Hạng D
4/11/14
3.150
16.923
113
Các nước Nam Á đều bị ảnh hưởng của Ấn từ ít đến nhiều, từ kiến trúc đến món ăn ( cơ bản cari)


Những phim bom tấn :D


Phải nói ngược lại là các cảnh trong phim hay game là lấy từ các kiến trúc thật ngoài đời
Bác viết thật công phu
 
  • Like
Reactions: Kamelot
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
III/Yogyakarta
e/ Borobudur – Kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới

(Chỗ này phải chia thành 2 phần)
1/
Không thể diễn tả hết cảm xúc khi đặt chân đến ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới, đã được Guiness xác nhận kỷ lục. Bởi vì Borobudur là một trong những kỳ quan kỳ vĩ nhất trên thế giới được tạo ra bởi con người còn tồn tại, như Angkor… dù không sánh được với những Vạn Lý Trường Thành hay Kim tự tháp Ai Cập.

Borobudur, đọc theo âm Hán Việt là Ba La Phù Đồ, tên này trong tiếng Java cổ lấy theo tiếng Phạn nghĩa là “Ngôi đền thờ Phật trên đỉnh núi”. Thực ra Borobudur chỉ nằm trên một quả đồi nhỏ, nhưng nằm trong một thung lũng được vây bọc xung quanh bởi rất nhiều ngọn núi lửa, nên có địa thế cực đẹp.

Để tạo nên kỳ quan này, các nhà khảo cổ ước tính Borobudur phải xây dựng trong ít nhất 100 năm, bắt đầu từ thế kỷ thứ 9, với 1,6 triệu tảng đá được chạm khắc công phu lắp ghép lại mà không dùng bất cứ chất kết dính nào, .

Rồi động đất đã hủy hoại Borobudur, cộng với việc Java chuyển sang Hồi giáo khiến công trình kỳ vĩ này có số phận nghiệt ngã giống như Angkor, đó là bị chìm vào quên lãng trong 5 thế kỷ giữa rừng sâu mà mãi đến năm 1814 mới được phát hiện. Năm 1970, Chính phủ Indo phải kêu gọi UNESCO giúp sức phục chế. Có tới 600 chuyên gia phục chế trên khắp thế giới ( chưa tính số người địa phương) đã phải làm việc cật lực trong suốt 12 năm trời mới giúp khôi phục Borobudur được như ngày nay để các bạn Indo giờ… bán vé thu tiền :) .

Giá vé vào hai di sản (Prambanan và Borobudur) đã tăng chóng mặt, mấy năm trước giá vé tham quan Borobudur là 12Usd, sau đó các bạn Indo thấy ít quá mà khách vẫn tăng nên tăng lên 20usd, riêng khách vào ngắm bình minh (trước 6h) là 40usd. Bà con phản đối cực lực vì chỉ ngắm bình minh thôi mà tại sao phải mua vé gấp đôi??? Thế là để cho công bằng, các bạn Indo bèn tính luôn ... 40usd mỗi vé, bất kể có ngắm bình minh hay không :D . Có lẽ do Indo thâm thủng ngân sách, nhưng đánh thuế nhà đất có giá từ 400 triệu rupi trở lên sợ dân Indo phản đối, biểu tình và bạo động, nên họ chuyển qua tăng giá vé của du khách chăng? :)

Mình đi từ 4 giờ sáng, đến nơi hơn 5 giờ. Ở Indo 3 tuần thì 90% số ngày mình đều dậy từ 3h30 sáng để kịp đi đến các điểm ngắm bình minh trước khi mặt trời mọc. Nhưng ở Indo đang mùa mưa, sáng nay gặp ngày thời tiết không đẹp, trời mù, không thấy mặt trời và ánh bình minh chiếu trên các tòa tháp đá của Borobudur, buồn ơi là buồn.


109/ Do mấy năm trước Borobudur bị đặt bom khủng bố, tuy thiệt hại không đáng kể nhưng từ đó an ninh được thiết lập nghiêm ngặt, tất cả du khách vào Borobudur đều phải qua kiểm tra an ninh và khám các balo giỏ xách hết. Cũng giống Prambanan, ở đây cũng cấm drone, vậy là hết hy vọng chụp được ở những góc cao, buồn tiếp tập 2. Khi kiểm tra túi thấy flycam của mình, mấy chú nói mày nên gửi lại đây, không nên cầm theo, chắc sợ mình vào lén bay. Mình nói OK thôi, mày không cho bay thì tao cầm theo làm gì cho nặng… Nếu mình muốn bay thì chiều tối hôm qua đã bay ở Candi Sewu rồi, lúc đó làm gì còn ai ở đó, nhưng mình tôn trọng qui định của họ nên đã không bay..
Do phải mua vé đắt gấp 9 lần người Indo, nên người nước ngoài được mời vào khu riêng, được uống miễn phí trà và cà phê sáng.
26621722657_ec9d232a7e_h.jpg


110/ Khung hoa sặc sỡ chào đón du khách với ngọn tháp Borobudur xa đằng sau, chỗ tốt cho chụp ảnh lưu niệm.
40777516564_5c76ae54fa_h.jpg


111/ Được xây dựng gần giống theo hình kim tự tháp, hay giống như một hoa sen vuông với 9 tầng tháp. Trong đó phần cơ bản hình vuông và phần phía trên hình tròn, nhìn trên cao xuống có cảm giác như ví von trời tròn đất vuông.
27619310558_1e1c8b7247_h.jpg


112/ Có 9 tầng tháp nhưng Borobudur cơ bản được chia thành 3 tầng , tượng trưng cho 3 cảnh giới của cõi Ta bà ( Tam giới). Tầng thứ nhất gọi là Kāmadhātu (Dục giới hay Phàm giới) , tầng thứ hai là Rūpadhātu (Sắc giới hay Tu giới), và tầng cuối là Arūpadhātu (Vô sắc giới hay Thượng giới). Do có 2 cách dịch khác nhau nhưng mình không có thời gian để chọn cách dịch nào từ hay hơn, nên thôi cứ tạm chấp nhận cả 2 cách dịch này.

41492841981_61b8b21d56_z.jpg


113/ Tầng thứ Nhất , Dục giới hay Phàm giới chỉ có 1 tầng tháp, mô tả đời người với những sinh – lão – bệnh – tử của kiếp luân hồi trong cuộc sống nơi trần gian tạm bợ xô bồ. Phù điêu ở tầng này phô bày thế giới của tham sân si, gồm đủ loại chúng sinh kể cả súc sinh, quỷ đói, vẽ nên những bản năng thấp kém, các cảnh tượng tham lam, dục vọng và đầy chất hận thù…
27619482538_4ebc4d86ee_h.jpg


114/
40777516614_9bdec0d869_h.jpg


115/ Các phù điêu tràn ngập khắp nơi trên hai bức tường giữa các lối đi. Được khắc lên đá với đường nét sắc sảo và sống động. mỗi phù điêu có từ 5-7 nhân vật cho đến cả mấy chục nhân vật hoặc thú vật cùng với các hoa văn kèm theo, mà có tới… 2670 bức phù điêu bằng đá như vậy để kể về các điển tích Phật giáo. Borobudur được UNESCO xác nhận là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới mà không một công trình nào hiện có thể so sánh được.
27619312628_907396bb5c_h.jpg


116/ Tầng thứ Hai, Sắc giới hay Tu giới, bao gồm 4 tầng tháp , các phù điêu các hành hành lang kể lại câu chuyện về đời sống các vị chân tu, thêm vào đó là các điển tích Phật giáo từ Bản sinh kinh ( là một trong Thập nhị bộ kinh, tức là 12 bộ kinh cơ bản của giáo lý Phật giáo). Bản sinh kinh là bộ kinh nói về tiền thân của đức Phật và các Bồ tát, dẫn đến câu chuyện của đời hiện tại, sự liên hệ giữa tiền kiếp và hậu kiếp... Đây là tầng chiếm diện tích lớn nhất
27619312318_3cf2b5ec81_h.jpg


117/ Rất khó để có thể không dừng lại khi đi qua từng mét vuông phù điêu đá trên các hành lang
40777514384_5a04bb0e0a_h.jpg


118/ Mỗi cạnh của Borobudur dài 123m, với 9 tầng tháp và người ta tính rằng các lối đi trong Borobudur có chiều dài tổng cộng tới 5km. Nghĩa là nếu chỉ cắm đầu đi một vòng hết Borobudur là mất toi gần 2 tiếng đồng hồ rồi, nói gì thời gian ngắm nhìn các phù điêu, cảm nhận cảnh vật hay chụp lại chỉ trong một thời gian của buổi sáng. Người ta còn tính ra rằng nếu đi hết 5km và xem hết 2670 bức phù điêu đó, phải mất…2 ngày. Vậy nên chỉ tranh thủ xem một phần và chụp một phần còn lại nhìn ngắm trong cơn hoa mắt vì mức độ đẹp và khủng của các phù điêu đá ở đây.
40599079745_abe85f644b_h.jpg


119/ Phù điêu có cả ở 2 bên vách. Một phù điêu nhìn ra phía sau là cảnh vật của thung lũng Maelang
40599080045_f59e60037c_h.jpg


120/ Borobudur được thiết kế theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, tức là pha trộn các khái niệm nhập Niết bàn của Phật giáo Ấn Độ cùng với tục thờ cúng tổ tiên của người Indonesia bản địa xưa kia. Đây là một ví dụ: Thủy quái Makara là quái vật có mình cá, chân hổ, mắt khỉ, ngà voi, đuôi công, hàm cá sấu… là vật cưỡi của nữ thần sông Hằng.
40597483715_7abeb37506_c.jpg


121/ Tầng thứ ba, là Vô sắc giới hay Thượng giới, không còn những bức tường phù điêu đá nữa, mà mở ra khôn gian rộng lớn, chỉ còn đơn giản với các Stupa (tháp Phật) được bố cục thành ba vòng tròn đồng tâm vây quanh một stupa lớn nhất. Ý nghĩa của lối bố cục này miêu tả, ở cảnh giới này không có sự khởi đầu và cũng không có sự kết thúc, chính là niết bàn theo quan niệm nhà Phật.
Không được cho dùng drone, nên tiếc hùi hụi vì không chụp được những góc độc đáo hơn từ cao như ở chỗ này
40777515214_ab2b773ac9_h.jpg


122/Tòa tháp cao 42m, tức là xấp xỉ tòa nhà 11 tầng. Đứng ở tầng cao nhất có thể quan sát cảnh vật tuyệt vời ở xung quanh với các ngọn núi lửa đứng lạnh lùng bên cạnh những rừng cây trùng điệp trong sương sớm...
40597284305_46fd361c51_h.jpg


123/ Núi lửa Sumbing với mây vờn trên đỉnh và tầng tầng lớp lớp sương mù ở các khu rừng dưới chân, nhìn từ đỉnh của Borobudur
27619482968_c3ab806412_h.jpg
 
Hạng D
15/7/07
1.805
11.441
113
III/Yogyakarta
e/ Borobudur – Kỳ quan Phật giáo lớn nhất thế giới
Phần 2


124/ Núi lửa Merapi và Merbabu sánh đôi trong biển sương

40777515434_84fbba0f67_h.jpg




125/ Núi lửa Sumbling nhìn từ xa, trên hướng nhìn của một pho tượng trong stupa. Mỗi một stupa ở tầng cao này có một pho tượng Phật ở trong( tổng cộng có 72 stupa). Khi phục chế người ta đã quyết định giữ nguyên hiện trạng của 2 stupa không lắp lại phần tháp sụp đổ, để người xem có thể chiêm ngưỡng 2 pho tượng Phật lộ thiên.
40777515134_ef9fde0368_h.jpg



126/ Nhìn từ chính diện tượng Phật lên stupa lớn nhất
27619311838_261f4b4977_h.jpg


127/ Khuôn mặt biểu cảm tuyệt vời tượng Phật trên tầng Vô sắc giới/Thượng giới. Bàn tay thủ ấn đã bị gãy do đá rơi khi động đất
40597483525_085fa64b2a_h.jpg


128/ Ai cũng muốn ghi lại khuôn mặt này
41490837241_20b33017c3_h.jpg


129/ Tầng Vô sắc giới/Thượng giới là nơi ngắm bình minh hoặc hoàng hôn đẹp nhất, nơi có thể chiêm ngưỡng sương mù buổi sáng hoặc ánh sáng vàng rực rỡ của mỗi bình minh hay mỗi hoàng hôn. Mùa mưa trời mù, mấy kín trời, không có được ánh sáng vàng trên tượng Phật hay các tòa tháp là cái giá phải trả cho chọn lựa đi du lịch Indo mùa mưa.
27729859628_bfe3d3ea55_h.jpg




130/ Đây là pho tượng thứ hai lộ thân trên đỉnh
40777514624_da5137a67f_h.jpg



131/ Mũi pho tượng bên này bị gãy do động đất
27619482788_6ff0fe9b25_o.jpg


132/ Borobudur là nơi có lượng khách tham quan lớn nhất của Indo. Người ta có thể bỏ qua 1 số danh thắng nào đó nhưng không thể không đến Borobudur nếu đã đến Java. Lời khuyên cho ai định du lịch Indo và đến đây là phải đi từ sáng sớm, 5 hoặc 6 giờ sáng có mặt ở đây, vừa ngắm bình minh đẹp vừa vắng vẻ, vì sau 7 giờ khách bắt đầu đông dần và sau đó thắng cảnh này sẽ tràn ngập người với người. Đi sớm nên chỉ có lác đác vài khách đi sớm
40888117894_46051e71aa_o.jpg


133/ Khách bắt đầu lác đác kéo lên
27729860038_86670fe9f8_h.jpg


134/ Đường hồi nãy đi lên
41598810671_eef628682c_c.jpg


135/ Có tất cả 602 pho tượng Phật, nhưng đã bị trộm giờ chỉ còn 504 pho tượng. Ngoài 72 pho tượng ở tầng trên cùng trong các stupa, các pho tượng còn lại được đặt lộ thiên ở những tầng dưới
40888117634_3d6c123ffa_c.jpg



136/
41490837091_6dbc747909_h.jpg


137/ Khá nhiều tượng Phật không còn đầu
40888117424_c70779854f_h.jpg


138/ Người ta giải thích cách đặt giàn giáo ngày xưa để xây dựng Borobudur , không phải đắp dốc đất như kim tự tháp Ai Cập, mà người Indo xưa xếp đá khối chặt chẽ với nhau để xây, tháp cao tới đâu giàn giáo đá leo theo tới đó, xây xong gỡ đá khối dời qua bên cạnh làm tiếp
27729858808_86fec416e2_h.jpg


139/ Ghé qua bảo tàng Borobudur dưới chân đồi, các mẫu vật bên trong là các phần đá cònlại sau khi trùng tu. Nơi đây đặt rất nhiều hiện vật
27729858708_b7d3269c2a_h.jpg


140/ Bố cục không gian đẹp và nhẹ nhàng
40888116904_8fa8717864_h.jpg



141/ Một góc thờ Phật cổ xưa được tái hiện
40888116784_1b24980d1d_h.jpg


142/ Một hội xe VW cổ bên trong di tích, chủ yếu là dòng Thing sản xuất năm 1974. Họ được mời tổ chức sự kiện ở đây, những chiếc xe cổ cũng góp phần tôn nét cổ kính cho di tích. Mình có gặp 1 chủ xe người Philippine, anh này cho biết đam mê giao lưu xe cổ nên đã đi khắp Đông Nam Á để giao lưu, chỉ có Việt Nam anh chưa đến ( Ở Việt Nam hầu như không có dòng xe Thing này, chủ yếu VW sedan cổ ở NVN là dòng "con bọ" ( Beetle) nên anh không có cơ hội đến VN là đúng rồi)
41598810441_da60c83ad7_h.jpg
 
  • Like
Reactions: SubaruLover