Status
Không mở trả lời sau này.
Bò Hóng
13/12/06
8.381
73.002
113
Như vậy thấm thoát đã gần ½ năm đã chuẩn bị đi qua. Kết thúc năm 2011 đầy biến động rủi ro.
Trong suốt gần 6 tháng qua tình hình chẳng có gì là biến chuyển cả, khó khăn vẫn nối tiếp khó khăn. Thị trường ảm đạm tổng cầu giảm đáng kể hàng tồn chất như núi và cả hệ thống kinh tế ( doanh nghiêp) đang è cổ nuôi hệ thống ngân hàng.
Vẫn biết tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm không tăng thậm chí là âm nhưng với lãi suất hiện nay thì hệ thống ngân hàng vẫn tạm ổn, các ngân hàng top dưới thì “nhộn nhịp” với xu hướng sát nhập, đón chờ những giải pháp “cứu” của nhà nước.

Vậy dự đoán trong 6 tháng cuối năm thì khả năng kinh tế có khởi sắc hay không? và xu hướng đầu tư sẽ trông vào cái gì?
- Điểm lại tình hình năm 2011, trong năm qua năm mà CP thực hiện cái Nghị quyết 11 về Xiết chặt để kiềm chế lạm phát, suốt cả năm cả thị trường coi như bất động, bởi chỉ có xiết và xiết, thậm chí nhà nước còn tranh thủ thu bớt lượng tiền mặt đang lưu thông trên thị trường nữa. Bởi thế mà ai ai cũng hỏi “ Tiền lúc này nó đi đâu đó, khan thế nhỉ”. Tiền bị thu về trong khi sản phẩm vẫn cứ phải chảy ra và cuối cùng thì hàng chất đống, doanh nghiệp đóng cửa.
- Việc đầu tư trong năm 2011 đúng chỉ còn chờ vào ông trời. Ai may mắn thì lướt được một số tiền lớn khi mà Vàng nó tăng đột biến, hàng nông sản tăng nếu cuối năm ai đó trữ được. Chứng thì em không biết nhưng thấy gần về tết âm lịch thì nó chạy về gần 350, không biết năm rồi bác nào theo Chứng có thu hoạch được gì không. Bất động sản thì cả năm coi như đứng im giá thanh khoản cực kém trong khi Lãi đóng cho cái này thì gần như chiếm gần hết. Các dự án giảm giá kích cầu nhưng không hề tạo ra được hiệu quả, tâm lý của người mua vẫn luôn trông chờ vào khả năng giảm tiếp. Uy tín của giới BDS xuống cấp trầm trọng.
- Tín dụng đen bể nhiều do làm ăn khó khăn, các vụ vỡ nợ, nợ không thể trả của các doanh nghiệp tư nhân cỡ bự, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác thì coi như vô vọng.
- Tình hình trong nước khó khăn mà thế giới cũng vậy, thị trường xuất khẩu giảm sút. Người lao động mất việc nhiều, người dân thắt chặt chi tiêu, tình trạng mất an ninh trật tự tăng rõ rệt.
- Bởi thế mà trong năm rồi và gần đây trong FI, CNL rất nhiều thớt Than Quảng Ninh xuất hiện và được rất nhiều member ủng hộ….

Vậy từ giờ tới cuối năm năm chúng ta trông chờ vào điều gì?
- Từ đầu năm tới giờ đúng là chả có cái gì đáng để chúng ta làm cả. Do đó việc Có thủ chặt là giải pháp tốt nhất cho đến bây giờ.
- Trông chờ vào nhà nước? Đúng là trong suốt năm 2011 chính sách điều hành vĩ mô chả có cái gì ngoài việc ngồi im mà Xiết mặc thiên hạ rên xiết. Và trong mấy tháng gần đây có lẽ CP đã thay đổi.

- Không trông chờ vào sự may mắn của thị trường mà trông chờ vào chính sách điều hành của Chính phủ để tìm kiếm giải pháp đối phó.
- Có vẻ lúc này CP cũng gấp lắm trong việc nhận thấy tình hình kinh tế đang rơi vào Giảm phát và buộc phải có giải pháp điều hành chứ không thể im lặng mãi được. Rút kinh nghiệm như năm 2009 về việc vội vàng tung tiền kích cầu rồi ăn đòn kiểu 2011 vừa rồi.
- Việc chính phủ giao cho bộ Tài Chính chủ xị đề án tái cấu trúc và nhanh chóng phê duyệt tức thì cho thấy sự sốt ruột bên trong. Đề án tái cấu trúc (TCT) lần này phân rõ các nhóm đối tượng cần kích thích. Dù nhìn vô thấy nó thảm thảm thế nào ý, đa số phục vụ cho đối tượng thu nhập thấp, trung bình. Nhưng có lẽ đối tượng này sẽ làm ăn hiệu quả hơn là mấy ông lớn. Và ngược lại thì khả năng đi lên nó cũng từ từ thôi.
- Một điều quan trọng nhất trong đề án là tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng, đây thuộc vào tầm vĩ mô rồi. - -- Nhưng có lẽ nên như thế để hệ thống ngân hàng TMCP hiện nay hoạt động ổn định và an toàn hơn. Việc điều hành chỉ đạo của ngân hàng nhà nước sẽ hiệu quả hơn. Rồi đây trong FI chắc không còn cảnh post bài huy động vốn chui nữa hỉ, dẫu biết cái này thơm tính thu phí mà chưa nghĩ ra giải pháp nào, nay đành bỏ vậy! - Người gửi tiền cũng yên tâm gửi tiền dài hạn mà không phải nhấp nhổm nữa. Bác nào muốn vay thì cũng dễ dàng hơn như bây giờ.

Câu hỏi đặt ra là lần này CP có quyết tâm không? Và các ngân hàng có nghiêm túc thực hiện không?
- Cái này chắc là có đấy. Việc phân loại đánh số, buộc phải sát nhập, áp đặt chỉ tiêu, tái cấp vốn ( Mua lại), tăng cường giám sát chặt chẽ,…. Và thực tế đang chuyển biến đúng theo kịch bản đã đưa ra.

- Khi viết tới đây thì hay tin NHNN đã chính thức giảm thêm 1% trần LS huy động, như thế chứng tỏ CP cũng mạnh tay thêm một nhát nước nhằm kích thích khối ngân hàng mạnh tay hơn trong việc thả tiền ra. Và điều này từ giờ tới cuối năm nếu không có những chuyển biến sớm thì khả năng giảm tiếp hoặc đi kèm với vài mệnh lệnh nữa để tăng tính quyết liệt hơn.

- Nếu để ý thêm 1 chi tiết nữa là tốc độ phê duyệt các đề án rất nhanh, cũng như những đề xuất cho hệ thống tài chính ngân hàng vậy.
- Trong báo cao của CP vừa trình trước QH hôm rồi, chỉ số tăng trưởng vẫn giữ nguyên là 6-6,5% mặc dù trong gần 6 tháng chỉ số này chỉ là 4%. Do đó để đảm bảo từ giờ tới cuối năm thì tốc độ phải tăng khoảng 8 -9%. Theo em con số này là Khó. Giải thích cho cái này ( không giải thích kiểu theo kiểu các bác lãnh đạo nhà mình), rút kinh nghiệm năm qua chỉnh tới chỉnh lui cuối cùng không đạt được cái nào cả, Chán phèo. Do vậy các bác nhà mình vẫn giữ nguyên để khúc cuối chỉnh 1 lần, có chửi cũng chỉ nghe 1 lần. Nói thì nói như vậy, nhưng bậu sậu nào chả muốn có con số đẹp, muốn số đẹp thì chắc chắn là phải làm Tăng, và cách dễ dàng nhất đó là Tăng Đầu Tư Công. Bởi vậy bác nào trước giờ đang sống vào cái này thì chắc chắn từ giờ tới cuối năm là được Vớt lại rồi nhé.

Tính hiệu quả và thời điểm.?
- Câu hỏi này nhiều lần đã đề cập nhưng lần này có thể thấy rõ hơn.
+ Nhìn lại bên ngoài, cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp, Quốc hội ở Hylap, Đảng CDU ở Đức đang mất dần quyền lực,… cho thấy chính sách thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu đã không còn phát huy hiệu quả, mà ngược lại các chính phủ mới thành lập đang có xu hướng kích cầu chi tiêu trở lại.
+ Và VN mình cũng đang tìm mọi cách để kích cầu, xả hàng tồn,….
Nhận thấy là tài sản trú ẩn là Vàng coi như trong gần 10 tháng nay coi như chỉ có xu hướng giảm, giới đầu tư vào muộn cho đến lúc này thì thiệt hại tương đối nặng. Chứng khoán thì trong giai đoạn tái cấu trúc toàn hệ thống, thị trường chưa có tín hiệu sáng sủa.

- Các gói giải pháp , kích cầu,… mà CP đang triển khai hiện nay liệu có phải là cơ sở vững chắc để người dân vững lòng tin hay không? Cái này có lẽ là chưa đủ.
- Nhưng có điểu này có thể ai cũng hiểu, Nếu ai cũng khư khư như bây giờ thì chắc chả mấy nỗi tất cả đều ôm nhau xuống vực hết. Và điều này các cụ lãnh đạo nhà mình hiểu hơn ai hết, các cụ thừa biết rằng không thể dùng vũ lực ép người dân móc tiền ra được mà buộc phải dùng Chính Sách.

- Chính sách rõ ràng nhất mà vừa qua tại hội nghị TW5 bế mạc hôm 15/5 vừa rồi, trong báo cáo nhận mạnh là việc tháo gỡ nút thắt chính là Bất Động Sản – Điều này có lẽ là trong các văn kiện hay chỉ đạo nào từ trước tới tới giờ không bao giờ đề cập cụ thể và chi tiết như thế ( về cái này rảnh ngồi chém gió phân tích xem các lãnh đạo nhà ta sẽ dùng chiêu thức gì mới đây). Chỉ có điều thời gian kết thúc hội nghị TW xong là các cụ lại họp QH cả tháng nữa do vậy thì tình hình chỉ đạo thực hiện sẽ lại kéo dài thêm ( bố khỉ họp gì mà họp lắm thế không biết, lại họp sít xìn sịt).

- Túm váy là thời gian khởi động chắc khoảng đầu tháng 7 tới. Hiệu quả tới đâu thì chỉ có nước coi CP quyết tâm tới chừng nào ( nói xui 1 tí là: Tiền nhà nước in được thì cứ mạnh tay thôi :D)
Năm 2011 thì xu hướng là tìm kèo thơm để tự xử
Năm 2012 thì bám lấy chính sách mà lựa kèo để theo.

Bây giờ tranh thủ nhanh chân tìm hướng mới đây.
 
Tập Lái
25/5/12
18
0
0
31
Theo ngu ý của em, bây giờ đầu tư vào ngành Ngân Hàng, Năng lượng, và Nông nghiệp, và một số ngành công nghiệp nhẹ là ổn nhất.
Thế giới khủng hoảng từ năm 2008, nhưng Việt Nam thật sự bước vào khoảng hoảng năm 2010 và trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2011, năm 2012 này tình hình vẫn chưa khởi sắc. Nếu các nhà lãnh đạo không chủ quan khi cho rằng Việt Nam miễn dịch với cuộc khủng hoảng hoặc ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng này mà có những chính sách vĩ mô phù hợp thì sẽ không phải gánh chịu hậu quả năng nề như hiên nay.
Vì mục tiêu duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong những năm 2008-2010, mà chủ yếu là tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng bất động sản đã làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ trong những năm sau này.
Bây giờ, bất động sản chìm sâu, sức mua giảm mạnh, nền kinh tết đang trên dà giảm phát... chiếc tàu thực sự đang chìm dần xuống đại đương... Em không kỳ vọng một cuộc giải cứu ngoạn mục có thể cứu nổi con tàu đắm này. Các nhà đầu tư nên tìm cái phao khác nào đó để bám vào thì hay hơn...
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/6/08
2.310
550
113
Nhà tui chứ đâu.
1. Đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng chiến lược để lấy điểm. 2. Xuống tiền để có miếng đất cắm dùi. 3. Lựa trong đống giấy lộn đang phát hành nhang nhản cái nào sạch đẹp kỳ vọng trong 6 tháng để có cái hồi hộp. Đó là kế hoạch của em :D
 
Hạng D
14/5/08
2.536
21.230
113
Mình éo biết làm gì với tiền mặt đang gửi bank nên mình quyết định mang đi xây nhà mặc dù không có nhu cầu. Haizzzzzzzzzz

Riêng về câu hỏi "Khi nào kinh tế phục hồi" thì đúng là cực khó trả lời, người thì bảo cuối 2012, người thì nói phải hết 2013. Nhưng cũng chính câu hỏi này hồi 2009 hay 2010 thì câu trả lời lại là 2011 và 2012 hehehe. Thực sự mà nói VN có cái quái gì để mà phục hồi, trước giờ toàn móc tài nguyên thô lên bán, hết tài nguyên thì biết bán cái gì ?

Tâm lý chung của anh em kinh doanh, sản xuất mà em gặp là chán rồi, 3-4 năm là khoảng thời gian quá dài. Thú thật bây giờ mà lãi suất còn 10% như hồi 2007 thì em cũng không dám vay để chiến đấu nữa
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/2/09
821
1.454
93
43
:D 1 cây 2 trái , chuẩn bị gửi qua mẽo cho rồi ! tính hoài mệt !
 
Mgz confirmed
Hạng D
30/8/07
1.074
168
78
Điểm lại tình hình năm 2011, trong năm qua năm mà CP thực hiện cái Nghị quyết 11 về Xiết chặt để kiềm chế lạm phát, suốt cả năm cả thị trường coi như bất động, bởi chỉ có xiết và xiết, thậm chí nhà nước còn tranh thủ thu bớt lượng tiền mặt đang lưu thông trên thị trường nữa.

siết mà vẫn bội chi ngân sách 5% đó bác,
 
Hạng F
6/12/08
9.717
33
48
Ukraine
Năm 2010 một tâp đoàn tư nhân lớn của VN mua nhà máy xẻ sấy gỗ ...Đã hơn năm nay đóng của và nghe đâu chuẩn bị cơ cấu vào chung với một bác to nữa . Noi chung những lúc khó thế này mới sàng lọc bớt các doanh nghiệp làm ăn chụp giựt , phá giá ...Biết đâu sẽ đẻ ra những tập đoàn vững mạnh . Còn em giờ này nghĩ trước nhận làm mợ công ăn lương cho các sếp khác đỡ đau đầu như làm sếp bây giờ
63.gif
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.360
149.439
113
www.phindeli.com
Chính phủ thì có quyết tâm, nhưng cái việc "tháo gỡ nút thắt chính là Bất Động Sản" thì năm nay sẽ không thể làm được. Vì BĐS chết là do quá nhiều chung cư, mà dân thì đã quá sợ chung cư, nhất là các loại chung cư vẽ trên giấy. Cho nên là ế thì vẫn hoàn ế thôi.

Múc đất nền pháp lý ngon, vị trí ngon như bác KAC là vô cùng chính xác. Còn tiền thì cứ đất nền mà múc các bác ạ.

Sản xuất kinh doanh thì phải nói là vẫn vô cùng khó, như Koonjang nói "ls có về 10% cũng chẳng dám vay để chiến đấu nữa". Năm nay và năm sau, bác nào còn tồn tại và phát triển thì sẽ có cơ sở kinh doanh rất vững chắc.

Điểm sáng duy nhất em thấy trong năm nay là đầu cơ chứng ngắn hạn, vì có kích cầu thì chứng sẽ có sóng mạnh, bất kể doanh nghiệp đang èo uột. Tuy vậy trò chơi này dễ đứt trym, không dành cho tất cả mọi nguời.
 
Status
Không mở trả lời sau này.