Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Nó không nghĩ nên mới có chuyện " Em làm mướn, thông cảm cho em" hoặc là nó đã mang tư tưởng " Em làm mướn, thông cảm cho em" là được cho đi nên cứ thế mà phangfly_us nói:lúc tông người ta thì bảo Em làm mướn, thông cảm cho em. Lúc chạy xe có nghĩ là em làm mướn, ko có tiền đền thì cẩn thận giùm tí không?
Khanh Hung nói:1 lần, mọi người đi đường hốt hoảng vội tránh ngay chiếc xe máy cùi bắp (chở bình gas phía sau) phóng bạt mạng trên đường. Chiếc xe lao đến đâu, nhiều người nhìn theo rủa đến đó.
... Rồi chuyện gì đến đã đến: Nó tông 1 cái rầm vô chiếc xe du lịch đang chạy phía trước. Hậu quả: xe du lịch móp 1 bệt phía sau, xấu thảm hại. Còn thằng chở gas, nó cùng chiếc xe cùi và bình gas lăn cù dưới đường... Cũng may, chiếc bình gas lăn ầm ầm dưới lộ nhưng không trúng thêm xe khác. Nếu có, tội nghiệp thêm những người đi đường khác nữa.
Nhiều người xúm lại coi. Không ít người bực tức rủa sả thằng chở gas. Họ kêu anh lái xe du lịch bắt đền thằng này cho nó chừa.
Thằng chở gas mặt mày nhăn nhó, nan nỉ: Chú ơi, con làm mướn, đâu có tiền đền, chú tha cho con...!
Ông lái xe du lịch cũng hầm lắm, chưởi cho nó 1 hồi rồi cũng lên xe đi. Chắc có lẽ, ổng cũng biết đền nó là chuyện vô phương... khả thi, nên thôi. Không khéo, kêu CSGT lại, còn gặp lôi thôi thêm...
Cũng cái câu quen quen ở trên, bây giờ, tôi được nghe lại. Mấy ngày nay, trên mạng, trên báo đang ì xèo chuyện ông lái xe cẩu nào đó cẩu cây Dầu vướng đường dây điện cao thế, gây mất điện đến mấy chục tỉnh, thành miền Nam. Hậu quả cho xã hội, biết tính sao cho hết: các trụ đèn xanh, đèn đỏ mất điện, giao thông hỗn loạn; các nhà máy xí nghiệp sản xuất bị đình truệ, hàng hóa hư hỏng; nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị đứt mạng, hoạt động rối ren; trường học, cơ sở y tế mất điện, kêu trời. Hàng triệu gia đình gặp xáo trộn trong sinh hoạt, làm ăn .. Cho đến khi người ta đặt vấn đề về trách nhiệm, lại lòi ra cái câu nghe quen quen nọ: Ông tài xế nghèo mới đi làm công, lấy gì để mà chịu?...
Qua 2 câu chuyện trên, thiết nghĩ, dù có đi học lái xe hay không, hay dù có biết Luật GTĐB hay không thì môt khi đã lên xe ngồi cầm tay lái, ai cũng biết chiếc xe là vật di động trên đường, có thể sẽ có khả năng gây đụng hay va chạm những vật trên đường, ven đường; chớ để đến chừng gây ra hậu quả rồi, mới nhận ra mình đi làm thuê, không có khả năng khắc phục hậu quả... thì thua! Tại sao hậu quả mình gây ra, lại bắt người khác gánh chịu?
Tôi không có ý phân biệt chủ hay người làm công nhưng tôi muốn xã hội phải rạch ròi, để ai cũng phải ý thức được (trước hết, là bằng lương tâm) những việc mình sắp làm, sẽ làm. Có như vậy, xã hội mới tránh bớt những hậu họa đáng tiếc.