Hạng D
2/12/03
2.224
5.042
113
Vietnam
Đầu năm sau, tài xế không được dùng xe máy chạy xăng khi đăng ký mới vào các nền tảng; xe đang sử dụng sẽ được chuyển đổi sang điện và hoàn tất vào cuối năm 2028, theo dự thảo.

Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM (HIDS) vừa hoàn thiện dự thảo đề án chuyển đổi xe máy xăng sang xe điện dành cho tài xế công nghệ và giao hàng. Theo Thạc sĩ Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (thuộc HIDS), lộ trình chuyển đổi được thiết kế theo các mốc kỹ thuật bắt buộc, đi kèm các chính sách khuyến khích nhằm đảm bảo quyền lợi tài chính của tài xế, thúc đẩy việc thu đổi xe cũ, cho vay mua xe mới và phát triển hạ tầng sạc.

Chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe xăng sang điện trong 3 năm

Từ đầu năm 2026, khi đăng ký mới với các ứng dụng, tài xế bắt buộc phải sử dụng xe điện. Cùng thời điểm, TP HCM sẽ bắt đầu quá trình chuyển đổi xe đang sử dụng, kéo dài trong hai năm. Cụ thể, đến cuối năm 2026, thành phố đặt mục tiêu chuyển đổi 30% số lượng xe. Năm 2027, tỷ lệ này tăng lên 80% và phần còn lại hoàn tất vào năm 2028. Từ đầu năm 2029, xe máy xăng sẽ bị cấm hoàn toàn trong hoạt động giao hàng và xe ôm công nghệ.

Đề xuất lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang điện của TP HCM

Lộ trình đề xuất chuyển đổi 400.000 xe máy xăng sang xe điện tại TP HCM. Đồ họa bởi AI

Để thực hiện mục tiêu này, thành phố sẽ triển khai đồng thời nhiều chương trình và chính sách, với sự phối hợp của nhiều bên. Cụ thể, TP HCM dự kiến xây dựng các vùng phát thải thấp, nơi xe xăng sẽ bị cấm lưu thông trong giờ cao điểm từ năm 2027, và cấm hoàn toàn từ năm 2028.

Các chính sách hỗ trợ sẽ theo nguyên tắc "chuyển đổi sớm, hưởng lợi nhiều". Trong hai năm đầu, tài xế chuyển đổi sẽ được hỗ trợ ít nhất 2% lãi suất vay mua xe điện, miễn thuế VAT và lệ phí trước bạ. Đến năm thứ ba, mức hỗ trợ giảm còn 50%. Thành phố cũng dự kiến chi ngân sách để hỗ trợ chuyển đổi cho hàng chục nghìn xe thuộc nhóm tài xế khó khăn và cận nghèo.

Ngoài chính sách công, đề án còn vận động các doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ cùng tham gia. Các doanh nghiệp này sẽ quảng bá lợi ích xe điện, tặng điểm thưởng cho tài xế sử dụng phương tiện điện, đồng thời khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn dịch vụ thân thiện môi trường. Ví dụ, mỗi chuyến xe điện có thể được cộng thưởng 500-1.000 đồng, giúp tài xế cải thiện thu nhập và đồng hành cùng chương trình chuyển đổi.

Đề xuất lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang điện của TP HCM

Tài xế xe công nghệ tại trung tâm TP HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Xây dựng bản đồ pin toàn thành phố

Băn khoăn lớn nhất của việc chuyển đổi xe điện là hạ tầng sạc điện. Theo ông Hải, toàn thành phố hiện có khoảng 50 điểm đổi pin và sắp tới sẽ có thêm hai doanh nghiệp đầu tư hệ thống này. TP HCM cũng xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trạm sạc di động và trạm dừng nghỉ.

Một tổ liên ngành gồm Sở Xây dựng, ngành điện và lực lượng phòng cháy chữa cháy đã được thành lập để khảo sát chung cư, tòa nhà, từ đó xây dựng bản đồ các điểm sạc xe điện. Thành phố sẽ sử dụng bản đồ này để kêu gọi đầu tư và ban hành chính sách phù hợp. Với khu nhà trọ, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an toàn cho tài xế sử dụng xe điện.

Cũng theo ông Hải, chuyển đổi sang xe điện là một phần trong chương trình kiểm soát khí thải của TP HCM, thực hiện Chỉ thị 20 của Thủ tướng về các nhiệm vụ cấp bách trong bảo vệ môi trường. Thành phố sẽ đề xuất Trung ương phân cấp, phân quyền để triển khai hiệu quả. Về ngân sách, TP HCM dự kiến bù đắp chi phí ưu đãi như miễn thuế VAT, phí và hỗ trợ lãi suất thông qua nguồn thu từ việc bán tín chỉ carbon trong chương trình này.

Mở rộng kiểm soát khí thải tại các khu vực ô nhiễm

Bên cạnh kế hoạch chuyển đổi hơn 400.000 xe máy, Sở Xây dựng TP HCM cũng đang lấy ý kiến các bên liên quan về phương án hạn chế xe xăng, dầu tại các khu vực ô nhiễm cao. Các nội dung lấy ý kiến bao gồm: đánh giá mức khí thải của xe hiện hành, từ đó đưa ra tiêu chuẩn khí thải mới và tiêu chí giới hạn phương tiện tại những khu vực có chất lượng không khí kém.

Đề xuất lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang điện của TP HCM

Xe buýt điện kết nối Metro Bến Thành - Suối Tiên đưa vào khai thác cuối năm 2024. Ảnh: Giang Anh

Sở cũng đề xuất các giải pháp kiểm soát song song với chính sách đất đai, nhằm phục vụ đầu tư vào bến bãi, trạm sạc trong lộ trình phát triển giao thông xanh. Ngoài ra, các đơn vị liên quan được yêu cầu nghiên cứu kiểm soát việc sản xuất, nhập khẩu và phân phối nhiên liệu xăng, dầu... để phù hợp với tiêu chuẩn khí thải mới trên địa bàn.

Theo đại diện Sở Xây dựng, đây là một phần trong Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông của TP HCM, gồm hai giai đoạn. Giai đoạn một đã hoàn tất với việc ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh. Mục tiêu đến năm 2030, toàn bộ xe buýt tại thành phố sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường.

Trong bối cảnh TP HCM vừa sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Xây dựng đang phối hợp với các đơn vị để đánh giá tác động và đề xuất giải pháp thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn mới. Phương án này dự kiến sẽ hoàn chỉnh trong quý III năm nay.

Đối với giai đoạn hai, đơn vị tư vấn đang xây dựng đề án cho toàn TP HCM sau sáp nhập, dự kiến trình UBND và HĐND thành phố vào quý IV/2025. Nội dung trọng tâm là xây dựng chính sách ưu đãi cho cá nhân, doanh nghiệp chuyển đổi xe xăng sang xe điện, bao gồm thu mua xe cũ, hỗ trợ đổi xe mới dùng năng lượng sạch. Đối tượng áp dụng mở rộng ra nhiều nhóm, từ xe cá nhân đến taxi, xe công nghệ...

Đề xuất lộ trình chuyển đổi 400.000 xe xăng sang điện của TP HCM

Người dân đi đo khí thải miễn phí tại trung tâm bảo dưỡng, năm 2020. Ảnh: Giang Anh

Song song, TP HCM cũng sẽ hoàn thiện các giải pháp kiểm soát khí thải giao thông đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Thành phố sẽ phân vùng kiểm soát khí thải, ưu tiên xe điện, hạn chế xe dùng xăng dầu tại một số khu vực như trung tâm TP HCM, huyện Cần Giờ, Côn Đảo... Các tiêu chí và trình tự triển khai sẽ được công bố kèm theo chính sách đồng bộ.

Tính đến tháng 6/2025, TP HCM quản lý hơn 9,6 triệu phương tiện (cao nhất cả nước), gồm hơn một triệu ôtô và gần 8,6 triệu xe máy, chưa kể lượng lớn xe vãng lai. So với cùng kỳ năm trước, số lượng xe tăng 3%, trong đó ôtô tăng đến 9%, gây áp lực lớn lên hạ tầng và môi trường đô thị.

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải (nay là Sở Xây dựng), khí CO (Cacbon monoxit) và HC (Hydrocarbon), có hại cho sức khỏe, phát ra từ xe máy hiện chiếm 90% tổng các loại xe cơ giới tại thành phố. Đề án tính toán khi áp dụng kiểm soát, mỗi năm thành phố giảm hơn 56.000 tấn khí CO, 4.400 tấn HC thải ra môi trường.

Thực tế, yêu cầu kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông đã được Chính phủ đặt ra từ năm 2010, khi Thủ tướng phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe máy tại Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, chương trình vẫn chưa được triển khai hiệu quả, chủ yếu do thiếu hành lang pháp lý.

Năm 2020, Sở Giao thông Vận tải TP HCM từng xây dựng Đề án thí điểm kiểm soát khí thải xe máy, tổ chức kiểm tra miễn phí tại nhiều đại lý bảo dưỡng, với mục tiêu xây dựng lộ trình cụ thể từ trung tâm ra toàn thành phố. Tuy nhiên, đề án tạm dừng sau khi Luật Bảo vệ môi trường mới được ban hành, để điều chỉnh theo hướng tiếp cận toàn diện và đồng bộ hơn.


>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao?
 
Hạng D
1/4/15
1.648
2.910
113
Lộ trình 3 năm đến 2029 của HCM có vẻ ổn hơn cấm tức thời của HN từ 2026:
- chỉ cấm xe dịch vụ: xe này chạy nhiều nên là đối tượng phát thải chính, chuyển sang xe điện cũng giúp chạy hiệu quả hơn khi điện rẻ hơn xăng, xe dịch vụ thì phải sạc thường xuyên tại các trạm sạc lẫn tại nhà khác với xe dân hầu hết phải sạc qua đêm tại nhà nên ít gây áp lực lên hạ tầng trạm sạc, PCCC khi chuyển đổi đồng thời.
- việc chuyển đổi có lộ trình: cấm xe mới > chuyển đổi xe cũ, ai ko có xe có thể dùng xe của vin để chạy cũng không áp lực nhiều về tài chính.
- cấm theo đối tượng chứ ko cấm theo vành đai là hợp lý hơn, vì vành đai ảnh hưởng ko chỉ người trong vành đai mà gồm cả người từ ngoài vành đai đi vào.
Tương tự cũng nên chuyển đổi dần với xe ô tô chạy dịch vụ: đặc biệt là xe bus > taxi > tải, có thể chuyển đổi sang điện hoặc hybrid, chứ ko cần điện hoàn toàn.
 
  • Like
Reactions: beemca and cheetah
Hạng C
21/12/19
581
1.602
93
41
Cần gắn loa giả lập tiếng động cơ chứ nhiều lúc đi bộ mà 2b điện nó vút qua cái giật cả mình.
 
  • Haha
Reactions: beemca
Tập Lái
8/12/21
42
73
18
35
Chưa có phương án hỗ trợ chi tiết mà thấy hội bán xe điện có dấu hiệu "chảnh" rồi. Mai mốt giả sử hỗ trợ x triệu/xe, các thương hiệu lại tăng giá thêm x triệu thì cũng bằng thừa. Nhà nước cần phải đảm bảo bình ổn giá trước khi tung ra các gói kích thích.
 
  • Like
  • Haha
Reactions: beemca and hoang244
Hạng B2
13/3/21
184
319
63
35
Công ty xe điện Λin hân hạnh tài trợ chương trình và Nộ trình cấm xe điện
Ô nhiễm thì đến từ rất nhiều nguồn khác nhau: khói bụi do xây dựng, khí thải do ô tô, các nhà máy công nghiệp vẫn còn ở trong và các vùng ngoại ô, và đốt phụ phẩm nông nghiệp, trong đó cũng 1 phần nhỏ là do xe máy.....
Không có các giải pháp giảm ô nhiễm bền vững từ tất cả các nguồn ô nhiễm, liệu cấm xe máy thì có giảm ô nhiễm được nhiều không, thì không cần biết. Chỉ cần nhẩm tính số xe máy điện bán ra thu được mớ khơ khớ USD thì triển thôi. Định bơi ra biển lớn kiếm bạc lẻ mà khó quá, thì thôi ta về ta đánh ao ta, gà què ăn quẹn cối xây vậy cũng tự hào rồi.
 
  • Like
Reactions: NhanGE and Mr_Lee
Hạng D
15/1/22
1.199
4.601
113
Để bảo vệ môi trường, Nên cấm hẳn xe 2b chứ ko nên chuyển đổi (sẽ gây lãng phí + rác thải, cũng là ô nhiễm).

NN phải quyết liệt hơn.
 
  • Like
Reactions: Mr_Lee
Hạng C
29/10/17
845
4.958
93
Biên Hòa
Để bảo vệ môi trường, Nên cấm hẳn xe 2b chứ ko nên chuyển đổi (sẽ gây lãng phí + rác thải, cũng là ô nhiễm).

NN phải quyết liệt hơn.
Đô thị ở VN ko biết nhà nước quản lý sao mà chỉ dành cho xe 2 bánh là nhiều, nếu cấm hẳn thì chắc xã hội sẽ loạn lên giống như những lần thiếu xăng, thiếu khẩu trang...
 
  • Like
Reactions: cheetah