Bác Mondeo đúng là chuyên gia về lĩnh vực KS này
. Vấn đề này liên quan đến “ con người “ là... hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, hệ thống quản lý tốt cũng giảm đáng kể thiệt hại ko mong muốn. Để cập vấn đề gian lận này có 2 mặt ( rút kinh nghiệm/ vẽ đường cho hươu chạy) nên tốt nhất off-beer để nghe bác Mondeo truyền đạt kinh nghiệm là hay nhất.
Khách sạn là 1 ngành kinh doanh khá đặc biệt liên quan dễ xảy ra tình trạng gian lận và mất cắp nội bộ do các yếu tố sau:
- Hoạt động 24/7/ 365 --> các hoạt động tạo doanh thu diễn ra liên tục. Thêm vào đó do bối cảnh công việc ca kíp nên nhân viên rất dễ dàng thân nhau ---> tạo những nhóm lợi ích( thông đồng, móc ngoặc).
- Nhân viên ở các khu vực dễ dành tiếp cận tiền mặt trong các giao dịch với KH
- Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng - e.g. F&B - dễ dàng lấy và giấu diếm.
- Ngành này có tỉ lệ nhân viên nghỉ việc khá cao + lương thấp (staffs )--> trách nhiệm và hiệu quả của giám sát sẽ thấp.
Do đó, góc độ quản lý thì phải xây dựng 1 hệ thống chống/ hạn chế gian lận/ mất cắp nội bộ tiếp theo tiêu chuẩn ACFE ( The Associates of Certified Fraud Examiniers)


. Hệ thống này được thiết kế để liên kết với qui trình làm việc hiên tại để tạo sự minh bạch trong quản lý và có chiến lược chống gian lận một cách hợp lý, cover tất cả các BP liên quan như em đề cập bên trên.
Vẫn biết là do “con người” nhưng vai trò của management là quản lý “ con người” + qui trình nên nói như thế cũng …hơi huề vốn, và việc đóng ngu phí ko ít thì nhiều là hiển nhiên cho mỗi ai làm công tác quản lí


.
Cách tiếp cận quan trọng nhất để hạn chế vấn đề gian lận trong quản lý là hiểu được bản chất của gian lận một cách sâu sắc để có cách xử lý/ phòng ngừa kịp thời.
Bất cứ 1 hành vi gian lận nói chung nào đều phải xảy ra 3 yếu tố:
Áp lực : Lý do tại sao nhân viên gian lận. Đa phần các nguyên nhân thống kê là do áp lực tài chính gây ra ( con đau , con ốm, thiếu tiền bao gái, anh em OS bo phá giá, cho vay cắt cổ 100%……) Tuy nhiên, có vài đứa bị điên coi ăn cắp là sở thích thì ko kể.
Cơ hội: những cơ hội khả năng để thực hiện gian lận. Những cơ hội này có được do hệ thống quản lí nội bộ yếu , giám sát kém và…bố trí nhân sự ko hợp lí ( quá nhiều đặc quyền….)
Sự hợp lí hóa: Đây là thành phần chính trong hầu hết các gian lận. Người gian lận
ngụy biện những lí do để bào chữa cho hành vi của mình:
E.g tiêu biểu:
- Em làm thế là bởi vì em phải lo cho con em cho….gà em. Ko có tiền thì tèo cả nhà, ai ở hoàn cảnh như em đều phải làm thế ( family issues)
- Bây giờ ai mà chẳng làm thế, em ko làm thì thằng khác nó cũng làm ( social perception)
- Bây giờ em ko còn ai giúp đỡ cả, chỉ mình em lo cho em thôi nên em kiếm được càng nhiều bây giờ càng tốt ( tham)
- Thì do ông trả lương bèo, ông chèn ép tôi quá nên tôi phải làm thế cho ông biết. Anh có cái cơ ngơi này cũng nhờ tôi giúp bao nhiêu năm nay…tôi lấy là đúng…( workplace disatisfactions..)
----> Ngoài hệ thống hạn chế chống gian lận bằng qui trình, thủ tục và bố trí nhân sự hợp lí cho các BP, người quản lí phải đi sâu sát cái quần…chúng..để thấy được mông…mỏi của anh chị em mà có phản ứng/ phòng ngừa hợp lí.
E.g :
Tìm hiểu, quan sát xem nhân viên có nghiện bài bạc, đề đóm, hút chích hay không, hoàn cảnh gia đình, nhà cửa….. ...nhiều thứ quá



. Tất nhiên là ko phải căn ke nhưng quan sát thấy nhân viên mặt mày phờ phạc, mất ngủ hay làm việc ko hiệu quả do sức khỏe, hoăc các yếu tố khác...
Những thay đổi trong thói quen, hành vi của nhân viên:
- Tự nhiên mua xe mới , mua nhà mới, trang sức quần áo đắt tiền.
- Hóa đơn thu chi trên bàn làm việc
- Phản ứng khó chịu vô cớ khi bị hỏi về công việc.
- Đi trễ về sớm, mặt mày khó chịu, làm OT ko cần thiết.
- Mượn tiền đồng nghiệp
- Không thích thăng cấp, đổi vị trí...
- Hay phàn nàn về công ty/ công việc/ so sánh người này người kia
- Hay xin sửa chữa/ thay đổi hóa đơn , giấy tờ....
Em xin trở lại chủ đề chính là quản lý chi phí khách sạn tiếp
…..