 1 lần kéo lẫy là cửa mở. Khi xe chạy đến 16kmh thì các cửa tự động khoá lại. Khi bấm mở khoá bằng điều khiển từ xa, tuỳ thiết lập trước trong iDrive mà cửa xe sẽ mở hết hay chỉ mở riêng cửa lái xe, khi đó phải bấm mở tiếp 1 lần nữa thì sẽ mở 3 cánh còn lại, bấm thêm lần nữa sẽ mở khoá cốp sau (nhưng không bật ra), khác với việc bấm nút mở cốp giữ 1s sẽ mở khoá và bật chốt ra. Nút mở cốp nếu bấm giữ quá 4s thì sẽ trở thành panic alarm báo động ầm ĩ. Các tính năng comfort closing/opening đóng mở tất cả cửa sổ và cửa nóc em đã giới thiệu ở phần trước chắc không cần nhắc lại nữa.
Một tính năng đặc biệt khác của hệ thống khoá trung tâm là tự động mở khoá tất cả các cửa xe khi có tai nạn. Một khi nhận được dấu hiệu có tai nạn, hệ thống CAS3 sẽ tự động mở khoá, đồng thời vô hiệu hoá hoạt động của điều khiển từ xa cũng như nút khoá trung tâm, nhằm tạo thuận lợi cho việc thoát khỏi xe cũng như hoạt động cứu hộ cứu nạn.
Như các bác đã biết thì hệ thống bảo vệ CAS3 bao gồm cả hệ thống khoá trung tâm, Central locking system (CLS), và cũng như tên của nó, nó cũng chính là trung tâm của CAS3, chịu trách nhiệm việc đóng-mở khoá xe, kiểm soát tất cả các cửa xe, phần trên của cửa cốp sau và nắp bình xăng. Hệ thống CLS bao gồm các thành phần:
- Điều khiển từ xa
- Ổ khoá trên cửa bên tài
- Nút khoá trung tâm trên tablô
- Lẫy mở cốp sau
- Bộ phận cảm ứng trên tay nắm cửa với các xe có Comfort Access.
Các linh kiện của hệ thống CLS dùng trên X5 E70 vốn được sử dụng trên 3s E90, vì vậy các thành phần và tính năng tương đương nhau và có thể lắp lẫn được.
Hệ thống này có thể đóng và mở chủ động hoặc thụ động. Chủ động có nghĩa là cửa xe được mở bằng cách ấn nút trên điều khiển từ xa và sau khi đóng cửa, bấm nút thì cửa sẽ khoá. Trong khi đó, option Comfort Access lại đòi hỏi tính năng đóng mở thụ động. Thụ động có nghĩa là xe được mở khoá bằng cách sờ lên phần cảm ứng trên tay nắm cửa, với điều kiện có chìa điều khiển từ xa trong phạm vi bán kính không quá 2m quanh xe và tín hiệu của nó được chuyển tới bộ phận xử lý kiểm tra trước khi cho phép mở cửa. Khoá xe cũng được thực hiện bằng việc sờ lên vùng cảm ứng này. Có một option SA323 Automatic Soft-Close Function, gọi nôm na là cửa hít mà đến gần đây mới xuất hiện trên X5 bán tại Canada, theo đó tất cả các cửa xe đều có thể tự hít chặt khi đẩy nhẹ mà không cần phải dập mạnh như thông thường. Riêng phần cửa dưới của cốp sau được mở hoàn toàn bằng cơ với các lẫy khoá được nối với chốt mở bằng dây cáp.
Như đã nói, hệ thống khoá trung tâm có thể được điều khiển bằng điều khiển từ xa, bộ truyền tín hiệu Comfort Access, ổ khoá cửa tài xế hoặc nút khoá trung tâm.
Điều khiển từ xa mỗi xe có 2 chiếc và 1 chìa cơ dự phòng và có một cái vỏ nhựa adapter để sẵn ở cốp trong xe để có thể đút chìa này vào và tra vừa vào ổ khoá.

Trên mỗi chiếc chìa điều khiển từ xa có 3 nút bấm, nút có logo BMW chính là nút khoá, nút hình mũi tên để mở xe và nút còn lại là mở cốp sau kiêm nút báo động. Chìa khoá cơ được tích hợp gắn vào điều khiển từ xa như các bác thấy trên hình, chìa này dùng mở được ổ khoá cửa lái và ổ khoá ngăn chìm sau xe (toolbox in the trunk). Trong điều khiển từ xa có pin xạc và sẽ được xạc lại mỗi lần cắm chìa vào ổ khoá, mỗi lần cắm vào ổ chạy 50km thì đủ điện để điều khiển hoạt động trong 6 tháng. Riêng điều khiển của xe có Comfort Access do không cần cắm vào ổ nên không được xạc điện, vì vậy phải có pin riêng và phải thay định kỳ. Tín hiệu từ điều khiển từ xa được thu bởi antenna trên kính sau, chuyển đến bộ phận tiếp nhận rồi chuyển tiếp cho CAS3 xử lý, nếu CAS3 xác định dúng tín hiệu điều khiển đó là của điều khiển theo xe thì mới ra lệnh cho hệ thống khoá trung tâm thực hiện. Trình bày có vẻ dài dòng thế nhưng quá trình này diễn ra chỉ trong vài miligiây.
Các bác có thể nhìn thấy ở phần đầu chìa khoá dự phòng, có 1 miếng hình tròn in chữ "For engine start...", mới thoạt nhìn thì tưởng rằng đó chỉ là cái nhãn cảnh báo cho lái xe khi cần khởi động xe bằng chìa dự phòng, nhưng về sau mới biết đó chính là 1 chip nhớ với dung lượng lên đến 512MB[8|] Đương nhiên trong 2 cái điều khiển từ xa cũng có chip tương tự và các chip này có thể được đọc trong ổ khoá theo nguyên tắc contactless tức là không tiếp xúc chứ không phải như mấy cái đầu đọc thẻ thông thường có chấu bằng đồng. Các chip này cũng được bảo vệ tốt để không bị hư hỏng trong môi trường có từ trường mạnh.
Các bác có thể sẽ hỏi cái chip đó cần dung lượng lớn vậy để chứa những gì, thì đây là các loại dữ liệu mà nó lưu:
- Số KM hiện tại trên xe (mileage)
- Số VIN
- Mã số của điều khiển từ xa
- Các lỗi nếu có
- Dữ liệu về trạng thái của hệ thống định vị vệ tinh
- Thông tin về dầu động cơ: đủ, thiếu hay quá đầy
- Tình trạng của bình điện
- Hiện trạng của hệ thống phần mềm nguyên thuỷ hay đã lập trình lại, lần lập trình gần nhất ....
- Personal profile, ghi nhớ các trạng thái ghế, gương, vô lăng... của người lái tương ứng với từng chìa khoá
Nút khoá trung tâm được bố trí trên táp lô, gần nút đèn báo nguy hiểm. Khi bấm nút này thì tuỳ trạng thái mà nó sẽ đổi từ khoá sang mở các cửa và ngược lại. Tất nhiên, việc mở khoá và mở cửa là 2 quá trình khác nhau, nếu đóng mở khoá do hệ thống điều khiển, thì đóng mở cửa chỉ làm được bằng cơm chứ không tự mở ra được. Các lẫy mở cửa từ trong xe sẽ dùng 2 nấc, kéo lẫy lần đầu tiên chỉ là mở chốt khoá, phải thả lẫy ra và kéo tiếp lần nữa thì cửa mới mở, tính năng này khá an toàn và tiện dụng nhưng sẽ làm khách đi nhờ lúng túng. Nếu ở cửa nào gạt về nấc child lock khoá trẻ em thì lẫy này không có tác dụng nữa. Một khi tài xế đã mở các cửa bằng cách nhấn nút khoá trung tâm thì chỉ cần 1 lần kéo lẫy là cửa mở. Khi xe chạy đến 16kmh thì các cửa tự động khoá lại. Khi bấm mở khoá bằng điều khiển từ xa, tuỳ thiết lập trước trong iDrive mà cửa xe sẽ mở hết hay chỉ mở riêng cửa lái xe, khi đó phải bấm mở tiếp 1 lần nữa thì sẽ mở 3 cánh còn lại, bấm thêm lần nữa sẽ mở khoá cốp sau (nhưng không bật ra), khác với việc bấm nút mở cốp giữ 1s sẽ mở khoá và bật chốt ra. Nút mở cốp nếu bấm giữ quá 4s thì sẽ trở thành panic alarm báo động ầm ĩ. Các tính năng comfort closing/opening đóng mở tất cả cửa sổ và cửa nóc em đã giới thiệu ở phần trước chắc không cần nhắc lại nữa.
Một tính năng đặc biệt khác của hệ thống khoá trung tâm là tự động mở khoá tất cả các cửa xe khi có tai nạn. Một khi nhận được dấu hiệu có tai nạn, hệ thống CAS3 sẽ tự động mở khoá, đồng thời vô hiệu hoá hoạt động của điều khiển từ xa cũng như nút khoá trung tâm, nhằm tạo thuận lợi cho việc thoát khỏi xe cũng như hoạt động cứu hộ cứu nạn.
RE: Đánh giá X5 sau 5000km
Trong bài trước các bác đã biết hệ thống chống khởi động động cơ tân tiến của X5, và sẽ thật thiếu sót nếu hệ thống đó lại thiếu tính năng chống trộm bên trong xe. Tuy nhiên các bác sẽ thấy các kỹ sư của BMW đã rất chu đáo khi trang bị một hệ thống chống trộm hoàn hảo cho X5 E70. Nói vậy chứ vẫn không hoàn hảo lắm, nếu em mà được tham gia thiết kế, em sẽ yêu cầu họ thiết kế 2 cái gương thụt hẳn vào trong cho bọn trộm nhìn mà khóc.
Hệ thống chống trộm (DWA-có lẽ là viết tắt theo tiếng Đức) là trang bị tiêu chuẩn trên xe X5. Nó có chức năng báo động bằng cả còi và đèn nháy khi có sự xâm nhập vào xe hoặc kéo xe , tháo bánh xe. Tất nhiên hệ thống chỉ báo động khi nó được kích hoạt sẵn và nó sẽ giám sát toàn bộ phần bên trong xe, các cửa bao gồm cửa hông, cửa cốp sau, nắp khoang động cơ. Trong khoang xe, có một cảm biến dùng siêu âm được gắn ngay sau chỗ điều khiển cửa nóc, đều đặn phát các sóng siêu âm và phân tích sóng âm phản xạ để phát hiện đột nhập, đồng thời đóng vai trò trung tâm thu nhận và xử lý tín hiệu từ các bộ phận khác của hệ thống báo động. Ngoài ra, còn có 1 cảm biến độ nghiêng được gắn cùng còi báo động ở gần vòm bánh trước. Ở mỗi cửa đều có cảm biến tiếp xúc gọi là Hall sensor, trên cửa sau thì có cảm biến boot-lit contact và nắp capô thì có engine-bonnet contact và khi các cảm biến này ghi nhận có sự thay đổi trạng thái thì nó sẽ báo về trung tâm và nếu hệ thống báo động đã được cài sẵn thì sẽ chế độ báo động sẽ kích hoạt.
Hệ thống báo động chỉ được đưa vào trạng thái sẵn sàng khi mà hệ thống khoá trung tâm đã khoá xe thông qua việc khoá bằng chìa ở cửa lái, khoá bằng điều khiển từ xa hay khoá bằng cách sờ tay nắm với Comfort. Khi đó cảm biến siêu âm trong xe và cảm biến độ nghiêng bắt đầu quá trình "khởi động" trước khi được đưa vào trạng thái sẵn sàng. Cảm biến độ nghiêng sẽ gửi các thông tin đến các bộ phận cảm biến khác quanh xe (chẳng hạn như độ cao bánh xe qua height sensor) và sẽ ghi nhận trạng thái vị trí hiện tại. Trong khi đó cảm biến siêu âm sẽ quét trong xe và xác định vị trí các vật cản sẵn có trong xe. Quá trình này cần phải có thời gian nên bởi vậy, cảm biến siêu âm chỉ thực sự sẵn sàng sau khi mà các cửa đã được khoá khoảng 20s. Như em đã kể, sau 16 phút kể từ khi tắt động cơ và không có cửa nào được mở lại, bộ giảm xóc khí nén của xe sẽ tự động xả hơi ra và bộ treo sẽ hạ xuống, trong trường hợp này, hệ thống báo động đủ thông minh để không báo động nhầm.
Tuy nhiên đôi lúc cũng cần phải tắt hệ thống báo động, chẳng hạn như khi để xe trong nhà, khi vận chuyển trên tàu thuỷ hay xe tải, khi có trẻ em hay thú nuôi trên xe. Em thì hay phải dùng đến tính năng này vì hay phải cởi quần áo trong xe
, tất nhiên là phải chui vào hàng sau có kính tối màu cho kín đáo nhưng vì có ambient light nên nếu không bấm khoá thì đèn trong xe nó cứ sáng lung linh, từ ngoài nhìn vào rất rõ. Nếu bấm khoá xe mà không tắt chế độ báo động thì khi cử động nó sẽ báo động inh ỏi liền. Trong trường hợp này mà không biết tắt báo động từ trước thì phiền to
Thực ra việc tắt báo động rất đơn giản, nhưng nếu không đọc kỹ manual thì sẽ không biết, đó là chỉ việc bấm thêm nút khoá trên điều khiển từ xa 1 lần nữa trong vòng 10s kể từ khi bấm nút khoá lần đầu. Nói là tắt báo động nhưng thực ra chỉ là tắt báo động bởi cảm biến siêu âm trong xe và cảm biến độ nghiêng thôi, còn báo động các cửa bị mở trái phép vẫn hoạt động. Để hiển thị tình trạng hoạt động của hệ thống báo động, phía dưới gương chiếu hậu trong xe có 1 đèn LED nháy khi hệ thống báo động được kích hoạt. Khi bấm thêm lần nữa để tắt báo động bên trong xe, đèn LED này sẽ sáng trong khoảng 2s trước khi nháy tiếp.
Khi bấm mở khoá xe thì đồng thời hệ thống báo động cũng được tắt hoàn toàn. Nếu hệ thống trước đó đã báo động rú còi và đèn thì khi mở khoá xe, đèn LED vẫn tiếp tục nháy trong vòng 5 phút. Tất nhiên khi đang báo động rú còi mà bấm tắt bằng nút "mở khoá" thì đèn sẽ không nháy nữa.
Khi hệ thống báo động đang trong trạng thái sẵn sàng, vẫn có thể mở cửa cốp sau bằng cách ấn giữ nút mở cốp 1s trên chìa điều khiển từ xa, khi đó cảm biến độ nghiêng và cảm biến siêu âm trong xe tạm thời ngừng hoạt động, sau khi đóng cửa cốp lại khoảng 3s thì hai cảm biến này sẽ bắt đầu khởi động lại.
Hệ thống báo động sẽ không hoạt động nếu chìa khoá vẫn được nhét trong ổ khoá dù có bấm nút khoá trên điều khiển từ xa và đèn trong xe vẫn sáng. Một khi hệ thống báo động được khoá bằng điều khiển từ xa mà khi mở lại bằng chìa cơ thì hệ thống vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng báo động và sẽ kích hoạt ngay khi cửa lái bị mở.
Với xe có ComfortAccess, khi xe đang khoá, mở cốp xe lấy đồ mà để quên chìa trong xe thì hệ thống sẽ tự động kêu bip, tự động bật nắp cốp ra để lái xe biết mà lấy chìa ra, còn nếu không có Comfort Access thì chịu khó quay về lấy chìa dự phòng nếu không muốn đập cửa kính, cho nên tốt nhất là nên để chìa dự phòng sẵn trong ví[8D]
Hình dưới đây cho thấy cấu tạo của cảm biến siêu âm trên trần xe và hình của cái còi báo động đặc biệt.
Cảm biến độ nghiêng ghi nhận trạng thái tĩnh của xe và phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí hoặc trạng thái, chẳng hạn khi xe chuyển động hoặc bị kích lên (để tháo bánh xe). Quá trình ghi nhớ trạng thái tĩnh của cảm biến nghiêng bắt đầu sau 3s kể từ khoá xe và tất cả các cửa, nắp đã được đóng và hoàn tất, sẵn sàng báo động sau khoảng 30s. Nếu cảm biến này phát hiện có sự xê dịch của xe, nó sẽ gửi tín hiệu đến trung tâm điều khiển hệ thống báo động gắn trên trần xe và hệ thống chống trộm sẽ quyết định liệu sự xê dịch đó có đủ để rú còi báo động hay không. Để bảo đảm không báo động nhầm do xe bị rung lắc, các giá trị góc của trục xe so với phương nằm ngang sẽ được xác định sau mỗi 90ms và còi báo động chỉ bật khi sự thay đổi trạng thái kéo dài quá 1.5s. Còi báo động được thiết kế để có thể tự vận hành, giám sát và phát hiện các dấu hiệu quá tải, điện áp thấp, hở mạch để chuyển sang dùng nguồn tích điện riêng của nó. Nếu ai đó cố tình gây chạm chập hoặc phá hỏng còi thì tự nó cũng rú lên để báo động, đồng thời gửi tín hiệu báo động về trung tâm điều khiển. Giữa còi và trung tâm điều khiển được nối với nhau qua mạch của hệ thống chống trộm và mạch điện này được giám sát liên tục với chu kỳ 1.5s. Hệ thống chống trộm gửi tín hiệu đến còi báo động và còi báo động phải trả lời trong vòng 100ms, nếu không nhận được tín hiệu trả lời, hệ thống chống trộm lập tức báo động. Hệ thống cũng tự động xác định được các trường hợp bình điện yếu để tránh việc kích hoạt báo động giả. Ngay khi mạch điện bị ngắt, tức là không nhận được tín hiệu phản hồi từ còi báo động, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ tự túc (autarkic), còi sẽ rú và đèn nháy liên tục.
Tất cả các thông tin liên quan đến các sự kiện báo động kích hoạt đều được lưu trong bộ nhớ không dễ xoá của bộ điều khiển báo động nằm trong cảm biến siêu âm. Các thông tin này bao gồm: nguyên nhân gây báo động, các sự kiện tiếp theo, ngày giờ xảy ra, điều kiện môi trường như nhiệt độ bên ngoài, vị trí cửa sổ, cửa nóc, hệ thống nhiệt... Các thông tin về báo động được ghi lại theo tuần tự diễn tiến và có 10 lần báo động gần nhất được lưu trong bộ nhớ. Trên còi báo động cũng có bộ nhớ riêng, tự động lưu khi rơi vào chế độ tự túc autarkic, và nhớ được 5 lần báo động gần nhất.
Các bác cũng có thể cho xe báo động rú còi và đèn nếu muốn bằng cách kích hoạt chế độ panic mode mà em đã có lần đề cập, rất hữu ích khi ngồi xa xe một chút mà thấy có thằng nào khả nghi mon men đến gần xe mình, hãy bấm giữ nút mở cốp trên điều khiển từ xa trong khoảng vài giây.
Trong bài trước các bác đã biết hệ thống chống khởi động động cơ tân tiến của X5, và sẽ thật thiếu sót nếu hệ thống đó lại thiếu tính năng chống trộm bên trong xe. Tuy nhiên các bác sẽ thấy các kỹ sư của BMW đã rất chu đáo khi trang bị một hệ thống chống trộm hoàn hảo cho X5 E70. Nói vậy chứ vẫn không hoàn hảo lắm, nếu em mà được tham gia thiết kế, em sẽ yêu cầu họ thiết kế 2 cái gương thụt hẳn vào trong cho bọn trộm nhìn mà khóc.
Hệ thống chống trộm (DWA-có lẽ là viết tắt theo tiếng Đức) là trang bị tiêu chuẩn trên xe X5. Nó có chức năng báo động bằng cả còi và đèn nháy khi có sự xâm nhập vào xe hoặc kéo xe , tháo bánh xe. Tất nhiên hệ thống chỉ báo động khi nó được kích hoạt sẵn và nó sẽ giám sát toàn bộ phần bên trong xe, các cửa bao gồm cửa hông, cửa cốp sau, nắp khoang động cơ. Trong khoang xe, có một cảm biến dùng siêu âm được gắn ngay sau chỗ điều khiển cửa nóc, đều đặn phát các sóng siêu âm và phân tích sóng âm phản xạ để phát hiện đột nhập, đồng thời đóng vai trò trung tâm thu nhận và xử lý tín hiệu từ các bộ phận khác của hệ thống báo động. Ngoài ra, còn có 1 cảm biến độ nghiêng được gắn cùng còi báo động ở gần vòm bánh trước. Ở mỗi cửa đều có cảm biến tiếp xúc gọi là Hall sensor, trên cửa sau thì có cảm biến boot-lit contact và nắp capô thì có engine-bonnet contact và khi các cảm biến này ghi nhận có sự thay đổi trạng thái thì nó sẽ báo về trung tâm và nếu hệ thống báo động đã được cài sẵn thì sẽ chế độ báo động sẽ kích hoạt.
Hệ thống báo động chỉ được đưa vào trạng thái sẵn sàng khi mà hệ thống khoá trung tâm đã khoá xe thông qua việc khoá bằng chìa ở cửa lái, khoá bằng điều khiển từ xa hay khoá bằng cách sờ tay nắm với Comfort. Khi đó cảm biến siêu âm trong xe và cảm biến độ nghiêng bắt đầu quá trình "khởi động" trước khi được đưa vào trạng thái sẵn sàng. Cảm biến độ nghiêng sẽ gửi các thông tin đến các bộ phận cảm biến khác quanh xe (chẳng hạn như độ cao bánh xe qua height sensor) và sẽ ghi nhận trạng thái vị trí hiện tại. Trong khi đó cảm biến siêu âm sẽ quét trong xe và xác định vị trí các vật cản sẵn có trong xe. Quá trình này cần phải có thời gian nên bởi vậy, cảm biến siêu âm chỉ thực sự sẵn sàng sau khi mà các cửa đã được khoá khoảng 20s. Như em đã kể, sau 16 phút kể từ khi tắt động cơ và không có cửa nào được mở lại, bộ giảm xóc khí nén của xe sẽ tự động xả hơi ra và bộ treo sẽ hạ xuống, trong trường hợp này, hệ thống báo động đủ thông minh để không báo động nhầm.
Tuy nhiên đôi lúc cũng cần phải tắt hệ thống báo động, chẳng hạn như khi để xe trong nhà, khi vận chuyển trên tàu thuỷ hay xe tải, khi có trẻ em hay thú nuôi trên xe. Em thì hay phải dùng đến tính năng này vì hay phải cởi quần áo trong xe
Khi bấm mở khoá xe thì đồng thời hệ thống báo động cũng được tắt hoàn toàn. Nếu hệ thống trước đó đã báo động rú còi và đèn thì khi mở khoá xe, đèn LED vẫn tiếp tục nháy trong vòng 5 phút. Tất nhiên khi đang báo động rú còi mà bấm tắt bằng nút "mở khoá" thì đèn sẽ không nháy nữa.
Khi hệ thống báo động đang trong trạng thái sẵn sàng, vẫn có thể mở cửa cốp sau bằng cách ấn giữ nút mở cốp 1s trên chìa điều khiển từ xa, khi đó cảm biến độ nghiêng và cảm biến siêu âm trong xe tạm thời ngừng hoạt động, sau khi đóng cửa cốp lại khoảng 3s thì hai cảm biến này sẽ bắt đầu khởi động lại.
Hệ thống báo động sẽ không hoạt động nếu chìa khoá vẫn được nhét trong ổ khoá dù có bấm nút khoá trên điều khiển từ xa và đèn trong xe vẫn sáng. Một khi hệ thống báo động được khoá bằng điều khiển từ xa mà khi mở lại bằng chìa cơ thì hệ thống vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng báo động và sẽ kích hoạt ngay khi cửa lái bị mở.
Với xe có ComfortAccess, khi xe đang khoá, mở cốp xe lấy đồ mà để quên chìa trong xe thì hệ thống sẽ tự động kêu bip, tự động bật nắp cốp ra để lái xe biết mà lấy chìa ra, còn nếu không có Comfort Access thì chịu khó quay về lấy chìa dự phòng nếu không muốn đập cửa kính, cho nên tốt nhất là nên để chìa dự phòng sẵn trong ví[8D]
Hình dưới đây cho thấy cấu tạo của cảm biến siêu âm trên trần xe và hình của cái còi báo động đặc biệt.

Cảm biến độ nghiêng ghi nhận trạng thái tĩnh của xe và phát hiện bất kỳ sự thay đổi nào về vị trí hoặc trạng thái, chẳng hạn khi xe chuyển động hoặc bị kích lên (để tháo bánh xe). Quá trình ghi nhớ trạng thái tĩnh của cảm biến nghiêng bắt đầu sau 3s kể từ khoá xe và tất cả các cửa, nắp đã được đóng và hoàn tất, sẵn sàng báo động sau khoảng 30s. Nếu cảm biến này phát hiện có sự xê dịch của xe, nó sẽ gửi tín hiệu đến trung tâm điều khiển hệ thống báo động gắn trên trần xe và hệ thống chống trộm sẽ quyết định liệu sự xê dịch đó có đủ để rú còi báo động hay không. Để bảo đảm không báo động nhầm do xe bị rung lắc, các giá trị góc của trục xe so với phương nằm ngang sẽ được xác định sau mỗi 90ms và còi báo động chỉ bật khi sự thay đổi trạng thái kéo dài quá 1.5s. Còi báo động được thiết kế để có thể tự vận hành, giám sát và phát hiện các dấu hiệu quá tải, điện áp thấp, hở mạch để chuyển sang dùng nguồn tích điện riêng của nó. Nếu ai đó cố tình gây chạm chập hoặc phá hỏng còi thì tự nó cũng rú lên để báo động, đồng thời gửi tín hiệu báo động về trung tâm điều khiển. Giữa còi và trung tâm điều khiển được nối với nhau qua mạch của hệ thống chống trộm và mạch điện này được giám sát liên tục với chu kỳ 1.5s. Hệ thống chống trộm gửi tín hiệu đến còi báo động và còi báo động phải trả lời trong vòng 100ms, nếu không nhận được tín hiệu trả lời, hệ thống chống trộm lập tức báo động. Hệ thống cũng tự động xác định được các trường hợp bình điện yếu để tránh việc kích hoạt báo động giả. Ngay khi mạch điện bị ngắt, tức là không nhận được tín hiệu phản hồi từ còi báo động, hệ thống sẽ chuyển sang chế độ tự túc (autarkic), còi sẽ rú và đèn nháy liên tục.
Tất cả các thông tin liên quan đến các sự kiện báo động kích hoạt đều được lưu trong bộ nhớ không dễ xoá của bộ điều khiển báo động nằm trong cảm biến siêu âm. Các thông tin này bao gồm: nguyên nhân gây báo động, các sự kiện tiếp theo, ngày giờ xảy ra, điều kiện môi trường như nhiệt độ bên ngoài, vị trí cửa sổ, cửa nóc, hệ thống nhiệt... Các thông tin về báo động được ghi lại theo tuần tự diễn tiến và có 10 lần báo động gần nhất được lưu trong bộ nhớ. Trên còi báo động cũng có bộ nhớ riêng, tự động lưu khi rơi vào chế độ tự túc autarkic, và nhớ được 5 lần báo động gần nhất.
Các bác cũng có thể cho xe báo động rú còi và đèn nếu muốn bằng cách kích hoạt chế độ panic mode mà em đã có lần đề cập, rất hữu ích khi ngồi xa xe một chút mà thấy có thằng nào khả nghi mon men đến gần xe mình, hãy bấm giữ nút mở cốp trên điều khiển từ xa trong khoảng vài giây.