Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
@Kamelot bác cho e hỏi bác sử dụng ống kính tiêu cự bao nhiêu? và filter loại nào ạ, nhìn hình sắc nét và k bị méo nhiều
Mình chụp ống 16-35mm F 2.8 của Sony và ống 10mm của Voigtlande ( như hình 61 chụp bằng ống 10mm)
Filter xài cái Polarizer của Hoya.

có khi nào anh cầm máy chụp hình mà đi chụp rác 0 ? rác nước nào chẳng có anh
Trang 1 có chụp rác đó, ở đâu cũng có rác nhưng chỗ du lịch ở Indo thường sạch sẽ
Nói gì thì nói, Việt Nam mình nhiều cái cũng ngon lành hơn...Lào với Campuchia chớ bộ :D
 
  • Like
Reactions: Fordescape and mtl
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
Yogjakarta
c/ Prambanan

Prambanan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vào năm 1991, sau hơn 11 thế kỷ tồn tại.
Được khởi công vào năm 856, công trình mất rất nhiều thời gian để hoàn thành một trong những kiệt tác trên đảo Java với cụm tháp 240 tòa tháp bằng đá, trong đó tháp lớn nhất cao tới 47m, bằng tòa nhà 10 tầng. Cũng như các kiến trúc khác của đạo Hindu, đền đài ở Prambanan được dựng lên để thờ Trimurti – tức 3 vị thần tối cao là Brahma (đấng tạo hoá), Vishnu (đấng bảo hộ) và Shiva (đấng huỷ diệt), trong đó có tới 140 tháp ở Prambanan thờ thần hủy diệt Shiva.

Tên gọi ban đầu của đền Prambanan là Shiva Grha có nghĩa là “ngôi nhà của thần Shiva”. Sau này người ta lấy tên Prambanan của ngôi làng gần vị trí mà ngôi đền toạ lạc mà thành tên gọi tới nay. Indo là vùng đất của núi lửa và động đất, những trận động đất lớn thế kỷ 16 đã khiến toàn bộ Prambanan bị sụp đổ. Prambanan bị bỏ trong hoang phế. Mãi đến thế kỷ 19, thực dân Hà Lan mới tìm thấy phế tích này nhưng việc phục chế vẫn trì hoãn dài do nhiều tảng đá ở đây đã bị dân quanh vùng lấy đem đi xây nhà, thậm chí mang đi rất xa. Đến tận đầu thế kỷ 20 mới bắt đầu phục dựng và 30 năm sau mới dựng lại tòa tháp chính. Đến nay Prambanan mới chỉ phục chế được cụm 8 tháp chính còn hơn 200 tháp còn lại không biết đến lúc nào mới phục dựng xong, hiện nay chỉ còn đá nền móng.

Do Indo nằm ở phía dưới đường xích đạo, tức Nam Bán cầu, nên khí hậu ngược lại với Việt Nam. Tháng 2 ở VN là mùa khô và lạnh, ở Indo lại đang là mùa mưa và nóng. Đây cũng là mùa thấp điểm du lịch của Indo do mưa nhiều thời tiết xấu. Mình cũng cân nhắc nhiều khi chọn đi dịp này, vì khả năng các buổi chiều mắc mưa là có, bình minh và hoàng hôn ít có lúc đẹp trời nhưng sẽ ít du khách tràn ngập các điểm du lịch. Âu cũng là sự đánh đổi, được cái này mất cái kia.

Vé tham quan Prambanan rất chát, 40$ với một du khách nước ngoài, bất kể Mỹ, Nhật hay Việt Nam, Campuchia. Giá vé này tương đương với kỳ quan Borobudur gần đó. Tức là để thăm 2 kỳ quannày, du khách có thể mất toi 80$ tắp tự. Tuy nhiên nếu mua vé gói tham quan cả 2 di tích này thì chỉ còn 50$ thôi. Thật ra các bạn Indo cũng chẳng nhân đạo gì đâu, chẳng qua nếu không làm cách đó, phần lớn du khách đi tour sẽ chỉ chọn đi Borobudur mà bỏ qua Prambanan. Thôi ít ra cũng gỡ được 10$.

65/ Vé package vào cửa 2 di tích, mỗi một tờ biên lai để xé có giá 40$, có thể vào bất cứ di tích nào trước cũng được. Điều chán duy nhất là nơi đây không cho sử dụng drone, tức là khỏi có góc từ trên cao.
26350544867_0036b007f4_h.jpg


240 ngọn tháp cấu trúc tạo thành một quần thể theo hình vuông chia thành ba khu vực cách nhau bằng những tường thành: phần ngoài cùng của quần thể gọi là Bhurloka - tượng trưng cho con người và cuộc sống trần tục, quần thể kế tiếp gọi là Bhurvaloka - tượng trưng cho giới tu hành, 8 tháp chính ở trung tâm gọi là Svarloka - tượng trưng cho đấng tối cao.

66/ Sơ đồ toàn bộ quần thể tháp Prambanan
Prambanan_Architectural_Model.jpg




67/ Cụm tháp trung tâm thấy từ rất xa, nổi bật trên nền trời xám xịt mây đen buổi chiều. Các cụm tháp vòng ngoài nay chỉ còn đá nền
40326517765_f5d8ee9d54_h.jpg


68/ Cho này đống dá có cao hơn
40326517685_ffaa8d2d13_h.jpg



Các tháp nhỏ tạo thành 4 lớp vây vòng ngoài. 8 ngọn tháp chính ở trong kết cấu xen kẽ theo “đội hình” 3-2-3. Ba toà tháp lớn nhất nằm ở vị trí trung tâm, trong đó tháp giữa thờ thần Shiva còn hai tháp kia thờ thần Vishnu và Brahma.

69/ Bước vào khu tháp chính
40326517575_9f33557e9a_h.jpg


70/ Hành lang trong 1 tòa tháp
39413192870_5fed6981d4_h.jpg


71/ Đối diện ba toà tháp chính là ba tháp nhỏ hơn nằm gọi là Vahana, thờ ba vật cưỡi: bò thần Nandin của thần Shiva, ngỗng thần Hamsa của thần Brahma và chim thần Garuda của thần Vishnu. Đền thờ của vị thần nào thì đối diện sẽ thờ linh vật của vị thần đó, kiểu như người ta nhà ở đâu thì garage ở đó, chắc để khi có việc cưỡi cho nhanh, không cưỡi nhầm pet của đồng đạo :)
40326517495_71ac111008_c.jpg


72/ Cụm 3 tháp chính, bầu trời ngày 1 tối hơn do mấy đen kéo tới
27349267328_a59e33ed1f_h.jpg


73/ Phía bên này vẫn còn sáng rực, hy vọng không có mưa
40326517315_4c5a99caec_o.jpg


74/ Những pho tượng trang trí ( còn gọi là Makala) ở cầu thang trước các ngôi đền. Hình con rồng hay giao long há miệng và cách điệu thêm những con vậy hay người ở đó
26350659597_3618e5b608_h.jpg


75/ Một phù điêu đá đầu rồng
26350659477_5a2c33b582_h.jpg


76/ Con nghê nằm dễ thương ghê
26350659547_c2c40df862_c.jpg


77/ Những họa tiết dọc theo tường tháp
26350659177_2400487282_h.jpg


78/ Phù điêu 1 vị thần trên cao
40509066824_f22a03c771_c.jpg


79/ Vũ nữ
26350659047_1cd8d43cd8_h.jpg


80/ Đi tới tháp chính, tòa tháp lớn nhất
40326517185_8981a02ce2_h.jpg



81/ Các khu di tích đều cấm leo trèo, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn không quản kỹ con cái, để bọn trẻ trèo lung tung trên các tượng đá. Makala cô bé này đang trèo là tượng phục chế, còn rất mới và sắc nét
26350659257_97b013f6b2_h.jpg


82/ Còn Makala này ở phía đối diện là bản gốc, bị mòn rất nhiều
26350658977_b62579bf13_h.jpg



83/ Hành lang bên phải của tầng 1
27349265568_4d1c8733a8_h.jpg


84/ Hành lang bên trái. Vô số tượng và phù điêu khắc sống động trên thân tháp, dọc theo hành lang
40326516885_f08207512f_h.jpg


85/ Leo vào trong tháp chính. Mỗi ngôi đền hình vuông có 4 cửa. Cửa cả 3 ngôi đền chính đều quay mặt về hướng đông , ba cửa còn lại của mỗi ngôi đền đều được bít kín, gọi là cửa dụ. Người Hindu cho rằng người phàm chỉ có thể ra vào bởi cửa mở mà thôi, còn các vị thần linh dĩ nhiên có phép thần thông quảng đại sẽ không thèm đi chung lối với người phàm mà ra vào các cửa dụ kia :)
27349264288_047122cea7_h.jpg



86/ Tượng thần Shiva bên trong tòa tháp, đứng trên tòa sen.Các nhà khảo cổ học nhận ra khuôn mặt của tượng thần được khắc theo gương mặt của nhà vua Balitung
40508957574_6d41a9eda6_c.jpg


87/ Đùng đùng trời đổ mưa, mưa như trút nước, mù trời trắng đất, may là đã vào trong tháp chính, đành ngồi chờ trời mưa tạnh vậy. Nước tuôn xối xả từ trên tháp xuống dưới, bà con thi nhau trú mưa ở những chỗ có mái che. Ngồi trên thềm đá chờ trời mưa tạnh mà mãi không thấy tạnh. Trời ơi không lẽ chờ mưa tạnh đến tối??? Mới bước chân vô đền chưa kịp tham quan gì hết không lẽ hết giờ đi ra? Đợi lâu quá rồi ngồi ngủ gật luôn bên tượng thần Shiva, tới chừng mở mắt ra mới biết ngủ thiếp đi sơ sơ có....tiếng rưỡi đồng hồ. Chắc do đi đường xa mệt mỏi lại thiếu ngủ do đi tàu nhưng thôi cứ tạ ơn thần Shiva cho giấc ngủ ngon mà tỉnh dậy không mất món đồ nào :D
40326517145_e32f1bbc0a_c.jpg



88/ Đã gần 5 giờ chiều, mưa ngớt, bà con lũ lượt kéo ra,có mấy chú bán dù ở đâu ùa vào bán dù, mang theo cả túi lớn đựng dù, thế là vèo vèo bán hết trong chớp mắt, ai cũng mua 1 cây dù hoa sặc sỡ vừa che mưa vừa làm kỷ niệm. Mình không có mua vì đã thủ sẵn theo cây dù xếp. Thật ra nếu dù của chú là dù xếp cũng mua làm kỷ niệm, nhưng khốn nỗi là loại rẻ tiền không xếp gọn lại được
40326516545_3c3956dc4c_c.jpg


89/ Trời vẫn còn mưa lất phất, bà con ùa nhau đi về, đi theo đoàn khổ vậy đó, không nán lại được thêm chút nào, không ra xe chạy về mất là toi. Chớp mắt 1 cái cả khu vực đã trống trơn vắng lặng, chỉ còn vài ba người tự đi như mình còn ở lại
27349264798_1a722d0902_h.jpg


90/ Không kịp đi thăm các tháp trong Prambanan dù kế bên vì nếu chậm trời tối sẽ không đến kịp các tháp khác là Candi Lumbung, Candi Bubrah và nhất là Candi Sewu nằm chung trong khuôn viên này, cách Prambanan 1km đi bộ. Đành ra đi ngoài nhìn lại Prambanan trong góc nhìn từ hướng Bắc xuống
27349265478_ab3a94bf15_h.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
24/10/10
3.410
13.629
113
Đọc bài bác Kam nhớ chuyến đi mười mấy ngày qua 6 thành phố của Indo hồi 2012 của em, cũng lọ mọ ghé thánh đường Istiqlal lúc 8h tối đông nghịt người, cũng lần mò đến Yogja để thăm Prambanan và Borubodur... ôi những ngày lang thang thật thú vị !!
Hồi đó chụp bằng con điện thoại Art gì đấy, hình không mờ là may, giờ nhìn lại thật xấu hổ.
Lúc em đến Jakarta thì đi T3 này

Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018


Rồi dông thẳng ra Bali, thuê xe máy tình tang từ Kuta sang Ubud
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Em quên tỉ giá rồi, chỉ nhớ thuê xe mới cáu rất rẻ và đổ xăng rẻ đến giật mình
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

BIển Bali trong mắt em thua Nha Trang, toàn Aussie
Chán quá, lon ton bay về Surabaya, đi mấy cái mall rồi vòng về Yogja
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Nửa trái Borobodur
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Nửa phải
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Vè Bogor em ghé được cái Botanical Gardens
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018

Sau cùng là Tama Mini - những mô hình văn hóa của Indo thu nhỏ, lần đầu tiên xem Imax tại đây
Du lịch cho ai ở nhà: Indonesia 2/2018
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
Đọc bài bác Kam nhớ chuyến đi mười mấy ngày qua 6 thành phố của Indo hồi 2012 của em, cũng lọ mọ ghé thánh đường Istiqlal lúc 8h tối đông nghịt người, cũng lần mò đến Yogja để thăm Prambanan và Borubodur... ôi những ngày lang thang thật thú vị !!
Hồi đó chụp bằng con điện thoại Art gì đấy, hình không mờ là may, giờ nhìn lại thật xấu hổ.
Lúc em đến Jakarta thì đi T3 này

View attachment 1588809
Hồi mợ đi 2012 thì vé tham quan còn rẻ lắm
 
  • Like
Reactions: Hanh.Pham
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
Cảm ơn bác @tuandq đã khôi phục topic bị xóa vào đầu tuần do chưa kịp cập nhật.
Mời bà con đi tiếp....

III/Yorjakarta
d/ Candi Sewu

Candi Sewu, trong tiếng Indo có nghĩa là Một ngàn ngôi đền, nhưng thật ra nó chỉ có 249 ngôi đền mà thôi. Candi Sewu chính là nguyên mẫu để Prambanan xây dựng theo, nhưng điều lạ lùng ở chỗ Candi Sewu lại là một công trình Phật giáo. Được xây dựng để thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjughoṣa theo tiếng Phạn), tức vị Bồ Tát tượng trưng cho Trí tuệ.
Được khởi công xây dựng từ năm 746 phải mất 38 năm mới xây xong ( tức là trước Prambanan cả trăm năm), công trình dưới triều vua Rakai Panangkarando, lúc bấy giờ Yogjakarta là kinh đô của vương quốc Menang, vốn sùng đạo Phật . Qui mô của Candi Sewu khiến người ta xác định nó là ngôi đền của Hoàng gia vì qui mô rộng lớn. Candi Sewu có khuôn viên hình chữ nhật dài tới 183m chiều dài và 164m chiều ngang. Tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể và nhìn giống như hình vuông, với lối kiến trúc theo quy tắc Mandala ( gọi theo âm tiếng Việt là Mạn Đà La – biểu thị hình ảnh của vũ trụ và các vị thần) . Kiến trúc này với cụm đền trung tâm và chuỗi các đền nhỏ vây quanh. Candi Sewu có một ngôi đền chính và 248 đền nhỏ

Candi Sewu bị tàn phá nặng nề bởi động đất và trộm cướp, bị hoang phế, sau này mới được phục chế lại cùng với Prambanan, nhưng trận động đất kinh hòang năm 2006 lại phá hủy 2 di tích này một lần nữa. Bây giờ người ta chỉ phục chế các tháp chính ở trung tâm, hàng trăm ngôi đền nhỏ không biết bao giờ họ mới dựng lại mà có thể là không bao giờ vì không ai dám thi gan với… ông Địa.
Candi Sewu chỉ cách Prambanan 800m. Viêc hai quần thể kiến trúc lớn của đạo Phật và Hindu nằm sát bên nhau được giải thích là sự hòa đồng tôn giáo, nhưng mình nghĩ có lẽ đó là sự cạnh tranh tôn giáo thì đúng hơn, việc đặt bên nhau và cái sau làm to hơn cái trước chỉ nhằm thể hiện sự thắng thế của tôn giáo tại Java.
Vậy là đạo Phật và Hindu đã trải qua hơn ngàn năm tranh giành nhau ảnh hưởng vùng đất này, và cuối cùng kẻ chiến thắng là... Hồi giáo :)

Từ Prambanan, phải đi qua 2 phế tích khác là Candi Lumbung và Candi Burah

91/ Candi Lumbung khá hoang phế, nguyên gốc là một ngôi đền chínhvà 16 ngôi đền nhỏ vây quanh, nay chỉ còn vài ngôi đền nhỏ.
39520686780_8e4397bd87_h.jpg


91/ Một số chóp tháp đá còn lại
41287604552_9b0bd1d08c_h.jpg


92/ Mộtngôi đền còn khá nguyên vẹn
41287604252_deff0590f3_h.jpg


93/Candi Bubrah chỉ còn một nền đá lớn nên bỏ qua. Trời tốn dần và cuối cùng cũng đã đến Candi Sewu. Còn lại được vài du khách tìm đến khu đền này
39520686270_9f6ab0cf5c_h.jpg


94/ Cả 4 cổng của Candi Sewu đều có 2 tượng Dvarapala đứng gác. Dvarapala là vị thần giữ cổng, tay cầm cây chùy, thường trong tư thế ngồi gót chân, khác với các tượng Kim Cang phải đứng, chắc do đứng lâu quá mỏi chân nên phải ngồi khuỵu xuống cho đỡ mỏi :D
40434389725_6b9327ffc2_h.jpg


95/ Khá nhiều pho tượng Phật bằng đá cụt đầu đặt trên nền đền cũ nay đã không còn, trong hoàng hôn chập choạng trông khá rùng rợn. Nếu ai đã từng qua Thái đến những phế tích như Ayutthaya cũng sẽ thấy nhiều tượng Phật cụt đầu tương tự. Người Thái nói rằng khi chiến tranh với Miến Điện, quân Miến khi tràn vào đã chặt đầu các pho tượng để tìm xem có giấu vàng trong tượng không ( có người nói việc chặt đầu tượng Phật đối phương là cách thể hiện chiến thắng và sỉ nhục đối phương). Còn ở Indo mình nghĩ đơn giản do động đất sập đền nên các khối đá rơi xuống làm gãy đầu tượng thôi.
39520686060_58b84c08b9_h.jpg


96/ Một ngôi đền nhỏ phía trước đền chính còn khá nguyên vẹn. Các ngôi đền nhỏ có kiểu dáng tương tự nhau, cùng hình vuông, song mỗi ngôi đền có hướng khác nhau và có một kiểu tượng thờ riêng. 176 ngôi đền của hai hàng ngoài nhỏ hơn 72 ngồi đền của hai hàng phía trong. Một số tượng thờ trong ngôi đền làm bằng đồng nhưng nay không còn.
Giữa các hàng đền tháp nhỏ thứ ba và tư có các ngôi đền gác (gọi là perwara). Các ngôi đền này nhỏ hơn đền tháp tại trung tâm, song lớn hơn các ngôi đền tháp nhỏ.
40434393415_63ae5db969_h.jpg




97/ Đền thờ chính cao 30m, tương đương tòa nhà 8 tầng. Mặt bằng là một đa giác 20 mặt hình chữ thập, được xây dựng bằng đá. Đền chính có 5 phòng, một phòng lớn ở trung tâm và bốn phòng nhỏ theo tứ phương. Các tàn tích về hoa sen hiện có cho thấy trung tâm của đền là một bức tượng lớn bằng đồng hoặc đá của Văn Thù Bồ tát.

41330538181_07bd67bc78_h.jpg


98/ Trời mưa tạo nên những vũng nước lớn ngập khắp Candi Sewu, nhờ vậy các công trình được "soi bóng", kể cả một vài du khách còn sót lại
40434393075_595911dd6e_h.jpg


99/ Mưa vẫn rả rích, cảnh vật trông buồn thê lương
41287601022_1d0951d47b_h.jpg


100/ Đền chính nhìn từ sau lưng
41287600312_664a6dfa53_h.jpg


101/
41330538261_bdbf93cb68_h.jpg


102/ Các phù điêu trên tường những ngôi đền. Malaka đầu cầu thang hoặc trên ống thoát nước . Thích kiểu cách điệu với mũi rồng là đầu rắn chúa
40434394675_7a240e59d7_h.jpg


103/ Các bức tường với phù điêu và họa tiết khác hẳnnhau
39520685830_a99de575a7_b.jpg


104/
41287602302_c15cf19b42_h.jpg


105/
41330537731_338946feeb_h.jpg


106/ Những phù điêu nhỏrải rác khắp nơi trong phế tích, nó rơi ra từ các bô phận trang trí như đầu hồi, cầu thang...
41330538021_677697c5da_h.jpg


107/ Cột đá, chóp tháp và vô số các khối đá không rõ là phần trang trí nào nằm ngổn ngang,chờ ngày được phục chế
40434392005_ec4116193a_c.jpg


108/ Một bộ phù điêu lớn , có lẽ là một phần bức tường của các ngôi đền nhỏ
40434391895_7904b52a84_h.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
B19 confirmed
Hạng B2
18/2/18
271
1.013
93
49
Khu vực làm thủ tục ở sân bay không có cho quay phim chụp ảnhnhé anh :)


Qua đó người ta toàn nói tiếng Indo với mình, chắc họ thấy mình cũng giống giống mấy tài tử điện ảnh của họ :D
Phim gì?
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
Kiến trúc có vẻ giống Ấn độ quá.
Các nước Nam Á đều bị ảnh hưởng của Ấn từ ít đến nhiều, từ kiến trúc đến món ăn ( cơ bản cari)

Phim gì?
Những phim bom tấn :D

Coi mấy cái kiến trúc này và bên Angkor thấy y như phim Mortal Combat
Phải nói ngược lại là các cảnh trong phim hay game là lấy từ các kiến trúc thật ngoài đời