Đấu giá biển số xe ô tô; ý kiến các bác thế nào?

  • Ủng hộ

    Bình chọn: 55 91,7%
  • Không ủng hộ

    Bình chọn: 5 8,3%

  • Total voters
    60
Hạng C
30/1/13
729
19.742
93
Rườm rà & thiếu công bằng!
Tại sao tôi đi xe wave ko được quyền bốc trúng số tứ quý?
Đó là những con số để nhà nước thực hiện quản lý chứ đâu phải mua bán giữa cá nhân & doanh nghiệp (như số điện thoại)
 
Hạng D
9/2/15
1.489
7.164
113
40
Làm ba cái chuyện thúi. Người ta tốn tiền bỏ ra mua số đẹp thì tiền trao - cháo múc. Mắc mớ m gì bố con thằng nào tự nhiên đã trả rồi còn...là tài sản công thuộc quản lý nhà nước. Mà có cho là tài sản công rồi mà lại đem đi đấu giá , tức là anh cần tiền , anh bán , anh xoay sở gì kệ bố anh. Còn sau đó nó đã trở thành của tư chứ công cán m gì nửa ? Vậy ai mua thì nấy được.
Chuyện nầy giống như 1 anh dân Daklak mua cái nhà Saigon. Số nhà là 79. Vậy chỉ cần sang tên qua tên anh Daklak , còn số giữ nguyên cho người ta, chớ hổng lẻ cấp cho số nhà khác , đem cái 79 đi bidding . Biển số chỉ cấp 1 lần , để định danh 1 cái xe trong hàng triệu cái đang chạy. Còn người Kinh , Thái , Hmong , Nùng, Tày ...gì cứ ai có tiền là có quyền sở hữu. Hết tiền rồi cứ ra ba cái trò vặt vãnh , tèm nhèm, ngoại quốc nào mà nó thèm đầu tư, đói rã họng cả đám.
Rồi sau này mở ra một ban bệ nghiên cứu số nào là đẹp số nào là xấu.
Dân ngu cu đen muốn có cái biển gắng lên phải trả một mức giá thấp nhất vì nó đẹp. Như thế vô tình lại chà đạp lên túi dân ngu cu đen một lần nữa.
Ngay ở đâycó nhiều bác nói quan điểm xấu đẹp là tùy từng người nhưng qua cái gương kính của mấy anh nhà mình thì số nào cũng đẹp. Tiền đâu chịu thấu.
 
  • Like
Reactions: super7series
Hạng B2
22/6/12
246
74
28
Vũng Tàu
Có thể sẽ có thêm đấu giá số CMND, số Hộ chiếu, số nhà, số thẻ BHYT, số thẻ gửi xe vào cổng bệnh viện ... v/v?​
 
Hạng D
18/9/15
2.405
2.774
113
Anh viết dài mà không hiểu bản chất vấn đề. tài sản công hay tư là tùy quan điểm của từng chính phủ. Cũng giống như tài nguyên đất. Ở nước mình thì đất là của Nhà nước, dân chỉ có quyền sử dụng, k có quyền sở hữu. Còn 1 số nước khác thì có thể đất là tài sản tư.
Quay lại cái biển số, ở nhiều nước thì biển nó gắn liền với tên cá nhân thì người ta được dùng suốt đời, vì thế giá cũng cao. Ở nước mình biển số là gắn với xe, nên đổi xe là phải đổi biển. chính vì thế giá trị cái biển chắc cũng k thể cao như các nước mà cá nhân sở hữu biển số.
Cái vấn đề quản lý biển như này nó vẫn k đổi từ trước đến nay, bây h nó chỉ thay đổi cách cấp biển thôi.
Xin thưa là mình chỉ nói Thêm 1 cái mặt vô lý nữa của việc cấp bs , nó có vài ba điều như thế nầy bác ah. Dài nhưng 1 lần cho rõ ràng.

- Nếu đã là Công sản thì việc cấp phép sử dụng và thu hồi tùy thích....từ phía Nhà nước. Nôm na trong câu chữ nhưng nội hàm chính xác ý nghĩa nó là như vậy phải không ạ ?
Vậy có nghĩa là mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu cái biển số và được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên và công bằng. Thế nhưng xin thưa với các anh là làm gì có chuyện đó ? Vì 1 cái chỉ cần hơi đẹp , 9 nút , hay lặp 2 con là chủ phải bỏ ra từ 1 cục cho tới hàng tấn tiền nếu biển đó thực sự Đẹp. Vậy tới đây quên cái chuyện Công bằng và Ngẫu nhiên đi nhé.

- thứ đến là nếu đã mua bán thì phải tuân thủ nguyên tắc giao dịch dân sự là giao đủ tiền - nhận hàng và sở hữu. Nhưng bây giờ lại có thêm cái chuyện thu hồi là vì người ta chuyển xe sang địa phương khác ??? Sai thêm 1 lần nữa là vì vô hình chung, cái chữ số trên biển không được công nhận hay nói cách khác nó không có giá trị toàn quốc. Tại sao cứ bắt người địa phương khác sang được tên thì mất số ??? Còn nếu họ chỉ ra tới công chứng, lách bằng vài " thủ thuật " đơn giản để giữ số , thì hóa ra cơ quan chức năng lại thêm phần khó khăn trong quản lý phương tiện giao thông vốn dĩ đã tù mù như cái chuyện xe phải ..chính chủ. Vậy rõ ràng chuyện bỏ tiền ra mua số như thế này chỉ là mua tạm cho vui thì được, nó không phải là hàng hóa. Mà đã không là hàng hóa , thì đấu giá là đấu cái làm sao ? Điều vô lý thứ 2.

- Cuối cùng là các anh nên nghĩ rằng, cái gì luật là luật mà thương mại là thương mại. Đừng làm theo kiểu nếu cần thì " quốc hữu hóa " của người ta. Còn khi mua bán thì áp dụng " kinh tế thị trường". Đã là công sản thì cứ đủ điều kiện thì đượ cấp. Như cơ chế xin - cho. Có vậy thôi. Còn đã mua bán thì người ta bỏ tiền ra để mua, họ có quyền tùy ý sử dụng. Muốn tặng, biếu , làm gì là quyền của họ. Và đã gọi là số đẹp tức đặc biệt thì nó cũng cần có 1 quy chế riêng để người thụ hưởng họ được những đặc quyềnntrong mua bán , sang tên , tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Điều nầy đem lại hiệu quả cực kỳ tốt cho ngân sách quốc gia, có thế mà không làm , tranh cãi chuyện cũ , vô ích.
 
Tập Lái
2/3/18
1
0
1
47
Tham khảo thêm số cần đấu giá nhé!
Nhóm tương tự 111. 11 có 9 số, 688. 88 - 686. 86 (12 số), 123. 45 (7), 011. 11 (9), 686. 68 (18), 122. 22 (35), 211. 11 (44), 111. 12 (44), 222. 21 (44), 111. 22 (53), 222. 11 (35), 122. 21 (88), 112. 11 (88), 112. 22 (88), 111. 23 (32), 111. 79 (41), 121. 21 (88), 000. 12 (76), 002. 09 (25), 156. 78-123. 40 (45), 123. 88 (138), 134. 47 (153), 987. 67 (72) 135. 31 (48), 122. 12 (675), 156. 56 (719)
 
Hạng B2
31/8/15
218
157
43
34
Xin thưa là mình chỉ nói Thêm 1 cái mặt vô lý nữa của việc cấp bs , nó có vài ba điều như thế nầy bác ah. Dài nhưng 1 lần cho rõ ràng.

- Nếu đã là Công sản thì việc cấp phép sử dụng và thu hồi tùy thích....từ phía Nhà nước. Nôm na trong câu chữ nhưng nội hàm chính xác ý nghĩa nó là như vậy phải không ạ ?
Vậy có nghĩa là mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu cái biển số và được lựa chọn 1 cách ngẫu nhiên và công bằng. Thế nhưng xin thưa với các anh là làm gì có chuyện đó ? Vì 1 cái chỉ cần hơi đẹp , 9 nút , hay lặp 2 con là chủ phải bỏ ra từ 1 cục cho tới hàng tấn tiền nếu biển đó thực sự Đẹp. Vậy tới đây quên cái chuyện Công bằng và Ngẫu nhiên đi nhé.

- thứ đến là nếu đã mua bán thì phải tuân thủ nguyên tắc giao dịch dân sự là giao đủ tiền - nhận hàng và sở hữu. Nhưng bây giờ lại có thêm cái chuyện thu hồi là vì người ta chuyển xe sang địa phương khác ??? Sai thêm 1 lần nữa là vì vô hình chung, cái chữ số trên biển không được công nhận hay nói cách khác nó không có giá trị toàn quốc. Tại sao cứ bắt người địa phương khác sang được tên thì mất số ??? Còn nếu họ chỉ ra tới công chứng, lách bằng vài " thủ thuật " đơn giản để giữ số , thì hóa ra cơ quan chức năng lại thêm phần khó khăn trong quản lý phương tiện giao thông vốn dĩ đã tù mù như cái chuyện xe phải ..chính chủ. Vậy rõ ràng chuyện bỏ tiền ra mua số như thế này chỉ là mua tạm cho vui thì được, nó không phải là hàng hóa. Mà đã không là hàng hóa , thì đấu giá là đấu cái làm sao ? Điều vô lý thứ 2.

- Cuối cùng là các anh nên nghĩ rằng, cái gì luật là luật mà thương mại là thương mại. Đừng làm theo kiểu nếu cần thì " quốc hữu hóa " của người ta. Còn khi mua bán thì áp dụng " kinh tế thị trường". Đã là công sản thì cứ đủ điều kiện thì đượ cấp. Như cơ chế xin - cho. Có vậy thôi. Còn đã mua bán thì người ta bỏ tiền ra để mua, họ có quyền tùy ý sử dụng. Muốn tặng, biếu , làm gì là quyền của họ. Và đã gọi là số đẹp tức đặc biệt thì nó cũng cần có 1 quy chế riêng để người thụ hưởng họ được những đặc quyềnntrong mua bán , sang tên , tương xứng với số tiền họ bỏ ra. Điều nầy đem lại hiệu quả cực kỳ tốt cho ngân sách quốc gia, có thế mà không làm , tranh cãi chuyện cũ , vô ích.
công sản có nhiều loại công sản, và mỗi mặt hàng đều có cách quản lý riêng, không phải loại nào cũng giống loại nào, anh đừng đánh đồng như thế.
Cách quản lý này là quản lý theo địa phương, cũng như hộ khẩu, thế nên khi sang địa phương khác thì anh phải đổi "hộ khẩu" là điều bình thường. Mỗi nước đều có cách quản lý khác nhau, a nên học thói quen theo điều kiện từng nơi, chứ không phải mình thích cách quản lý chỗ khác thì mình coi chỗ mình không ra gì, vì đấy cũng chỉ là ý kiến cá nhân của anh.
Còn việc anh không được mua bán, chuyển nhượng thì nó sẽ làm cho giá trị cái biển nó thấp đi. ví dụ 1 cái biển 999.99 nếu a được sở hữu toàn quyền thì a có thể phải mua đến 10-20 tỷ. nhưng với cách quản lý này thì người ta chỉ định giá nó 1-2 tỷ thôi. đây là theo thị trường, anh thấy nó đáng bao nhiêu thì anh mua bấy nhiêu. như sổ hồng và sổ đỏ thôi. cùng 1 mảnh đất thì có sổ đỏ giá nó có thể cao gần gấp đôi so với sổ hồng
Cơ chế xin cho thì quốc gia nào mà chả có, quan trọng là ở mức độ nào thôi
 
  • Like
Reactions: bl3399
Hạng D
16/10/12
3.069
6.354
113
Mấy anh không ủng hộ chắc nằm trong nhóm lợi ích.
 
Hạng D
18/9/15
2.405
2.774
113
công sản có nhiều loại công sản, và mỗi mặt hàng đều có cách quản lý riêng, không phải loại nào cũng giống loại nào, anh đừng đánh đồng như thế.
Cách quản lý này là quản lý theo địa phương, cũng như hộ khẩu, thế nên khi sang địa phương khác thì anh phải đổi "hộ khẩu" là điều bình thường. Mỗi nước đều có cách quản lý khác nhau, a nên học thói quen theo điều kiện từng nơi, chứ không phải mình thích cách quản lý chỗ khác thì mình coi chỗ mình không ra gì, vì đấy cũng chỉ là ý kiến cá nhân của anh.
Còn việc anh không được mua bán, chuyển nhượng thì nó sẽ làm cho giá trị cái biển nó thấp đi. ví dụ 1 cái biển 999.99 nếu a được sở hữu toàn quyền thì a có thể phải mua đến 10-20 tỷ. nhưng với cách quản lý này thì người ta chỉ định giá nó 1-2 tỷ thôi. đây là theo thị trường, anh thấy nó đáng bao nhiêu thì anh mua bấy nhiêu. như sổ hồng và sổ đỏ thôi. cùng 1 mảnh đất thì có sổ đỏ giá nó có thể cao gần gấp đôi so với sổ hồng
Cơ chế xin cho thì quốc gia nào mà chả có, quan trọng là ở mức độ nào thôi
Wow, thiệt là.....
Bác ơi , có vẻ như Bác phải tìm hiểu kỹ lại luật quản lý công sản cũng như luật đất đai. Nội cái .....Sổ đỏ và sổ Hồng mà Bác bảo cái sổ Đỏ giá gấp đôi cái sổ Hồng mà còn cùng 1 mảnh đất !!!! Tji2 em xin chịu Bác rồi đấy ah. Cái dự luật nầy có nhiều chỗ vớ vẫn như vậy, nên bàn bạc và chia sẻ thì cần rõ ràng và không thiên vị. Em thuộc nhóm lợi ích mà...kkkk.
Thôi chúc Bác vui vẻ, cán bộ nhà nước cũng nên cập nhật kiến thức chứ nhỉ ?