Chặng 2 Hạ Long - Lạng Sơn (242km)
Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn có diện tích khoảng 79km2 nằm bên QL1A, cách biên giới Việt Trung 18km với dân số của thành phố khoảng 140.000 người với nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ... Kinh tế của Lạng Sơn chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ mà chủ yếu là buôn bán.
Từ xưa, thành phố Lạng Sơn là trung tâm của vùng đất biên giới nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu, nối liền từ vùng biên ải đến kinh thành Thăng Long. Đây cũng là con đường giao lưu CT-KT-VHXH giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với phong kiến Trung Quốc. Nơi đây cũng đã từng diễn ra nhiều trận đánh lịch sử để bảo vệ biên cương chống lại kẻ thù từ phương bắc của nhiều thế hệ quân dân Việt Nam.Từ đầu thế kỷ 20, Lạng Sơn được thành lập chia làm hai khu vực tự nhiên lấy sông Kỳ Cùng làm ranh giới, phía bờ nam gọi là "bên tỉnh" và phía bờ bắc gọi là "bên Kỳ Lừa". Bên tỉnh là tập trung các cơ quan công sở hành chính của bộ máy chính quyền tỉnh. Bên Kỳ Lừa là nơi tập trung các phố chợ, diễn ra các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, buôn bán của người dân.
Đến sáng sớm thì trời quang mây tạnh, bọn em hối thúc thuyền trưởng đưa tàu quay về bờ cho kịp thời gian khởi hành. Lộ trình dự kiến sẽ đi theo cung đường QL18 nối với 4B qua Cẩm Phả - Tiên Yên - đỉnh Mẫu Sơn đến Lạng Sơn nhưng giờ chót nhận được tin một số đọan bị xuống cấp và gặp trận mưa đêm qua sẽ trở nên rất xấu

, vì vậy cả đòan nhanh chóng hội ý và thay đổi theo hướng QL18 nối TL37 ở Bắc Giang đến tt Kép và tiếp tục theo hướng QL1A. Cung đường này cũng rất đẹp khi ngang qua đỉnh Yên Tử - đền Kiếp Bạc băng qua vô vàn đồng ruộng nông thôn cũng như nhiều cánh "rừng" vải thiều xanh ngắt. Tuy nhiên, hình ảnh đọan này em tèo vì trời lại đổ mưa, ngồi trong xe chỉ thấy 1 màu trắng xóa không thể tác nghiệp gì được
Mưa vẫn cứ mưa... đòan đã đi ngang qua di tích ải Chi Lăng và Quỉ Môn Quan nhưng vì mưa to nên quyết định bỏ qua các di tích này mặc dù phong cảnh rất đẹp, non nước hữu tình như câu ca dân gian
"non xanh nước biếc như tranh họa đồ" dành cho xứ Lạng
Lạng Sơn đón chào du khách trong cơn mưa
Suốt từ đầu ranh giới Lạng Sơn, ngòai phong cảnh hữu tình thì điểm nổi bật nhất có thể thấy được là những rừng na (mãng cầu) chông chênh bạt ngàn. "Chông chênh" vì suốt vài chục cây số không thể có nơi nào trồng na ở những vách đá chót vót dựng đứng gần 90 độ như ở đây, khắp nơi tòan 1 màu xanh ngắt của giống cây trồng này
(em không thể giải thích được bằng cách nào nông dân có thể chăm sóc tưới tiêu ở những vách đá như thế). Mùa này cũng đang là mùa thu họach khi hàng trăm xe tải lọai lớn chất đầy những giỏ na nặng trĩu đang ùn ùn đổ về xuôi, quả na ở đây có tiếng dai và ngọt thanh chắc chắn là một đặc sản của xứ Lạng.
Đến lúc này trời mới ngớt mưa, bọn em tạt vào những hàng bán na cuối cùng bên đường để tranh thủ thưởng thức
(chả mấy khi có dịp nhể)
Vừa nhận phòng, em đòi ngay tầng cao nhất để hi vọng gỡ gạc lại phần nào hình ảnh đã bị mất suốt quãng đường đi

. Một góc phố Lạng từ trên cao..
và cả từ dưới đất...
Xứ Lạng đã welcome mình nên cũng phải trả lễ chứ nhể, mời các bác thưởng thức 1 tí bia gọi là....

còn tiếp....