Hạng D
30/1/07
3.022
54
113
47
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
1. Ra đa chính thức ra đời năm bao nhiêu? Nghe nói Anh phát minh ra ra đa trước, vậy Đức có ra đa khi nào?
2. Khi chưa có ra đa, máy bay săn tàu bằng mắt thường giống người ta đi tìm lạc đà trên sa mạc hử?
3. Khi chưa có hệ thống định vị toàn cầu, máy bay làm sao biết đang ở không phận nào, và làm sao tránh lạc đường trên biển.
4. Khi dùng pháo bắn thẳng để bắn xe tăng, làm sao biết khoảng cách của một chấm nhỏ để chỉnh pháo? Người hô góc độ pháo có phải là người giỏi nhất khẩu đội không?
5. Đạn ca chiu sa có cánh k?
 
Hạng C
8/8/08
666
62
43
Dawnglow nói:
1. Ra đa chính thức ra đời năm bao nhiêu? Nghe nói Anh phát minh ra ra đa trước, vậy Đức có ra đa khi nào?
2. Khi chưa có ra đa, máy bay săn tàu bằng mắt thường giống người ta đi tìm lạc đà trên sa mạc hử?
3. Khi chưa có hệ thống định vị toàn cầu, máy bay làm sao biết đang ở không phận nào, và làm sao tránh lạc đường trên biển.
4. Khi dùng pháo bắn thẳng để bắn xe tăng, làm sao biết khoảng cách của một chấm nhỏ để chỉnh pháo? Người hô góc độ pháo có phải là người giỏi nhất khẩu đội không?
5. Đạn ca chiu sa có cánh k?
Câu 1+5: google đi, làm biếng gì dữ vậy.:p
Câu 2+3: vậy mấy bác lái tàu cả ngàn năm nay có GPS không? :D Săn tàu ăn thua gì, máy bay nó tìm tàu lạc còn ra, có điều phải chia ra từng ô bản đồ, tìm hết ô này thì qua ô kia. :D
Câu 4: Không riêng gì pháo thủ mà bất cứ ai bắn súng phải tập nhận diện các loại mục tiêu và kích thước thực của mục tiêu, từ đó suy ra khoảng cách. Một số loại thước ngắm có sẵn tỉ lệ đối chiếu. Người hô góc độ pháo là... khẩu đội trưởng. Không rõ ý bác giỏi nhất là sao. Bắn thẳng thì ít phải tính và không khó như bắn cầu vồng. Thường khẩu đội trưởng không trực tiếp tính mà bọn kế toán pháo nó nằm ở trung/đại đội, tính xong phần tử bắn nó báo cho chỉ huy trung/đại đội hạ lệnh xuống cho khẩu đội. :D
 
Hạng D
30/1/07
3.022
54
113
47
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
1. Đêm qua đã tra google, không ra.
5. Sẽ tra.
2 +3: vưỡn chưa tưởng tượng được. Nếu đi trên đất liền thì còn có mốc, đi trên biển chỗ nào cũng xanh lè một màu, chả biết đâu mà lần, tìm lẩn quẩn một hồi k biết mình đang ở đâu, k biết đường về, hết xăng rơi xuống biển.
4. Giỏi nhất nghĩa là làm điều khó nhất. Ông giật cò, ông tiếp đạn, ông quay vô lăng, e cũng làm được, chỉ cái việc nhìn cái chấm đằng xa mà chỉnh góc pháo thì e chưa biết tưởng tượng sao. K fải lúc nào cũng đợi kết quả của kt pháo. Trong trận Kursk, xe tăng nó bò lổm ngổm như cua di cư, mỗi chiếc một khoảng cách khác nhau, đều trong tầm nhìn của pháo, vậy làm sao để mỗi khẩu đội khoá 1 xe tăng?
6. Khi chưa có ra đa, tàu ngầm nó săn tàu hàng thế nào? Đi lòng vòng tìm may hăy nằm phục trên đường mòn?
 
Hạng C
8/8/08
666
62
43
Dawnglow nói:
1. Đêm qua đã tra google, không ra.
5. Sẽ tra.
2 +3: vưỡn chưa tưởng tượng được. Nếu đi trên đất liền thì còn có mốc, đi trên biển chỗ nào cũng xanh lè một màu, chả biết đâu mà lần, tìm lẩn quẩn một hồi k biết mình đang ở đâu, k biết đường về, hết xăng rơi xuống biển.
4. Giỏi nhất nghĩa là làm điều khó nhất. Ông giật cò, ông tiếp đạn, ông quay vô lăng, e cũng làm được, chỉ cái việc nhìn cái chấm đằng xa mà chỉnh góc pháo thì e chưa biết tưởng tượng sao. K fải lúc nào cũng đợi kết quả của kt pháo. Trong trận Kursk, xe tăng nó bò lổm ngổm như cua di cư, mỗi chiếc một khoảng cách khác nhau, đều trong tầm nhìn của pháo, vậy làm sao để mỗi khẩu đội khoá 1 xe tăng?
6. Khi chưa có ra đa, tàu ngầm nó săn tàu hàng thế nào? Đi lòng vòng tìm may hăy nằm phục trên đường mòn?
1. Tra tiếp nhé. :D
2+3. Tưởng tượng tiếp nhé. Ngồi tàu tầm nhìn còn kém hơn máy bay nhiều. Nghĩ lại hồi xưa mấy bác cầm cây tăm với cái bản đồ Việt Nam in trên bìa tập mà dám lái tàu ra Bắc, phục lăn. :D
4. Chuyện này không chắc nhé, nhiều khi khẩu đội trưởng không biết tính phần tử bắn thì sao, ví dụ như giám đốc Đào chưa chắc làm được báo cáo tài chính cho ra hồn. Dĩ nhiên các đơn vị tác chiến độc lập thì từng cá nhân biết càng nhiều việc càng tốt, nhưng mấy thằng ngồi tính chưa chắc có giọng tốt như khẩu đội trưởng. Đùa chứ ở trường thì khẩu đội trưởng phải qua hết các vị trí trong khẩu đội và biết tính phần tử, nhưng chưa chắc tính giỏi như kế toán pháo chuyên nghiệp. :D Đánh nhau theo phòng tuyến thì nó căn các mốc và mục tiêu từ trước rồi. Mỗi đơn vị sẽ có phạm vi phụ trách riêng. Ví dụ như trung đội của Đào sẽ chỉ canh me từ quán bia tươi mát số 3 đến nhà hàng karaoke số 7, bề ngang phòng tuyến 100m, trung đội gồm 3 khẩu đội thì mỗi khẩu canh đúng 30m thôi, 10 mét còn lại để riêng cho trung đội trưởng Đào và cô thư ký, à quên liên lạc, để kiếm cái danh hiệu dũng sĩ chẳng hạn. Đương nhiên cũng có khi đối phương nó phát hiện súng của Đào tầm hơi ngắn, nó bu hết vào 10m đó thì Đào phải chỉ huy trung đội tập trung hỏa lực để mình kiếm chỗ núp, đại loại vậy. :D
6. Bộ binh nó còn săn hàng được huống chi tàu ngầm, nói vậy chứ nó phải có trinh sát, tình báo... tìm các đường mà bọn buôn lậu hay đi để tàu ngầm chạy vòng vòng hoặc phục gần đó kiếm tiền mãi lộ chứ. :D
 
Hạng C
21/1/12
591
5.201
93
1. Anh đưa vào sử dụng đầu tiên, 1937. Đức thì em ko nhớ rõ, bác Google nhé.
2. Đúng vậy
3. La bàn, đài vô tuyến dẫn đường trên mặt đất, dùng mắt thường quan sát các điểm cột mốc, sao trời, radar quét địa hình, con quay hồi chuyển.
4. Bác search hình những chiến hạm thời từ WW2về trước (trước khi có radar), sẽ thấy có những tháp hình chữ T. Những thanh ngang của chữ T đó là kính ngắm dùng để xác định khoảng cách. Hoặc trên các ụ pháo cũng có trang bị riêng.

Nguyên tắc là ở mỗi đầu có 1 gương có thể xoay được. Người ta sẽ xoay 2 gương sao cho hình ảnh của mục tiêu từ 2 gương khớp nhau. Khi đó ta có 1 tam giác cân, mà độ dài cạnh đáy (tức là độ dài thanh ngang), và 2 góc ở đáy đã biết. Khi đó có thể tính ra đường cao, tức là khoảng cách đến mục tiêu.
5. Tuỳ loại. Một số dùng cơ chế tự xoay để ổn định. Đa số dùng cánh. Ngoài tác dụng giữ ổn định, cánh còn có thể được dùng để điều chỉnh quỹ đạo bay, nếu đó là những hệ thống pháo hoả tiễn hiện đại, có cơ chế tự dẫn.
6. Sonar và mắt thường.
 
Hạng D
30/1/07
3.022
54
113
47
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
Tk bác Ti dê nhé.
2. Đêm nay sẽ tưởng tượng tiếp, và chắc chắn là khó.
4. Túm lại là nó bắn theo ô, mỗi ô cứ cho là 900m2, phụ trách bởi 1 khẩu đội. Con T34 của em có 9m2. E chạy lòng vòng trong cái ô 900m2, e đố thằng nào rót trúng được e. E thấy chỉ có thể đưa vào ống ngắm bắn bùm phát là dễ ăn, còn bắn lên trời, đạn rơi xuống trúng cái xe tăng đằng xa, sao nghe nó mơ hồ thế nhể?
 
Hạng C
8/8/08
666
62
43
Dawnglow nói:
Tk bác Ti dê nhé.
2. Đêm nay sẽ tưởng tượng tiếp, và chắc chắn là khó.
4. Túm lại là nó bắn theo ô, mỗi ô cứ cho là 900m2, phụ trách bởi 1 khẩu đội. Con T34 của em có 9m2. E chạy lòng vòng trong cái ô 900m2, e đố thằng nào rót trúng được e. E thấy chỉ có thể đưa vào ống ngắm bắn bùm phát là dễ ăn, còn bắn lên trời, đạn rơi xuống trúng cái xe tăng đằng xa, sao nghe nó mơ hồ thế nhể?

Hehe, em vừa làm việc vừa tám nên làm biếng, bác thông cảm, thiệt tình có người trêu cũng... tỉnh ngủ. :D

2. Thật ra bọn phi công thời xưa nó cũng phải "trên thông thiên văn dưới tường địa lý", nó định vị bằng các mốc tự nhiên như mặt trời, mặt trăng, các vì sao... nó có những bảng tính căn cứ vào ngày tháng, giờ, khu vực, độ cao để tính ra tọa độ trong trường hợp bị lạc. Còn bình thường thì phi công nào cũng có cái bản đồ dán trên đùi, bay đến đâu nó đánh dấu đến đó. Với các chuyến bay dài thì phải xài máy bay to, có hẳn một thằng hoa tiêu dẫn đường, thằng này phải học một khóa riêng, chưa chắc nó đã biết lái máy bay. :D

4. Bắn cầu vồng thì nó mới tính theo ô, lúc đó phải tính xác xuất là bắn bao nhiêu viên trong khoảng thời gian nhất định thì trùm hết khu vực mục tiêu có thể di chuyển trong thời gian đó. Dĩ nhiên nhiều trường hợp bọn pháo binh nó có trinh sát ngồi ở đâu đó có thể thấy mục tiêu và báo về để hiệu chỉnh đường đạn. Lúc bắn còn phải tính thêm tốc độ gió và tốc độ di chuyển của mục tiêu nữa. Còn bắn thẳng thì nó chỉ canh theo phương ngang thôi chứ theo ô làm gì? Phương pháp đơn giản nhất là phải căn cứ vào chiều cao thật của mục tiêu, khoảng cách từ mắt trắc thủ đến kính ngắm, chiều cao của mắt trắc thủ. Từ đó tính ra được khoảng cách thật từ vị trí súng đến mục tiêu. Bài toán tam giác đồng dạng này hình như bọn cấp 2 có học thì phải? Do vậy mà nhận diện các loại mục tiêu và nhớ kích thước thật của nó từ đủ các hướng bao giờ cũng được các chú lính nào xài vũ khí hỏa lực thuộc nằm lòng. :D

Bác tham khảo thêm bọn hoa tiêu trên B17 trong WWII nó định vị: http://www.merkki.com/navigators%20of%20usaaf%20in%20world%20war%20II.htm
Kính ngắm B41 có vạch sẵn đo xa dựa trên chiều cao xe tăng khối Nato:
em có vài câu hỏi, các chuyên gia giúp em?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Đúng là hồi xưa pilot hồi WW2 khả năng lái máy bay giỏi hơn pilot bây h vì tất cả đều mần bằng tay và cái đầu, chưa có computer, GPS như bậy h. Một phi hành đoàn hồi xưa gồm 4 người thay vì chỉ có 2 như hiện nay. Mấy chiếc máy bay của Nga cái mũi bọc kính như chiếc IL 76 vì chỗ này dành cho hoa tiêu ngồi để thấy mà dẫn đường..

Cái vụ tam giác đồng dạng, rồi lượng giác, đáng lý ra nên đưa áp dụng trong pháo binh vào trường học, dạy như vậy học sinh mới ham thích.. học cho đã 12 năm, thậm chí xong cái đại học toán, nhiều chú sinh viên củng ứ biết nó có ứng dụng như thế nào trong thực tế,như pháo binh chẳng hạn.
 
Last edited by a moderator: