Hạng D
4/5/12
4.400
26.597
175
Trang quochoi.org

http://quochoi.org/dong-bao-hiem-bat-buoc-chi-la-to-giay-lon-khi-xe-gap-tai-nan-rat-vo-dung.html
Bút chiến trên mạng :
Đóng bảo hiểm bắt buộc chỉ là tờ “giấy lộn” khi xe gặp tai nạn, rất vô dụng?

Thứ năm, 12/04/2018, 10:19 (GMT+7)

- Qua vụ lái xe tải đánh lái “thần sầu” cứu 2 nữ sinh nhưng lại đối diện với một tai họa khác là đền thiệt hại cho xe khác do mình gây nên, tôi có một thắc mắc mong anh chị em giải đáp: Đó là vai trò của Bảo hiểm ở đâu trong vụ này?
truong-hop-khong-duoc-boi-thuong-tu-bao-hiem-bat-buoc-xe-may.jpg

Đóng bảo hiểm bắt buộc chỉ là tờ “giấy lộn” khi xe gặp tai nạn
Ý tôi nói là cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, mà bất cứ xe nào cũng phải mua kể cả xe máy. Vậy loại bảo hiểm này sẽ đền cái gì, trong trường hợp nào?
Ở nước ngoài, lái xe rất yên tâm là chẳng bao giờ phải bỏ tiền túi ra đền cái gì cả, tất cả đã có bảo hiểm lo lỡ khi mình sai.
xe_1.jpg

Hình ảnh do camera an ninh của nhà dân ghi lạ vụ Tài xế xe tải đánh lái xuất thần, cứu mạng 2 nữ sinh trong gang tấc.
Nơi tôi ở (Đức), đối với xe cộ có 3 loại bảo hiểm:
1 – Bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc (Haftpflichversicherung). Loại bảo hiểm này bắt buộc tất cả các phương tiện tham gia giao thông trên đường (trừ xe đạp) đều phải mua. Khi đi đăng ký xe phải có bảo hiểm này họ mới cho xe lưu hành. Còn hãng bảo hiểm thì cứ đều đặn mỗi năm đánh giấy về thu tiền, chậm là họ báo ra sở giao thông, sở giao thông sẽ đánh giấy nhắc nhở, nếu vẫn không trả họ cho người đến tận nhà gỡ tem gắn trên biển số cấm xe lưu hành. Lỡ khi mình sai gây tai nạn, bảo hiểm này sẽ thay mình đền tất cả thiệt hại do mình gây ra, từ việc thiệt hại cho người bị mình gây tai nạn đến việc sửa chữa hỏng hóc đường xá cây cối của nhà nước.
2 – Bảo hiểm xe một phần (Teilkasko). Loại bảo hiểm này sẽ đền cho bạn trong trường hợp thiên tai, trộm cắp, cháy nổ.
3 – Bảo hiểm xe toàn phần (Vollkasko). Loại bảo hiểm này chịu trách nhiệm đền cho bạn tất cả trong mọi trường hợp trừ khi bạn không tuân thủ những điều kiện bắt buộc.
Về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc, họ có cách tính rất khoa học. Xe càng hiện đại, càng mới độ an toàn càng cao thì càng rẻ. Xe đăng ký ở đô thị thì đóng đắt hơn đăng ký ở tỉnh lẻ vì nguy cơ tai nạn cao hơn, xe chỉ một người lái (xe cá nhân) đóng rẻ hơn xe nhiều người lái (xe gia đình hoặc xe của hãng). Bằng lái càng cũ, càng ít gây tai nạn thì đóng càng rẻ. Họ tính bảo hiểm bằng phần trăm (%). Ví dụ người mới học xong bằng lái xe đóng 200%, sau 1 năm lái an toàn tụt xuống còn 175%, sau đó cứ mỗi năm an toàn lại tụt 10%, cứ như vậy tụt đến mức không tụt được nữa là 30%. Nếu năm nào đó bạn gây tai nạn, bảo hiểm phải đền hộ bạn thì năm sau số % của bạn tăng vọt, có thể đang 60% năm sau họ nâng lên 150% ngay tùy theo mức độ nặng nhẹ. Xe càng đi nhiều cây số một năm thì đóng cao hơn xe ít đi…
tai-nan-2-15223917197311693191159-15224723495161341191335.jpg

Hiện trường vụ tai nạn. Tai nạn khiến xe Toyota đậu bên đường hư hỏng.
Tóm lại, sinh ra cái bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc là bảo hiểm của người sai đền cho người đúng kể cả chết người.
Vậy không biết bảo hiệm trách nhiệm bắt buộc của cái xe tải ở đâu mà anh lái xe phải đền cho cái xe Toyota 7 chỗ?
Facebooker Đặng Cường
Trên otofun.net
https://www.facebook.com/groups/otofun/permalink/2005143099574313/
View attachment 1595658
Nhảm nhí, mình được nhiều người chia sẻ bảo hiểm đó cũng cứu thua nhiều trường hợp. 1 anh tài Uber bảo chạy xe tông mazda 6. Con xe sửa hơn trăm triệu, bảo hiểm trả 70 triệu còn lại anh ấy tự bỏ tiền túi ra đền.
 
Hạng D
4/5/12
4.400
26.597
175
Ủa, hình như người ta sai và đã đền 18 tr rồi thì BHVC đâu cần đền nữa.
Đòi bảo hiểm xong, bảo hiểm nó trả rồi đi kiện tội trục lợi bảo hiểm (tội hình sự) còn mệt hơn. Đã nhận tiền được đền bù thỏa đáng thì thôi đi, tham quá
 
Hạng B2
16/4/15
142
236
43
Hóng thêm cái vụ xe khác gây tai nạn cho mình, có camera quay lại hẳn hòi, và bảo hiểm bên mình vịn vào cớ này để từ chối bảo hiểm.
Nói chung là... (còn may) chưa bị lần nào nên em mù mờ lắm các bác ạ.
Bác nào nhiệt tình cho em bài giảng thông não với.
Về nguyên tắc nếu xe kia gây tai nạn cho bác mà có camera quay lại chứng minh là bác k sai, bác k có lỗi thì thằng BHVC của bác nó k đền cho bác là đúng rồi. Mà thằng bảo hiểm TNDS của xe kia sẽ đền cho bác sau khi có kết luận bên kia sai từ cơ quan CA, mức bồi thường tối đa 100tr nếu trên 100tr chủ xe kia sẽ đền cho bác phần chênh lệch.
 
Hạng F
16/7/15
6.295
25.141
113
Về nguyên tắc nếu xe kia gây tai nạn cho bác mà có camera quay lại chứng minh là bác k sai, bác k có lỗi thì thằng BHVC của bác nó k đền cho bác là đúng rồi. Mà thằng bảo hiểm TNDS của xe kia sẽ đền cho bác sau khi có kết luận bên kia sai từ cơ quan CA, mức bồi thường tối đa 100tr nếu trên 100tr chủ xe kia sẽ đền cho bác phần chênh lệch.
tại không sử dụng điều khoản trách nhiệm chéo (hoặc ủy quyền đòi bh).
ngay lúc xảy ra tai nạn, gọi bh bên mình vô, từ lúc này bh bên mình phải lo cho mình, rồi lấy bên kia kiểu nào là chuyện của bh; chúng ta thường không sử dụng quyền này (có khi cũng không biết hoặc có thể lúc mua bh không có đk này);
 
Hạng F
1/6/15
5.555
28.522
113
Mời các anh tham khảo những điều quan trọng của nghị định về bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới:
Điều 12. Giám định thiệt hại
1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên thỏa thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
3. Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.
4. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Điều 13. Loại trừ bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc của người bị thiệt hại.
2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Điều 14. Nguyên tắc bồi thường
1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.
3. Mức bồi thường bảo hiểm:
a. Mức bồi thường bảo hiểm về người: được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính;
b. Mức bồi thường thiệt hại về tài sản: được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.
 
Hạng C
5/3/13
559
1.103
93
Về nguyên tắc nếu xe kia gây tai nạn cho bác mà có camera quay lại chứng minh là bác k sai, bác k có lỗi thì thằng BHVC của bác nó k đền cho bác là đúng rồi. Mà thằng bảo hiểm TNDS của xe kia sẽ đền cho bác sau khi có kết luận bên kia sai từ cơ quan CA, mức bồi thường tối đa 100tr nếu trên 100tr chủ xe kia sẽ đền cho bác phần chênh lệch.
Bác nói cứ như đúng rồi ý.....
 
Hạng C
5/3/13
559
1.103
93
Ba mình có dạy, đọc 7 lần trước khi ký Bác ợ.