Status
Không mở trả lời sau này.
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
Tuyên bố cụ Hồ:
Động Thiên Đường-Quảng Bình


Đài tưởng niệm
Động Thiên Đường-Quảng Bình

Vọng gác phục dựng
Động Thiên Đường-Quảng Bình


Bên trái là cầu hiện nay sử dụng trên QL1, còn bên phải là cầu di tích, để ý cái bảng xanh nhé
Động Thiên Đường-Quảng Bình


Muốn vào đây phải mua vé nhé, buồn thế chứ, em đén vào khoảng 5:45g chiều nên các sếp biến hét cả rồi, em cứ đi bộ vào thôi
 
Last edited by a moderator:
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
qua khỏi cầu Hiền Lương sẽ gặp hướng rẽ phải là đi địa đạo Vĩnh Mốc và cửa Tùng, nhưng đã trễ nên em không ghé
Địa đạo Củ Chi rộng và phức tạp hơn địa đạo Vịnh Mốc- Quảng Trị nhưng khách không được tham quan và tìm hiểu nhiều như Vịnh Mốc. ở Vịnh Mốc ta có thể đi vào sâu trong lòng địa đạo, được thăm quan trường học, bệnh viện, nơi ăn chốn ở để hình dung được cuộc sống của người dân thời đó trong địa đạo.



Địa đạo Vịnh Mốc (thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh) nằm trong một quả đồi đất đỏ ba gian trên bờ biển, cách bãi tắm Cửa Tùng 7km về phía Bắc, cách đảo Cồn Cỏ anh hùng 30km về phía Tây, cách thị trấn Hồ Xá chừng 13km về phía Đông Nam.

Cuối năm 1965, các chiến sĩ đồn biên phòng 140, nhân dân Vịnh Mốc, Sơn Hạ đã chọn quả đồi sát mép biển, nằm ở phía Nam làng Vịnh Mốc, bổ nhát cuốc đầu tiên khai sinh ra làng hầm Vịnh Mốc kỳ vĩ này. Làng hầm như một toà lâu đài cổ nằm trong lòng quả đồi đất đỏ, có độ cao chừng 30m, rộng hơn 7ha.
ại, tính bình quân mỗi người dân Vĩnh Linh phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ.
1.jpg



Hệ thống đường hầm cấu trúc hình vòm có kích thước khoảng 0,9m x 1,75m với độ dài 2.034m bao gồm nhiều nhánh nối thông với nhau qua trục chính dài 780m, có 13 cửa ra vào, được chống đỡ bằng cột nhà, gỗ và ngụy trang khá kín đáo, tất cả đều đào chếch theo hướng gió, đảm bảo chức năng thông hơi cho đường hầm.

4.jpg

Địa đạo gồm 3 tầng có độ sâu và chức năng khác nhau. Tầng 1 cách mặt đất 8 - 10 mét dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn tạm thời, tầng 2 sâu 12 - 15 mét là nơi sống và sinh hoạt của dân làng, tầng 3 có độ sâu hơn 30 mét là nơi trung chuyển hàng hoá, vũ khí xuống thuyền ra đảo Cồn Cỏ.
Khoét dọc hai bên đường hầm là những căn hộ gia đình, mỗi căn hộ đủ chỗ cho 3 - 4 người ở. Ngoài ra trong đường hầm còn có hội trường (sức chứa hơn 50 người dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim), 3 giếng nước, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm phẫu thuật, trạm gác, máy điện thoại… đặc biệt có nhà hộ sinh.


81_9_1335641877_29_images418705_4d.jpg
Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại (từ 1965 - 1972), việc 17 đứa trẻ ra đời an toàn, không một người nào bị thương đã nói lên sự lựa chọn đúng đắn, là sự tích kỳ diệu về mảnh đất và con người nơi đây.


diadaobai2.jpg




Nơi đây còn lưu lại cả những quả bom đã được quân địch thả xuống trong chiến tranh ngay trên khu đất của địa đạo.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
Biển Cửa Tùng thực tế có vẻ như còn rất hoang sơ, không như mô tả trên mạng đâu

có các loại hải sản nổi tiếng như mực, ruốc (khuyết), tôm hùm, cá thu…
Cửa Tùng xưa là nơi neo đậu của thuyền bè cư dân đánh cá. Dưới thời Pháp thuộc, thấy khí hậu ở đây mát mẻ hiền hòa, người Pháp đã sử dụng Cửa Tùng làm nơi nghỉ ngơi, tắm biển, giải trí. Lúc đầu, Pháp lập một đồn lính, xung quanh đào hào đắp lũy và dựng trại cho lính ở. Quân Pháp ở đây được hai năm rồi rút dần, chỉ để lại nền đồn cao nhường chỗ cho một nhà nghỉ mát.
Dưới con mắt của người nước ngoài, Cửa Tùng là “Nữ hoàng của các bãi biển” (Lareine des plages) Chính quyền người Pháp đã phát hiện ra vẻ đẹp kỳ thú nên thơ của Cửa Tùng. A.Laborde – một người Pháp rất am tường về Đông Dương và Quảng Trị đã mô tả: Cửa Tùng có một sắc thái rất đặc biệt bởi một cao nguyên rất xanh tươi ở độ cao 20m… Từ trên đồi con dốc người ta chiêm ngưỡng những màu xanh luôn biến đổi của biển và trời… Cửa Tùng có đủ các yếu tố để hàng năm du khách có thể đến đây nghỉ mát.

Sau một buổi chiều tắm biển, bạn có thể thư giãn bằng những buổi đi dạo trong các đồi thông sạch sẽ và mát mẻ, đạp xe dọc con đường ven biển để đến với địa đạo Vĩnh Mốc - một địa danh lịch sử nổi tiếng của đất Vĩnh Linh nằm cách đó 4km, thong thả đung đưa trên võng dưới tán phi lao xanh, nghe tiếng sóng biển rì rào hay thưởng thức những món hải sản rất ngon với giá rẻ bất ngờ trên bãi biển.

517598099518198e7dcb.jpg1.jpg


31332652614c6311fcb.jpg1.jpg

Mách bạn:

- Bãi biển Cửa Tùng có đầy đủ các dịch vụ du lịch phục vụ khách như nhà nghỉ, khách sạn (giá cả từ 180.000/phòng), các quán ăn ngay ven biển.
- Hải sản tại Cửa Tùng rất ngon và rẻ, đặc biệt là tôm hùm, mực một nắng, cá thu và cá nục.
- Từ Đông Hà bạn có thể thuê xe máy để đến Cửa Tùng, giá 120.000 đồng/ngày
- Bãi biển Cửa Tùng cách Địa đạo Vĩnh Mốc 4km. Từ đây bạn có thể đặt tour du lịch tới Cồn Cỏ - một địa chỉ du lịch nổi tiếng khác tại Vĩnh Linh.


31330957af98c1551eo.jpg1.jpg
Cửa Tùng đất mẹ thân thương
Dòng Hiền Lương chảy vấn vương đôi bờ
Sóng cùng tiếng mẹ ầu ơ
Hát ru tôi, đến bây giờ vẫn ru...


Cửa Tùng nên nhạc nên thơ
Bãi dài cát trắng kề bờ dương xanh
Lao xao biển nước trong ngần
Nồm nam cơn gió mát lành thịt da
Cát Sơn bên nớ không xa
Đò ngang cửa biển nối ta với mình
Quê hương năm tháng chiến chinh
Gian nan vẫn trọn mối tình sắt son...


Cửa Tùng lắm cá nhiều tôm

Tàu thuyền tấp nập sớm hôm ra vào
Sông dài, biển rộng, trời cao
Tiếng sóng biển mãi dạt dào trong tôi
Nuôi tôi khôn lớn nên người
Cửa Tùng đó ! Cửa Tùng ơi ! Cửa Tùng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
26/5/12
523
261
63
chưa nhằm nhò gì với động Thiên Đường đâu bác
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
điểm nổi tiếng nhất trong tâm trí học sinh VN là cầu Hiền Lương, sông Bến Hải. đến nổi, em có người em họ dâu tên là Long Biên, và bà chị cô ta tên là Hiền Lương

www.google.com.vn/search?sugexp=chrome,mod=13&sourceid=chrome&ie=UTF-8&q=c%E1%BA%A7u+hi%E1%BB%81n+l%C6%B0%C6%A1ng#hl=vi&gs_nf=1&pq=c%E1%BA%A7u%20hi%E1%BB%81n%20l%C6%B0%C6%A1ng%20c%E1%BB%99t%20c%E1%BB%9D&cp=15&gs_id=2b&xhr=t&q=c%E1%BA%A7u+hi%E1%BB%81n+l%C6%B0%C6%A1ng+s%C3%B4ng+b%E1%BA%BFn+h%E1%BA%A3i&pf=p&sclient=psy-ab&oq=c%E1%BA%A7u+hi%E1%BB%81n+l%C6%B0%C6%A1ng+&gs_l=&pbx=1&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.r_qf.,cf.osb&fp=93f931e83bca93ef&biw=1366&bih=667&bs=1

Từ dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi giáp biên hai nước Việt - Lào có hai dòng sông đổ về hai hướng ngược chiều nhau; sông Sê-Băng-Hiêng chảy theo hướng tây sang Lào, sông Bến Hải chảy về phía mặt trời mọc, đi qua tỉnh Quảng Trị để ra biển Đông. Sông Bến Hải còn có phụ lưu là sông Sa Lung hòa dòng chảy trước khi gặp quốc lộ 1A với cây cầu Hiền Lương nối hai bờ nam bắc.
Sông Bến Hải - còn có tên gọi khác là Rào Thanh - phát nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy từ tây sang đông và đổ ra biển ở cửa Tùng. Bến Hải là một địa danh nằm ở vùng thượng lưu nên tên sông được lấy từ địa danh này. Sông có tổng chiều dài chừng 100 km, nơi rộng nhất khoảng 200 mét, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị.
Năm 1954, khi hiệp định Geneve được ký kết, đất nước tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17, sông Bến Hải trở thành một vết hằn trong lịch sử với chiếc cầu Hiền Lương nối bờ hai miền Nam - Bắc. Đó là một chiếc cầu sắt không dài, không đẹp, nằm ngay cột mốc 735 trên quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Cây cầu được chia làm hai phần, mỗi bên 89m. Bờ Bắc 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam 444 tấm.
6e9ca_cau_hien_luong_phuc_che_nam_2001.jpg
Cây cầu được phục dựng lại đúng vị trí và kiểu dáng cầu Hiền Lương lịch sử, nằm trong cụm Di tích Đôi bờ Hiền Lương. Ảnh: Khuê Việt Trường Từ sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, sông Bến Hải và cây cầu Hiền Lương trở thành di tích lịch sử mà bất cứ ai đi qua trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn tận mắt ngắm nhìn. Ở bờ phía bắc, có chiếc cổng dẫn vào khu di tích và bên kia đường là cột cờ lồng lộng gió. Cây cầu đã được phục dựng, trở thành một điểm tham quan chứ không dùng để đi lại qua sông. Từ năm 1950 đến nay, đã có 8 lần cầu Hiền Lương được xây dựng, nhưng cây cầu lịch sử chính là chiếc cầu được làm vào năm 1952.
Du khách đến đây, thường leo lên mặt cầu để chụp ảnh lưu niệm và bước xuống dưới chân cầu, cỏ dại xanh, hoa xuyến chi bình thản nở, để nhìn dòng nước hiền hòa trôi chảy. Sông Bến Hải, nơi rộng nhất cũng chỉ 200 mét, đoạn bắc cầu Hiền Lương rộng 170 mét.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
Sang miền Bắc, em ghé tiếp Gio Linh

www.google.com.vn/search?aq=f&sugexp=chrome,mod=13&sourceid=chrome&ie=UTF-8&q=gio+linh

Chiến trường huyện Gio Linh trong những năm 1966 đến 1972 là một trong những mặt trận ác liệt bậc nhất của tỉnh Quảng Trị. Bởi cùng với ném bom, bắn phá có tính chất hủy diệt, kẻ địch còn dùng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc nhất, như lập tuyến hàng rào điện tử Mc Namara hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

VÙNG 1 CHIẾN THUẬT - QUÂN ĐOÀN 1
Vùng 1 chiến thuật - Quân đoàn 1 thành lập ngày 1/6/1957, bao gồm các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Tín, Quảng Ngãi. Sở chỉ huy Vùng 1 chiến thuật đóng tại Đà Nẵng. Các khu chiến thuật trực thuộc vùng 1 là khu chiến thuật 11 {sở chỉ huy đóng tại Huế} gồm các tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên; Khu chiến thuật 12 {sở chỉ huy đóng tại Tam Kỳ} gồm các tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và biệt khu Quảng Nam - Đà Nẵng.

Gio Linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá.
Plâyme gió mưa mù,
Tây Ninh nắng nung người mà trận địa thì loang máu tươi.
Đồng Tháp vắng bóng hồng tôi yêu ai ?..."
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.005
75.513
113
rồi em thẳng vào Đồng Hới thủ phủ của Quảng Trị, mà bỏ qua các điểm khác, là nơi mà trang web nào cũng khen giá cả quán ăn bình dân, còn thực tế thì quán bình dân nhất đây cá mú 450k/kg, ghẹ 500k/kg, nghêu 80k, cháo hàu 150k/tô, lẫu gà 350/1,2kg, chè Huế 10k/ly (hơi dở so với chè 7k ở Phước Tỉnh) xôi gà 20k/hộp, bò húc Thái 12k/lon, bún bò Huế Huỳnh Thúc Kháng khoảng 25k/tô, thịt bò hơi dai, giò heo thì ok, và có lông

www.google.com.vn/search?aq=f&sugexp=chrome,mod=13&sourceid=chrome&ie=UTF-8&q=gio+linh


Trong thời kỳ 1964 - 1975, cùng với Quảng Bình, Đồng Hới vừa là tuyến đầu đánnh Mỹ vừa là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng, nơi đã có những phong trào “xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu, tiếc xương”, “chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi”… những tên làng, tên đất, tên người như: dòng Nhật Lệ, Trận địa pháo lão dân quân Đức Ninh, em bé Bảo Ninh; các anh hùng: Quách Xuân Kỳ, Trương Pháp, Lê Trạm, Nguyễn Thị Suốt, Nguyễn Thị Khứu, Phạm Dung Hạnh, Phạm Thị Nghèng… đã đi vào lịch sử.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, năm 1976 tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế, thành phố Đồng Hới chỉ giữ vai trò trung tâm kinh tế văn hoá của các huyện, khu vực phía Bắc.

Sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình (tháng 7/1989), Đồng Hới trở lại vai trò là trung tâm tỉnh lỵ. Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã có định hướng xây dựng thành phố trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật; nơi có vai trò là động lực phát triển của cả tỉnh.

Kết quả sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, quân và dân Đồng Hới đã được khẳng định, ngày 28/10/2003 Bộ Xây dựng có quyết định công nhận Đồng Hới là đô thị loại III và chỉ 10 tháng sau, ngày 16/8/2004, Chính phủ đã có Nghị định thành lập thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bình.


Đêm 1 ở Đồng Hới, em đói quá ,nên không lang thang gì, đâm vào nhà hàng nổi Biển Đông, làm khai vị dĩa khoai lang chiên đặc sản và cái lẫu gà.
Nhân đây cũng nói, phong cách quán ăn & nhà hàng ở Quảng Bình là nếu các bác đi 4 người, họ sẽ bán 1 món rất nhiều, không ăn được 2-3 món đâu nhé, chẳng hạn em cứ nghĩ cái lẫu gà la 1 món nhỏ nhỏ, ai dè bưng ra 1 con gà 1,2kg luôn, hết cash, chỉ kêu 1 cái lẫu gà, khai vị khoai lang chiên nổi tiếng quảng bình,
và đặc biệt là thực đơn không quán nào có giá đâu nhé, dễ bị chặt chém thế
Động Thiên Đường-Quảng Bình


chương trình ngày 2 của em sẽ đi Phong Nha - Thiên Đường, Suối nước Moọc
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.