Công Nghệ đồng hồ máy bay

imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
tieunhan nói:
cái này là arrester hook, khi đáp pilot vẫn giữ nguyên ga, nếu miss hết thì còn ga đễ phóng lên đễ bay vòng lại đáp tiếp

Lúc vừa chạm tàu thì pilot tống hết ga đến khi nào tụi dưới đất ra dấu mới cắt ga
 
O.S.P.D
16/6/04
2.046
26
38
55
Việt Nam
ad nói:
Hôm nay em với thấy topic này, có mấy câu hỏi nếu bác nào biết xin chỉ dùm:
- chặng hà nội - sài gòn thường dùng máy bay a320, boing 737. tốc độ khi máy bay rời mặt đất khoảng bao nhiêu. độ dài đường băng và gia tốc của từng loại. tại em hay aq là mình ngồi máy bay thì độ "dính ghế" và tốc độ cũng ngang xe đua f1, không biết có đúng không?
- tại sao máy bay bay vòng ra biển, nếu có sự cố thì máy bay có thể hạ xuống biển mà không bị chìm không. em sợ chết, hay nghĩ vẩn vơ chắc nó không bị sao, nếu có bị mà rơi xuống biển thì có áo phao cũng không chết được, nhưng vẫn tiếc cái laptop, nếu máy bay chìm thì mất, phí dữ liệu.

Tôi đã từng để cục GPS trên 777, khí cất cánh tốc độ chừng 250-270km/h thì nó nhấc khỏi mặt đất, khi xuông hình như thấp hơn 1 tẹo
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
nho_vo nói:
ad nói:
Hôm nay em với thấy topic này, có mấy câu hỏi nếu bác nào biết xin chỉ dùm:
- chặng hà nội - sài gòn thường dùng máy bay a320, boing 737. tốc độ khi máy bay rời mặt đất khoảng bao nhiêu. độ dài đường băng và gia tốc của từng loại. tại em hay aq là mình ngồi máy bay thì độ "dính ghế" và tốc độ cũng ngang xe đua f1, không biết có đúng không?
- tại sao máy bay bay vòng ra biển, nếu có sự cố thì máy bay có thể hạ xuống biển mà không bị chìm không. em sợ chết, hay nghĩ vẩn vơ chắc nó không bị sao, nếu có bị mà rơi xuống biển thì có áo phao cũng không chết được, nhưng vẫn tiếc cái laptop, nếu máy bay chìm thì mất, phí dữ liệu.

Tôi đã từng để cục GPS trên 777, khí cất cánh tốc độ chừng 250-270km/h thì nó nhấc khỏi mặt đất, khi xuông hình như thấp hơn 1 tẹo

Vr thay đổi tuỳ theo gió, trọng lượng, nhiệt độ,...
 
Hạng C
10/5/08
903
1
0
Visit Site
@bac Ad: Vụ đáp xuống biển đã có câu trả lời, chiếc A 320 đáp xuống sông Hudson ỡ NY. bình an vô sự

@Nhovo: cái GPS amateur hình như tốc độ ko chính xác như GPS của máy bay. Hình như chỉ có GPS mới xác định được ground speed của máy bay tức là tốc độ thật của máy bay so với mặt đất
 
Hạng D
3/9/08
4.594
47.086
113
tieunhan nói:
các bác chịu khó xem link này nha, máy bay gãy hết 1 cánh khi nhào lộn mà vẫn đáp an tòan và đẹp nữa là khác. Ko thể tin được

http://www.chilloutzone.de/files/08102703.html

Bác IMC? Nếu bác lái trong trường hợp này thì bác có qua được không? Hay vấn đề chỉ là hên xui? Và trong quá trình đào tạo pilot người có dạy cho những tình huống này không bác?
 
Tập Lái
17/9/08
15
0
0
Chào các bác imc, tieunhan và vanda cùng toàn thể anh em OS quan tấm đến thread 8 nhưng rất thú vị này. Em rất cảm ơn và mong các bác post ảnh thêm cho em mở mang kiến thức.

Về câu hỏi của bác, em mạn phép trả lời đó là chiếc C-47 đúng không ạ?
 
Tập Lái
17/9/08
15
0
0
Cái hình trên là intensive care unit. tạm gọi là thiết bị săn sóc đặc biệt cho bệnh nhân gắn trên vận tải cơ C 17. Chiếc này chở 77 tấn, được cái cất cánh, hạ cánh trên đường băng ngắn có 900 mét hà(Stol- Short take off and landing)
[/quote]

Bác tieunhan cho em hỏi nguyên lý nào mà chiếc C-17 khổng lồ và nặng như thế có thể take-off trong vòng 900 mét được ạ? Hay là do bốn động cơ nó mạnh hơn máy bay vận tải thường? Thanks!
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
hoadat nói:
tieunhan nói:
các bác chịu khó xem link này nha, máy bay gãy hết 1 cánh khi nhào lộn mà vẫn đáp an tòan và đẹp nữa là khác. Ko thể tin được

http://www.chilloutzone.de/files/08102703.html

Bác IMC? Nếu bác lái trong trường hợp này thì bác có qua được không? Hay vấn đề chỉ là hên xui? Và trong quá trình đào tạo pilot người có dạy cho những tình huống này không bác?

@hoadat: phim nay xao do bac oi bac coi ky thi thi thay lien
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.806
113
kiettranvy nói:
Bác tieunhan cho em hỏi nguyên lý nào mà chiếc C-17 khổng lồ và nặng như thế có thể take-off trong vòng 900 mét được ạ? Hay là do bốn động cơ nó mạnh hơn máy bay vận tải thường? Thanks!

Tui mạn phép mấy bác phi công trong này để trả lời câu hỏi của bác kiettranvy!

Để cái máy bay cất cánh được thì lực nâng ở hai cánh máy bay phải lớn hơn trọng lượng của toàn bộ máy bay. Để đạt được điều này thì có ba phương án:

1. Tốc độ máy bay đủ lớn để có được lực nâng cần thiết. Nếu chọn phương án này trên một đoạn đường băng ngắn thì máy bay phải có gia tốc lớn. Mà để có gia tốc lớn thì cần động cơ khỏe. Tuy nhiên, động cơ khỏe sẽ dẫn đến trọng lượng bản thân động cơ lớn, mức tiêu tốn nhiên liệu lớn và đến một mức nào đó thì mức gia tăng công suất động cơ này không tương xứng với những yếu tố nói trên.

2. Hình dáng mặt trên của cánh máy bay được thiết kế cong nhiều để tạo nên sự chênh lệch vận tốc dòng không khí ở mặt trên và mặt dưới cánh máy bay, nhờ đó tạo nên sự chênh lệch áp suất và đó chính là lực nâng máy bay. Tuy nhiên, mặt trên này lại không được cong quá mức vì nếu không sẽ tạo nên những nhiễu loạn không khí phía trên cánh máy bay, làm cho lực nâng không ổn định và thậm chí còn có thể ném máy bay thay vì nâng nó lên.

3. Diện tích bề mặt của cánh máy bay càng lớn thì lực nâng càng lớn. Tuy nhiên, diện tích này cũng không thể tăng thoải mái được vì còn liên quan đến vấn đề chế tạo và độ bền.

Túm lại, để có thể giảm quãng đường cất cánh của máy bay mà vẫn duy trì được tải trọng thì phải kết hợp cả ba phương án trên (tất nhiên còn phải có việc thiết kế thân máy bay sao cho có lực cản ít nhất, trọng lượng nhẹ nhất mà vẫn đảm bảo được độ bền). Còn việc đặt năng hay đặt nhẹ phương án nào trong số các phương án nói trên thì còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng, trình độ công nghệ v.v... Ví dụ, một cái máy bay chiến đấu thì có thể chọn cách tăng tốc rất nhanh vì ông phi công đã quen với gia tốc đó rồi nhưng một chiếc máy bay chở khách thì không thể chọn cách đạp ga dính ghế như vậy được! :D