Giao Thông
22/3/19
1.039
2.459
131
34
Sau hơn nữa tháng triển khai thu phí không dừng ở các cao tốc trên cả nước, nhiều tài xế và các chuyên gia đều cho rằng đã đến lúc cơ quan quản lý cần sớm dỡ bỏ trạm thu phí như các nước đang làm.

Đề xuất dỡ bỏ hoàn toàn trạm thu phí trên cao tốc sau khi thu phí không dừng như nước ngoài


"Ban đầu chúng ta tiến hành thu phí không dừng nhằm mục đích gì? Phải bám vào mục tiêu đó và không được phép xa rời nó", PGS. TS Võ Trí Hảo, hiệu trưởng Đại học Gia Định đồng thời là chuyên gia luật.

Minh bạch doanh thu thế nào?​

Trong lịch sử vận hành các tuyến đường BOT ở Việt Nam, PGS Võ Trí Hảo vẫn ấn tượng với hình ảnh nhóm người ngồi đếm xe tại BOT Ninh Lộc (năm 2019) do nghi ngờ báo cáo doanh thu của nhà đầu tư, hay trước đó là câu chuyện một nhóm phóng viên bỏ công đếm xe để chứng minh lưu lượng tại một tuyến cao tốc cao hơn thực tế (năm 2016).

Theo ông Hảo, mục tiêu đầu tiên của việc thu phí không dừng là để tránh chuyện nhà đầu tư BOT gian lận doanh thu.

"Khi thu phí không dừng hoàn toàn, tất cả doanh thu sẽ chuyển qua một đầu mối trước khi được trả lại cho nhà đầu tư cao tốc. Các nhà cung cấp dịch vụ ETC chính là 'bộ đếm' giúp cơ quan quản lý nắm bắt được doanh thu thực sự mà không lo chủ BOT che giấu doanh thu", ông Hảo chia sẻ.

Mặc dù không nêu trường hợp cụ thể, PGS Võ Trí Hảo khẳng định chắc chắn các nhà đầu tư đường bộ có thiên hướng che giấu doanh thu thu phí. Điều này được ông đúc kết qua thời gian làm tư vấn cho các ngân hàng tín dụng trong việc ứng xử với nhà đầu tư BOT.

Đề xuất dỡ bỏ hoàn toàn trạm thu phí trên cao tốc sau khi thu phí không dừng như nước ngoài

Việc người dân ngồi đếm xe để kiểm tra sự minh bạch của nhà đầu tư BOT được kỳ vọng sẽ không tái diễn khi có hệ thống thu phí không dừng

Khi triển khai thu phí không dừng trên một tuyến đường bộ, cơ chế đối soát doanh thu được thực hiện dựa vào dữ liệu thu phí mà nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ được thông qua hệ thống Front-End lắp đặt tại trạm thu phí.

Đơn cử, khi một tuyến cao tốc lắp đặt hệ thống Front-End của VDTC, nhà cung cấp dịch vụ ETC sẽ nắm được dữ liệu của toàn bộ giao dịch thu phí ETC tại cao tốc này, thậm chí nắm được cả các giao dịch thủ công (MTC) thông qua hệ thống camera.

Ông Bùi Trình, Giám đốc Công ty CP Giao thông số (VDTC), cho biết dữ liệu thu phí sẽ được doanh nghiệp gửi thẳng về Tổng cục Đường bộ. Bên cạnh đó, các cục quản lý đường bộ cũng định kỳ hàng tháng đến kiểm tra, đối soát tại trạm thu phí để nắm bắt doanh thu.

"Tôi có thể khẳng định, các trạm do VDTC triển khai hệ thống Front-End cơ bản là chuẩn. 10 giao dịch là 10 giao dịch, chúng tôi cũng không can thiệp được", theo lời ông Trình.

Giảm ùn tắc giao thông​

Việc giải bài toán ùn tắc giao thông cũng là điều được người dân đặc biệt quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm đi lại.

Thực tế những gì diễn ra trong thời gian đầu áp dụng thu phí không dừng hoàn toàn cho thấy "hiệu ứng ngược" khi các trạm thu phí trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Lào Cai và Đà Nẵng - Quảng Ngãi còn tắc hơn bình thường.

Theo giải thích của cơ quan chức năng, tình trạng này xảy ra do tỷ lệ đăng ký dịch vụ ETC còn thấp và vẫn còn xác suất lỗi kỹ thuật trong quá trình vận hành hệ thống ETC.

Đề cập đến việc giảm ùn tắc nhờ ETC, PGS Võ Trí Hảo đánh giá mục tiêu này khó đạt được nếu các tuyến đường vẫn duy trì trạm thu phí và thanh chắn barie.

Đề xuất dỡ bỏ hoàn toàn trạm thu phí trên cao tốc sau khi thu phí không dừng như nước ngoài


"Ở nhiều nước đã không còn duy trì trạm thu phí. Chỉ cần lắp thiết bị quét dưới mặt đường hoặc đặt long môn trên cao, khi phương tiện đi qua thì hệ thống tự động quét và trừ tiền. Trong khi ở Việt Nam phương tiện vẫn phải giảm tốc độ khi đến trạm thu phí, thậm chí có nhiều trường hợp mất lái tông vào trạm", ông Hảo so sánh.

Chuyên gia cho rằng sau khi triển khai thành công việc thu phí ETC hoàn toàn trên cao tốc, cơ quan quản lý cần sớm thực hiện bước tiếp theo là dỡ bỏ trạm thu phí như các nước đang làm.

Đối với các trường hợp chưa đăng ký dịch vụ ETC nhưng cố tình đi vào làn cao tốc, cơ quan quản lý hoàn toàn có thể tiến hành phạt nguội tương tự việc xử lý các vi phạm giao thông qua camera.

Trên thực tế, một số tuyến cao tốc tương lai của Việt Nam như cao tốc vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 TP.HCM hay cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 đang được nghiên cứu công nghệ thu phí theo hướng xóa bỏ trạm thu phí và barie.

Nhân lực không giảm, lượng công việc tăng​

Đề xuất dỡ bỏ hoàn toàn trạm thu phí trên cao tốc sau khi thu phí không dừng như nước ngoài


Theo bà Bùi Thị Quỳnh, Phó giám đốc Công ty Khai thác cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (thuộc VIDIFI), cho biết tuyến đường đã trải qua hơn 2 tháng triển khai thu phí không dừng hoàn toàn (từ 1/6).

Đến nay, số lượng nhân viên thu phí tại các trạm của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vẫn chưa giảm được đáng kể. Ngược lại, khối lượng công việc mà mỗi người phải gánh còn nhiều hơn vì các sự cố phát sinh liên quan đến tài khoản ETC.

"Trước đây tại trạm đầu vào ở Hà Nội có 8 nhân viên thu phí. Sau khi đóng hết các làn thu phí thủ công, chúng tôi giảm được 1-2 người. Nhưng khối lượng công việc của mỗi người lại nhiều lên vì phải xử lý sự cố", bà Quỳnh chia sẻ.

Theo bà Quỳnh, lưu lượng xe trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện nay khoảng 45.000-50.000 xe mỗi ngày. Trong đó, vẫn có khoảng vài trăm xe chưa đăng ký dịch vụ hoặc bị trục trặc kỹ thuật.

Khi xảy ra tình huống xe gặp trục trặc tại trạm thu phí, nhân lực của VIDIFI sẽ phải kiểm tra nguyên nhân và kết nối tài xế với nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ ETC.

Hiện nay, tại trạm thu phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chỉ còn nhân viên của VETC trực xử lý sự cố. Bà Quỳnh cho biết từ sau đợt khai trương thu phí ETC hoàn toàn vào đầu tháng 6, VDTC đã rút hết nhân lực khỏi các trạm thu phí của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Xem thêm:
Theo Zing news
 
Hạng D
16/11/20
2.579
7.658
113
37
Dỡ bỏ trạm thu phí chắc khó khả thi vì:
- Phạt nguội là có thể thực hiện nhưng phạt thì vào ngân sách nhà nước còn phí thu là vào tài khoản nhà đầu tư. Phạt nguội thì chỉ ấm NN chứ phí của NĐT thất thoát sẽ xử lý như thế nào, có cơ sở để thu bù không và có thực hiện được hay không ... Như vậy thì NĐT nào đồng ý vấn đề này, chưa kể sau đó có thể tranh cãi y như bây giờ: xe tôi có dán, tiền trong tk đầy đủ, qua trạm ko đọc được là lỗi do bên anh chứ sao lại thu phạt nguội tôi được.....vấn đề này lại gây tranh cãi suốt thôi.
 
Hạng F
3/10/15
9.734
11.965
113
Bỏ trạm đi thì khỏi có lúc nào thấy cảnh kẹt xe nữa là chắc chắn.
 
Hạng D
6/12/14
1.328
1.289
113
Dỡ bỏ trạm thu phí chắc khó khả thi vì:
- Phạt nguội là có thể thực hiện nhưng phạt thì vào ngân sách nhà nước còn phí thu là vào tài khoản nhà đầu tư. Phạt nguội thì chỉ ấm NN chứ phí của NĐT thất thoát sẽ xử lý như thế nào, có cơ sở để thu bù không và có thực hiện được hay không ... Như vậy thì NĐT nào đồng ý vấn đề này, chưa kể sau đó có thể tranh cãi y như bây giờ: xe tôi có dán, tiền trong tk đầy đủ, qua trạm ko đọc được là lỗi do bên anh chứ sao lại thu phạt nguội tôi được.....vấn đề này lại gây tranh cãi suốt thôi.
Các nước đã dỡ bỏ trạm được sao chúng ta thì không?
Sẽ quy định qua trạm không đủ tiền trong tài khoản sẽ bị phạt gấp đôi, gấp 3 chẳng hạn. Khi xe qua trạm nếu máy quét không thu được tiền sẽ chụp hình xe và ngày giờ lúc đó. Tài khoản xe thì được quản lý bởi ePass và VETC. Họ hoàn toàn biết được thời điểm đó xe có đủ tiền không. Nếu vẫn còn đủ tiền thì là lỗi ở máy quét và không bị phạt đồng thời miễn phí lần đó. Nếu tài khoản thiếu tiền sẽ bị phạt gấp đôi, gấp 3. Đương nhiên nhà đầu tư được hưởng.
 
Hạng B2
19/7/17
406
514
93
Dỡ bỏ trạm thu phí chắc khó khả thi vì:
- Phạt nguội là có thể thực hiện nhưng phạt thì vào ngân sách nhà nước còn phí thu là vào tài khoản nhà đầu tư. Phạt nguội thì chỉ ấm NN chứ phí của NĐT thất thoát sẽ xử lý như thế nào, có cơ sở để thu bù không và có thực hiện được hay không ... Như vậy thì NĐT nào đồng ý vấn đề này, chưa kể sau đó có thể tranh cãi y như bây giờ: xe tôi có dán, tiền trong tk đầy đủ, qua trạm ko đọc được là lỗi do bên anh chứ sao lại thu phạt nguội tôi được.....vấn đề này lại gây tranh cãi suốt thôi.
Câu chữ “phạt nguội” có lẽ chưa chính xác. Ở đây là mô hình dịch vụ. Sử dụng dịch vụ thì sẽ mất phí là đương nhiên. Hình thức thu phí cũng có thể nói do bên cung cấp quyết định miễn không trái luật. Còn thời điểm trả phí thì có thể ngay lập tức hoặc trả muộn hoặc là không trả.
Trả ngay lập tức: miễn bàn.
Trả muộn: có giấy thông báo (mail, thư, tin nhắn.,,,) tất nhiên đi kèm theo là phí trả muộn.
Không trả: luật hoá, ra toà, hình sự hoá… cuối cùng cũng phải trả 3 phần: phí, trả muộn, phạt theo luật. Phí và phí chậm trả về chủ đầu tư. Phạt về nhà nước.
Còn vụ tranh luận độ chính xác thì chuẩn hoá trang thiết bị và xem mấy nước khác họ dùng cái gì mà học theo.
Không khó nếu muốn làm vì thiên hạ người ta đi trước vụ này lâu rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
9/1/16
1.648
3.197
123
48
Sài Gòn
Tính chuyện xa vời quá, tập trung thu không dừng cho nó tốt rồi hãy tính đến chuyện tháo dỡ. Tháo cái thanh chắn trước không lo,đi lo tháo cái trạm.Cái gì cũng phải từ từ.
 
  • Like
Reactions: kthanhvinh
Hạng D
1/4/15
1.204
2.221
113
Dỡ bỏ trạm thu phí chắc khó khả thi vì:
- Phạt nguội là có thể thực hiện nhưng phạt thì vào ngân sách nhà nước còn phí thu là vào tài khoản nhà đầu tư. Phạt nguội thì chỉ ấm NN chứ phí của NĐT thất thoát sẽ xử lý như thế nào, có cơ sở để thu bù không và có thực hiện được hay không ... Như vậy thì NĐT nào đồng ý vấn đề này, chưa kể sau đó có thể tranh cãi y như bây giờ: xe tôi có dán, tiền trong tk đầy đủ, qua trạm ko đọc được là lỗi do bên anh chứ sao lại thu phạt nguội tôi được.....vấn đề này lại gây tranh cãi suốt thôi.
nên phân biệt từng trường hợp:
1. có dán nhưng chưa thu do lỗi máy quét: thu bổ sung trả lại nđt.
2. có dán nhưng chưa chưa thu do không đủ tiền: thu bổ sung trả ndt, có thể phạt ít, tăng dần mức phạt nếu vi phạm nhiều lần.
3. chưa dán nên chưa thu: thu bổ sung trả ndt, phạt nhiều tiền bổ sung vào NS.
cái khó là về mặt công nghệ có thu thập đủ thông tin các TH chưa thu như trên ko, có thể thu sau, phạt nguội được không, có làm tăng gánh nặng quản lý không.