Hạng B2
23/5/12
441
0
0
Ý tưởng phun nhiên liệu trực tiếp trên động cơ xăng được kỹ sư người Thụy điển Jonas Hesselman áp dụng đầu tiên trên động cơ lai “Hesselman engine” - kết hợp động cơ xăng và động cơ diesel vào năm 1925, sau đó động cơ này được trang bị trên máy bay để sử dụng trong suốt thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Tiếp theo, Bosch phát triển động cơ này cho 2 nhà sản xuất ôtô là Goliath và Gutbrod và ra mắt vào năm 1953. Công nghệ này vẫn được các nhà sản xuất ôtô theo đuổi nhưng không có sự đột phá lớn trong việc phổ biến rộng rãi ra các xe thị trường
images787009_b2.jpg

Điểm khác biệt lớn nhất của công nghệ phun xăng trực tiếp so với các động cơ phun xăng điện tử là thay vì đặt vòi phun ở phía trước xupap và hình thành hỗn hợp xăng và không khí bên ngoài buồng đốt thì hệ thống phun xăng trực tiếp đặt vòi phun trực tiếp bên trong xilanh vì vậy hỗn hợp xăng và không khí sẽ được hình thành trực tiếp ngay trong buồng đốt. Điều này giúp giảm thất thoát nhiên liệu trên đường ống nạp, giảm ô nhiễm khí thải, tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu.
Với Volkswagen
TSI được viết tắt từ cụm từ Turbocharger và Fuel Stratified Injection, có nghĩa là động cơ tăng áp (đơn hoặc kép) kết hợp với công nghệ phun xăng trực tiếp, có tác dụng tăng sức mạnh của động cơ (với turbo tăng áp) và tiết kiệm nhiên liệu (phun xăng trực tiếp), đáp ứng gần như hai yêu cầu quan trọng của người chơi xe ngày nay là xe vừa có sức mạnh, lại vừa giảm được chi phí nhiên liệu. Đối với môi trường, công nghệ TSI cũng được xem như một giải pháp xanh vì khi giảm được mức tiêu hao nhiên liệu thì đồng thời cũng giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường. Ngoài ra, động cơ TSI còn có những ưu thế khác.
Một trong những ưu thế khi áp dụng công nghệ động cơ mới TSI được Volkswagen quảng bá chính là thu nhỏ được kích cỡ động cơ. Nhờ cụm tăng áp kép, công suất tối đa của động cơ có thể đạt được cùng với lượng nhiên liệu tối thiểu mà kích cỡ động cơ nhỏ hơn. Việc giảm kích cỡ của động cơ làm cho hiệu suất của nó cũng cao hơn nhờ giảm được tổn thất do ma sát. Động cơ nhỏ hơn tất nhiên sẽ nhẹ hơn và giúp giảm tổng trọng lượng xe.
Trong các động cơ TSI, việc kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp với tăng áp dùng khí thải hoặc kết hợp tăng áp dùng khí thải với máy nén (tăng áp kép) để tăng áp khí nạp làm cho hiệu suất động cơ nâng cao rõ rệt. Người lái có thể cảm nhận rõ hơn về sức mạnh của động cơ này qua độ vọt của xe và tiếng gầm của động cơ, đặc biệt đối với những dòng xe theo phong cách thể thao như Tiguan (SUV) hay Scirocco (coupé). Quá trình cháy trong động cơ xăng tăng áp cũng diễn ra hoàn hảo hơn, hiệu suất cao hơn so với các thế hệ phun xăng trước đây
Động cơ TSI của Volkswagen được thiết kế để cho ra moment xoắn cực đại ngay tại vùng tốc độ quay thấp, khoảng 1.500 hoặc 1.750 vòng/phút. Điều này ảnh hưởng tích cực đến cảm giác lái và suất tiêu hao nhiên liệu. Người lái có thể dùng moment xoắn tối đa trong một dải dài của vòng tua máy và động cơ TSI có thể kết hợp hoàn hảo với các cặp tỷ số truyền tương ứng phù hợp với tất cả các vị trí số.
Tương tự TSI của Volkswagen, TFSI của Audi - hãng xe hơi hạng sang khác của người anh em đến từ nước Đức thuộc gia đình Volkswagen cũng có những đặc tính nổi trội và đã hiện diện trong hầu hết các dòng xe của hãng này
w20.jpg

Không thể phủ nhận được sức mạnh, khả năng tăng tốc nhanh và tiết kiệm nhiên liệu của những dòng xe sử dụng động cơ công nghệ mới TSI hay TFSI vì chẳng hạn loại 2.0L có thể cho sức mạnh tương đương động cơ 3.0L thông thường, trong khi chỉ tiêu hao nhiên liệu tương tự động cơ 2.0L và đẩy ra môi trường một lượng khí thải nhỏ tương đương. Nhờ những ưu thế đó, hiện nay, việc sử dụng động cơ có turbo tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của Global Insight, nếu năm 2008 mới chỉ có khoảng 24% lượng xe sản xuất trên thế giới sử dụng turbo tăng áp thì đến năm 2020, con số này có khả năng sẽ lên tới 72%!
 
Hạng B2
23/5/12
441
0
0
cám ơn bác động viên. Lâu lâu em phọt tí ấy mà.
I love VW
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Một trong những ưu thế khi áp dụng công nghệ động cơ mới TSI được Volkswagen quảng bá chính là thu nhỏ được kích cỡ động cơ. Nhờ cụm tăng áp kép, công suất tối đa của động cơ có thể đạt được cùng với lượng nhiên liệu tối thiểu mà kích cỡ động cơ nhỏ hơn. Việc giảm kích cỡ của động cơ làm cho hiệu suất của nó cũng cao hơn nhờ giảm được tổn thất do ma sát. Động cơ nhỏ hơn tất nhiên sẽ nhẹ hơn và giúp giảm tổng trọng lượng xe.
Trong các động cơ TSI, việc kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp với tăng áp dùng khí thải hoặc kết hợp tăng áp dùng khí thải với máy nén (tăng áp kép) để tăng áp khí nạp làm cho hiệu suất động cơ nâng cao rõ rệt.


tăng áp dùng khí thải = turbocharger thường áp dụng ở xe hơi dân dụng
tăng áp dùng máy nén = supercharger của các xe bự như đầu kéo container, xe tải bự, xe khách xe đò v.v... cả một số chủng loại xe tải quân sự nhiều "cầu" cũng xài

trước đây supercharger được dẫn động bằng chính động cơ xe bởi dây cu-roa tức một phần công suất máy (và tiêu tốn nhiên liệu) được dành cho việc này
Nay vẫn vậy hay là máy nén chạy điện ? (giống như bơm trợ lực lái điện) ?
 
Hạng B2
23/5/12
441
0
0
Bác muốn bán xe thì bác cũng nên biết sp là gì , ai sx, hoạt động thế lào?
 
Tập Lái
21/6/12
37
3
8
DSG box nói:
Động cơ TSI của Volkswagen được thiết kế để cho ra moment xoắn cực đại ngay tại vùng tốc độ quay thấp, khoảng 1.500 hoặc 1.750 vòng/phút. Điều này ảnh hưởng tích cực đến cảm giác lái và suất tiêu hao nhiên liệu. Người lái có thể dùng moment xoắn tối đa trong một dải dài của vòng tua máy và động cơ TSI có thể kết hợp hoàn hảo với các cặp tỷ số truyền tương ứng phù hợp với tất cả các vị trí số.
Không thể phủ nhận được sức mạnh, khả năng tăng tốc nhanh và tiết kiệm nhiên liệu của những dòng xe sử dụng động cơ công nghệ mới TSI hay TFSI vì chẳng hạn loại 2.0L có thể cho sức mạnh tương đương động cơ 3.0L thông thường, trong khi chỉ tiêu hao nhiên liệu tương tự động cơ 2.0L và đẩy ra môi trường một lượng khí thải nhỏ tương đương. Nhờ những ưu thế đó, hiện nay, việc sử dụng động cơ có turbo tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp đã trở nên khá phổ biến trên thế giới. Theo số liệu của Global Insight, nếu năm 2008 mới chỉ có khoảng 24% lượng xe sản xuất trên thế giới sử dụng turbo tăng áp thì đến năm 2020, con số này có khả năng sẽ lên tới 72%!
Em công nhận với suy nghĩ của bác về sâu thì nên hiểu sản phẩm của minh bán để tư vấn được tốt cho khách hàng!
Nhưng cái bài viết ở trên vẫn có cái gì đó chưa hợp lý. Em cũng sử dụng xe của VW vfa công nhận TSI hay FTSI (dùng cho Audi) có rất nhiều lợi thế. Nhất là xe chạy ở VN mình thường xuyên ở tốc độ thấp, phải vượt nhanh ở đường hẹp, đông phương tiện... thì động cơ xăng, nhưng mang ưu điểm của động cơ dầu như mô men xoắn đạt cực đại cao, đạt ngay ở còng tua thấp, khoản đạt cực đại rộng... Nhưng nhận xét động cơ có tổng dung tích 2 lít có công suất tương đương 3 lít (đúng), nhưng tiêu thụ nhiên liệu, xả lượng khí sau khi đốt tương đương động cơ 2 lít khác thì chắc chắn là không tưởng!
Nếu về lý thuyết thì động cơ đốt trong hoạt dộng ở áp suất cao thường có hiệu suất cao hơn khi chạy ở áp suất thấp thì đúng, nhưng TSI sẽ mất 1 phần công suất cho tăng áp (dùng khí thải hay điện cấp từ máy). Nhưng việc tăng áp suất thì không thể cao được như động cơ dầu cho nên hiệu suất chỉ có thể được giới hạn bằng động cơ dầu. Công suất do nhiên liệu cháy trong xi lanh sinh ra, công suất lớn đòi hỏi nhiều nhiên liệu và đốt bao nhiêu nhiên liệu sẽ ra 1 lượng khí thải tương ứng... Do vậy chỉ nên viết sử dụng ít nhiên liệu và thải ra khí thải hơn động cơ 3.0 không tăng áp dù đạt công suất tương đương!
 
Last edited by a moderator: