Hạng B2
23/8/11
438
373
63
Tourbillon thì đồng hồ Tàu cũng có, giá thấp nhất tầm 7tr VNĐ, dĩ nhiên không mượt mà như đồ Thuỵ Sĩ. Chủ yếu làm màu, nhìn hệ thống cơ khí chạy trông thích mắt chứ cũng chẳng có gì bảo đảm là chạy chính xác hơn không có Tourbillon.
Link đồng hồ Tourbillon Tàu giá 7tr: https://www.youtube.com/watch?v=lNma1pFHbvk
Tôi thấy badc ss với tourbillion Tàu ở đây ko hợp bác ạ! Cái kia nó có giá trị riêng của nó, ko thể như anh Tàu chuyên ăn cắp bản quyền của người ta rồi đưa vào chế tạo công nghiệp được!
 
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
suy nghĩ quá thiển cận. đừng đổ cho thương hiệu gì cả. yếu tố con người làm nên tất cả. không biết rõ thì không nên đánh đồng, chỉ làm người thêm khinh mình thôi nhé. thân!
Cảm ơn bác đã khinh e. E rất thích gặp người đủ khả năng khinh mình. Vì có lẽ mình đã gặp đc người giỏi hơn mình ở khía cạnh nào đó để học tập.
Bác có cao kiến gì cụ thể hơn cứ nói tiếp, e nghe
 
  • Like
Reactions: oldman_hp1973
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
Bác đừng đánh đồng cách nghĩ của đa số người bình thường với những người đi Bentley hay có khả năng mua 1 chiếc đồng hồ 170k usd. Với đa số chúng ta nhu cầu chỉ đơn giản là ăn, mặc, ở còn với họ thì nhu cầu họ ở cấp độ cao hơn nhiều, do tiền nhiều nên một số người đam mê những cái thuộc về nghệ thuật. Ví dụ như tỷ phú thế giới có thể bỏ ra mấy trăm triệu usd chỉ để mua một bức tranh mà phần đông chúng ta nhìn vào chả hiểu gì và thậm chí là thấy nó xấu! Đơn giản vì chúng ta ko phải dân đam mê và có hiểu biết nghệ thuật như họ để có thể hiểu và cảm được bức tranh. Tương tự cho đồng hồ, mấy cái đồng hồ mà giá lên cả 100k usd thì người ta mua ko phải chỉ để xem giờ mà mua vì nó là một kiệt tác nghệ thuật và kiệt tác cơ khí. Nhiều đại gia mua đồng hồ về thậm chí ko hề đeo ra đường mà chỉ cất nhà, mỗi ngày đem ra ngắm đồng hồ chạy, các cơ cấu phức tạp bên trong quay một cách đẹp đẽ tinh tế là họ thấy hạnh phúc và đáng với số tiền bỏ ra rồi. Nói chung bác không nên áp đặt cái góc nhìn của mình cho những người giàu vì ta và họ ko giống nhau. Khi nào còn phải lo kiếm cơm, còn thấy xe sang là mắc (trong đó có tôi) thì ko hiểu được thú chơi đồng hồ của dân giàu đâu bác ạ. Bác cũng nên đọc kỹ lại bài viết trước của tôi, cái đồng hồ Breitling kia mắc ko phải vì thương hiệu hay vì làm bằng vàng hay gắn kim cương, thương hiệu Breitling chỉ tầm tầm trong giới đồng hồ, nó mắc vì có tourbillon, một thứ rất phức tạp và khó chế tạo. Tất nhiên tourbillon với những người ko mê đồng hồ thì nó là vô bổ nhưng với người mê đồng hồ thì nó là giá trị, ngắm tourbillon quay khi đồng hồ chạy là niềm vui đối với nhiều người mê đồng hồ nên họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua cái niềm vui đó.
Em nhìn con voi nó là con voi. Bác nhìn con voi là cái cột đình. E với bác mà tranh luận tiếp lại oánh nhau như mấy ông thầy bói thì trẻ con nó cười cho :D
 
Tập Lái
20/6/13
26
7
3
Mấy bác chém ác quá.... con Bentley thi cug sag trọng vừa vừa như em Brietling nhưng quan trọng cả hai kết hợp cho ra em đồng hồ độc đáo này.
Em mercedes cug gắn em IWC đó.....
Em nó có bộ toulbilon thì tất nhiiên không rẻ rùi... em đang lăn tăn không biết nó dùng cơ chế gì đẻ em nó chạy trog khi em Benltley không chạy. Vì em này không thể mỗi lần chạy là chỉnh giờ, có mà dở hơi với mức giá đó ah!!!!????
Mấy em toulbilon trên thị trươung cả triệu Obama thì cũng chỉ trữnăng lượng 2 ngày là cùng và phải đeo hàng ngày.
 
  • Like
Reactions: raptor918
Hạng C
10/5/12
852
498
93
Em ví von vậy thôi, cả em và bác đều không thể biết chính xác nó gia công hết bao nhiêu tiền :D
Nhưng em khẳng định giá trị thương hiệu nó chiếm tỷ lệ cực lớn trong cái đồng hồ. Kể cả cái xe luôn.
Quan niệm của thằng Tư bản muốn giầu phải làm thương hiệu, muốn làm thương hiệu phải uy tín. Ở VN mình ít có quan niệm này, kể cả chính sách cũng không có luôn.
Em thấy thương hiệu đúng là quan trọng, điều đó đặc biệt hơn ở vn về xe hơi. Giờ đem cái logo KIA dán vào thằng innova chắc tháng sau kg thấy em nó trong top 5 xe bán chạy nữa đâu hihi, em vui tí đừng chém em nha các bác.
 
  • Like
Reactions: Matiz22
Hạng B2
22/2/09
217
94
28
Tôi thấy badc ss với tourbillion Tàu ở đây ko hợp bác ạ! Cái kia nó có giá trị riêng của nó, ko thể như anh Tàu chuyên ăn cắp bản quyền của người ta rồi đưa vào chế tạo công nghiệp được!
Em nghĩ ý bác ấy chỉ nêu cái thực tế là tàu nó cũng làm được (chất lượng chưa biết, copy thì rõ rồi) chứ không phải như có bác nói ở trên là toàn thế giới chỉ khoảng chục hãng làm được, đến Rolex còn làm hổng nổi.
 
  • Like
Reactions: Tuckey2011
Hạng B2
5/6/15
136
186
43
Thế bác ko tính giá trị chất xám trong việc chế tạo chiếc đồng hồ này à? Cho bác tiền mua nguyên vật liệu về xong rồi bác có chế ra được cái đồng hồ này ko? Đồng hồ có tourbillon (cái bộ phận tròn tròn nằm ở vị trí 6 giờ) thì việc có giá trên 100k usd là bình thường. Đồng hồ tourbillon mắc ko phải nằm ở chất liệu mà ở sự phức tạp trong việc chế tạo tourbillon, số hãng đồng hồ chế dược tourbillon không nhiều và số bậc thầy chế tạo đồng hồ có thể chế ra tourbillon cũng chỉ là thiểu số, xin nhấn mạnh là bậc thầy, trình độ thuộc dạng trùm thế giới chứ không phải thợ đồng hồ trả lương vài triệu đồng mà đủ sức làm ra cái đồng hồ này! Tourbillon chỉ nhỏ như cái nút áo nhưng chứa đến 70-80 bộ phận nhỏ xíu và khi chế tạo lắp ráp đòi hỏi độ chính xác rất cao, chỉ cần một hơi thở thở trúng mấy bộ phận nhỏ xíu khi ráp thôi thì mọi thứ phải làm lại từ đầu. Nghĩ ra được cách chế tạo tourbillon đã là việc rất khó khăn, bỏ cong sức chế tạo và lắp ráp thủ công cực nhọc vô cùng. Những cái đồng hồ kiểu này thì số lượng sản xuất được mỗi năm ko nhiều vì phải làm thủ công rất mất thời gian chế tác và người ngồi làm cái đồng hồ này cho bác là bậc thầy dạng đỉnh của thế giới thì giá cao là chuyện ko quá khó hiểu. Còn nói về thương hiệu thì Breitling cũng bình thường trong giới đồng hồ thôi chứ chưa phải gì ghê gớm, đồng hồ Breitling nhiều cái chỉ có 2000-3000 usd thôi nên khong có chuyện gắn mác Breitling lên mà hét được giá 170k usd đâu, Breitling dám hét giá đó thì chỉ có thể là do sự khó khăn trong chế tạo, số lượng chế tạo hạn chế của chiếc đồng hồ này thôi. Người không đam mê và ko rành đồng hồ thì họ sẽ không lấy option này vì giá đồng hồ mắc gần bằng con xe, còn người đam mê mà lấy option này thì họ đủ trình để biết giá của nó hợp lý hay không. Một người sành đồng hồ không ai đem đổi một con tourbillon dù chỉ làm bằng thép của Breguet (hãng ông tổ của tourbillon) lấy một con Rolex bình thường dù nó có làm bằng vàng hay thậm chí đính kim cương cả. Giá cả một thứ ko chỉ đơn giản là giá vật liệu và giá gia công mà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác, vật liệu vẽ ra một bức tranh cũng chỉ rẻ bèo, thời gian vẽ cũng có thể ngắn nhưng bức tranh vẫn có thể có giá vài trăm triệu usd đấy!
bác nói rất đúng....kai giá trị nằm ở cách chơi (cách che tạo), chứ k fai nam ở nguyên liệu, đã là đam mê thì vô giá bác ak.....1tr $ cũng mua, chứ 170k van còn re
 
  • Like
Reactions: Tuckey2011
Hạng B2
21/3/07
182
104
43
Visit Site
Người ta vẫn nói: Chê thì dễ hiến kế thì khó.
Thật ra hiến kế không khó. vấn đề là các Bô có muốn làm hay không, tại sao lại không muốn làm?
Ai cũng hiểu một đất nước muốn phát triển thì nền sản xuất kinh doanh dịch vụ phải phát triển, nền sản xuất kinh doanh muốn phát triển thì phải làm thương hiệu.

Muốn thúc đẩy người ta làm thương hiệu trước tiên phải có cách định giá được thương hiệu. Định giá thương hiệu để làm gì? đương nhiên là để bán, sát nhập, góp vốn bằng thương hiệu, cái gì bán được mà chả thúc đẩy người ta làm.
Muốn định giá thương hiệu điều kiện tiên quyết là phải có một thị trường cạnh tranh tự do và lành mạnh. Muốn cạnh tranh tự do trước tiên bỏ sự can thiệp thô bạo của Chính Phủ, thứ hai bỏ Doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo. Muốn có một thị trường lành mạnh phải bỏ giao dịch tiền mặt thiếu minh bạch, bỏ giao dịch tiền mặt thì ai cũng biết tài sản của mình có bao nhiêu.
Các Bô đang có tấn Vàng trong nhà, và dự kiến có vài tấn nữa, bỏ mấy cái kia đi các bô đi tù đầu tiên. Nên bao nhiêu năm, bao nhiêu hiệp định, bao nhiêu sức ép từ trong đến ngoài nước nhưng các Bô nhất quyết không bỏ.

Thúc đẩy làm thương hiệu chỉ là nền tảng cho mọi sự phát triển. Thực chất thế giới phẳng không ai làm từ đầu đến cuối một sản phẩm. Vì thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu mỗi nước, mỗi ngành hàng phải xác định chính sách vĩ mô ta đứng ở đâu trong đó.
Nếu muốn đứng ở khâu đầu tiên R&D thì sang châu âu, Mỹ, Nhật, Hàn mà học hỏi cách họ làm và đầu tư.
Muốn đứng ở khâu thứ 2 là Gia công chế tạo thì sang Thái Lan, Trung Quốc mà học.
Muốn đứng ở khâu cuối là Phân phối có thương hiệu thì bỏ tiền ra mà học những tập đoàn phân phối toàn cầu như Amazon, Goldmart...
Muốn đứng ở khâu trung chuyển thì sang Singapor mà xem họ quy hoạch sân bay cảng biển như nào.
Muốn đi hót phân, làm bãi rác cho thế giới thì học... lãnh đạo Việt Nam

Tuy nhiên mọi nguồn gốc của sự phát triển đều đến từ con người. Mọi chính sách vi mô đến những người thực thi trực tiếp đều do con người, con người phải là trọng tâm.
Vì thế phải phát triển con người để theo sát với thị trường, chứ không phải đào tạo ra bỏ đấy như giáo dục VN hiện nay. Muốn theo sát thị trường phải có sự liên kết giữa nơi đào tạo nghiên cứu với thị trường. đặc biệt đặt đầu ra cho đào tạo và phát triển nhân lực làm mục tiêu chính, thay vì đè nặng quy trình, quy định, áp đặt ở đầu vào. Những ví dụ điển hình hiện này là: Tôi bổ nhiệm con ông này, cháu ông kia, hậu duệ ông nọ đúng quy trình (đầu vào). Còn làm được việc hay không mặc kệ (đầu ra).
Giáo dục VN cơ bản theo Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba nên nó như vậy. Cũng có bác đi học mót không đến nơi đến trốn về vẽ ra cái Khu công nghệ cao Hòa Lạc, nhưng tiêu tốn bao nhiêu nghìn tỉ của nhân dân bây giờ bỏ đấy.
Xem Singapore áp nguyên hệ thống giáo dục của Anh, hay Hàn áp nguyên hệ thống giáo dục của Nhật đủ biết cách họ làm hiệu quả như nào.
Muốn phát triển tổng thể từ con người đến thị trường, thì thắp hương mời bác Nguyễn Bá Thanh về bác chỉ cho.

Tính em là hay bức xúc với những gì nó ngáng lù lù trước mặt mà không làm gì được. Nên chuyện này nó cứ hay link ra chuyện khác. Các bác thông cảm nhé :D

Bác và các bác khác cho em hỏi. Các bác cứ hay đánh đồng VN với tq. Thế tại sao nó có đầu đạn hạt nhân bắn đc tới Mỹ còn mình vụng trộm mới có cái scud. Nó tự chế tần châu và định vị bắc đẩu còn mình đắn đo mãi mới thuê đc mấy đứa giãy chết phóng cái vệ tinh con con mà mừng húm. Sao nó có cả hạm đội còn nình.. . Nó thâu tóm biết bao tập đoàn tư bản vào tay còn mình....
Em đào sâu suy nghĩ mãi mà vẫn k ra, tại sao thể chế giống nhau mà kết quả lại thế. Các bác nhiều người đổ tất do thể chế. Em cũng thế nhưng nghĩ lại ngoài thể chế chắc vẫn còn thứ gì đó quyết định VN và tq khác nhau. Tóm lại Chúng ta vừa khác thế giới lại vừa khác tq. Cái hay của thế giới chúng ta chưa học và ứng dụng đc. Thế cái được của tq tại sao ta cũng học k nổi. Em thắc mắc thật sự, bác nào giúp em với.
 
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
Em thấy thương hiệu đúng là quan trọng, điều đó đặc biệt hơn ở vn về xe hơi. Giờ đem cái logo KIA dán vào thằng innova chắc tháng sau kg thấy em nó trong top 5 xe bán chạy nữa đâu hihi, em vui tí đừng chém em nha các bác.
Một hay một vài sản phẩm nó có tính đơn lẻ, ngắn hạn. Trong khi giá trị thương hiệu nó là tổng thể và dài hạn. Nên vẫn có nhiều sản phẩm của hãng có thương hiệu nhưng k ra thể thống gì, ví dụ là những chiếc xe Toy ráp ở VN.
Toy rất uy tín ở Mỹ, Thái, châu âu nhưng k uy tín ở VN. Vì dân trí VN quá thấp, và lãnh đạo VN quá bửa nên nó coi thường.
E tin người Nhật họ rất uy tín
 
  • Like
Reactions: raptor918
Hạng D
19/5/15
1.544
1.764
113
30
Bác và các bác khác cho em hỏi. Các bác cứ hay đánh đồng VN với tq. Thế tại sao nó có đầu đạn hạt nhân bắn đc tới Mỹ còn mình vụng trộm mới có cái scud. Nó tự chế tần châu và định vị bắc đẩu còn mình đắn đo mãi mới thuê đc mấy đứa giãy chết phóng cái vệ tinh con con mà mừng húm. Sao nó có cả hạm đội còn nình.. . Nó thâu tóm biết bao tập đoàn tư bản vào tay còn mình....
Em đào sâu suy nghĩ mãi mà vẫn k ra, tại sao thể chế giống nhau mà kết quả lại thế. Các bác nhiều người đổ tất do thể chế. Em cũng thế nhưng nghĩ lại ngoài thể chế chắc vẫn còn thứ gì đó quyết định VN và tq khác nhau. Tóm lại Chúng ta vừa khác thế giới lại vừa khác tq. Cái hay của thế giới chúng ta chưa học và ứng dụng đc. Thế cái được của tq tại sao ta cũng học k nổi. Em thắc mắc thật sự, bác nào giúp em với.
Khác nhiều bác ạ. Chỉ giống ở chế độ "dân chủ hình thức" thôi.
Mà dân chủ hình thức k khác phong kiến là bao, xã hội bị chi phối bởi ý chí của một người, gặp thằng đạo đức thì sướng gặp thằng trộm cướp lại ngu xi thì dân khổ.
Bề ngoài chính trị rất ổn định, bên trong thì sóng ngầm đè nén lúc nào cũng trực chờ bùng nổ. Vì thế mà cả TQ và VN đều rất sợ cái gọi là "biểu tình".
Cái khác đầu tiên là chính sách kinh tế Vĩ mô. Ngay từ những năm 60 TQ đã thấy được cơ hội trở thành công xưởng của thế giới vì có nhân công dồi dào, ngay lập tức họ đính hướng theo cách này. Đến những năm 70 khi nền sản xuất có tích lũy tín dụng, họ tập trung thêm mảng kinh doanh tài chính, tích trữ vàng và ngoại tệ. Mục đích để hỗ trợ sx trong nước và xuất khẩu. Nhưng với sự phát triển k ngừng, họ đã trở thành một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Về gia công chế tạo họ làm được hầu hết những thứ mà thế giới làm, trừ những giá trị cốt lõi bản quyền của nhiều hãng.
Còn VN chậm tiến bỏ qua quá nhiều cơ hội, đến giờ vẫn chưa định hình được sẽ tham gia vào khâu nào. Sản xuata thế nào, thương mại ra sao, dịch vụ sẽ đi đến đâu. Nói chung là chưa làm đc cái gì.
Cái khác thứ hai là sự can thiệp của chính phủ vào sản xuất. Với TQ họ coi doanh nghiệp là gà đẻ trứng vàng, phải nuôi lớn để lấy trứng. Họ sẵn sàng bảo hộ để doanh nghiệp nội địa cạnh tranh k bình đẳng với nước ngoài như làm nhái. Hoặc hỗ trợ bán dưới giá thành để đánh sập hãng của nước khác. Từ đó tìm cơ hội mua lại thương hiệu của họ. Một thương hiệu Mỹ có thể đánh sập một thương hiệu TQ nhưng k thể đủ lực đánh sập chính phủ TQ.
Còn VN coi doanh nghiệp là những con gà để thịt. K những k có chính sách gì hỗ trợ mà Khi nó vừa mới chớm mọc lông là hết ông thuế, môi trường, chính quyền, công an ...nhảy vào xâu sé nên nó k lớn đc ngay chính trong chuồng của nó đừng nói đến ra ngoài đánh nhau.