Hạng C
5/12/07
780
1.952
93
vnexpress.com.vn
RE: những nước có tay lái bên phải

Em nghĩ là không có khái niệm tay lái nghịch, nghịch thì làm sao mà chạy các bác ! :D . Chỉ có tay lái bên trái và tay lái bên phải thôi !
 
Hạng C
4/3/07
538
11
18
45
"Xì Gềnh"
RE: những nước có tay lái bên phải

Trích đoạn: Sonokal
Em nghĩ là không có khái niệm tay lái nghịch, nghịch thì làm sao mà chạy các bác ! :D . Chỉ có tay lái bên trái và tay lái bên phải thôi !

Đúng là vậy, mình quen miệng gọi "nghịch - thuận"
Nhưng đúng ra phải là "phải - trái"
Tiện đây cũng nói với bác "timban276" luôn là VN mình và các nước mà mình quen gọi là tay lái "thuận" tức là tay lái ở bên "phải" nhé
Tay lái "nghịch" là tay lái bên trái
Bác nên căn cứ trái phải theo góc độ đứng trước mũi xe nhìn vào xe để xác đinh trái phải, chứ không phải căn cứ theo người ngồi trong xe đâu

E nói có đúng không các bác? :D
 
Hạng D
21/12/06
1.117
616
113
RE: những nước có tay lái bên phải

Trích đoạn: hanx

Bác nên căn cứ trái phải theo góc độ đứng trước mũi xe nhìn vào xe để xác đinh trái phải, chứ không phải căn cứ theo người ngồi trong xe đâu

E nói có đúng không các bác? :D
Ủa, chứ không phải là khi lưu thông thì hướng tiến của bác bên phải của con đường => phải. Ngược lại là trái.
 
Hạng D
25/11/07
2.122
59.719
113
Viện Nghiên Cứu
RE: những nước có tay lái bên phải

Theo tôi biết thì việc có xe tay lái nghịch hay thuận là do thói quen đi lại. Trước đây, tại Anh Quốc khi mà người ta bắt đầu làm đường sá, có vỉa hè, phương tiện đi lại lúc đó phổ biến là ngựa. Mà hầu hết người đi ngựa đều lên và xuống ngựa bên trái của con ngựa vả lại ngựa ở Anh thì rất to và cao, muốn lên xuống dễ dàng người đi phải tận dụng vỉa hè, được làm cao hơn mặt đường và ngựa sẽ cập sát vào vỉa hè khi lên xuống. Thế là người ta qui định luôn rằng khi phi ngựa thì phải đi bên trái cho tiện việc lên xuống và đảm bảo không cản trở giao thông! Vậy là khi đó người ta bắt đầu hình thành tập quán (hay qui định) lưu thông bên trái. Sau này tập quán ấy được mở rộng ra khắp các nước thộc liên hiệp Anh. Vì vậy xe ôtô khi sản xuất ra có tay lái bên phải để lưu thông bên trái là thế!
 
Hạng C
22/6/06
976
5
18
RE: những nước có tay lái bên phải

Trước đây đã có bài viết về vấn đề này rồi các bác ạ. Các bác chịu kho tìm kiếm là ra.
Bác dinh7968 nói đúng nhưng đi bên trái không chỉ xuất hiện ở Anh mà khắp thế giới thời đó đêu đi bên trái đường (tiện cho việc lên xuống ngựa và tuốt gươm chiến nhau giữa đường :D). Người ta chỉ chuyển sang đi bên phải khi xe ngựa loại lớn dùng chở hàng ra đời. Vì xe có nhiều ngựa nên người lái xe ngồi bên trái sẽ cầm roi đánh ngựa dễ hơn, nhưng lại khó nhìn thấy xe ngược chiều nên các bác tài chuyển sang phải đi cho tiện. Ở Anh, xe ngựa vẫn nhỏ nên không có thay đổi gì. Trước chiến tranh thế giới 2, nhiều nước châu Âu vân đi bên trái, nhưng khi chú Hitler chiếm cả châu Âu thì đi bên phải hết. Các nước còn đi bên trái bây giờ chủ yếu là quốc đảo do lưu thông đường bộ với các nước láng giềng hạn chế.
 
Tập Lái
16/4/15
2
1
1
47
RE: những nước có tay lái bên phải



Bác incotech nói có ý đúng đấy.
Những quốc gia lái bên tay trái (nghịch) bao gồm Anh Quốc và các quốc gia thuộc khôi LH Anh + Các nước trước đây là thuộc địa của người Anh. Đây là nhóm nước điển hình cho tay lái nghịch.
Indonesia và Nhật Bản là ngoại lệ trong số các quốc gia có tay lái nghịch.
Trước đây cũng còn nhiều quốc gia khác nữa có tay lái nghịch như Anh Quốc (kể cả Mẽo) nhưng sau đó USA, Canada và 1 số nước khác đổi sang tay lái thuận
E chỉ biết có vậy, cụ thể có bao nhiêu nước thì e chưa biết, chờ các bác khác bổ sung :D
Theo em biết là Mẽo và Canada đặc biệt là Mẽo muốn không bị Anh hưởng của Anh vốn khởi đầu Mẽo cũng là thuộc địa của Anh lên đồi sang tay lái bên trái và cả bóng đá chuyển sang bóng bầu dục.
 
  • Like
Reactions: lamnk
Hạng B2
11/6/16
372
424
63
Ở Nhật dù chạy xe bên trái nhưng xe tay lái bên trái cũng vẫn có thể chạy bình thường, không cần cải hoán. Tuy nhiên như vậy thì sẽ bất tiện khi qua các trạm thu phí, gửi xe tự động và nguy hiểm khi lưu thông trên đường (cái này thì em đoán, không có thực tế).