Mình xin nói thêm một chút về "chứng minh", như sau:
1- Thời điểm cần chứng minh:
Chúng ta đang nói về "Luật Xử lí vi phạm hành chính", tức là các vấn đề liên quan đến quá trình xác định lỗi vi phạm HC và cách thức các bên xử lý các lỗi đó, chứ không phải chúng ra đang nói về "Luật tố tụng..." và quá trình tranh biện tại toà án.
Do vậy, việc "chứng minh vi phạm" phải được "người có thẩm quyền phạt lỗi" thực hiện trong quá trình trước khi ra quyết định phạt người vi phạm, chứ không phải tại toà.
2- Thế nào là chứng minh?
Mình không có Từ điển Việt-Việt để tham chiếu. Chỉ có định nghĩa theo Từ điển Việt-Việt online (hơi đơn giản), như sau:
Định nghĩa "Chứng minh"
Theo đó, "Chứng minh" là "dùng lí luận, hoặc sự việc cụ thể, (hoặc cả hai)... để chứng tỏ rằng kết luận của mình là đúng".
3- Việc "có người làm chứng xác nhận" có phải là "chứng minh" rằng anh csgt đúng hay không?
Định nghĩa "Làm chứng" như sau:
Làm chứng có 3 yếu tố sau:
- Người không phải đương sự
- Xác nhận
- Điều mình chứng kiến.
Về bản chất, Làm chứng chỉ là "Sự việc" được "Một người khác" kể lại và xác nhận nó đã xảy ra như vậy.
Bản thân người làm chứng, hay hình ảnh ghi lại, không phải là sự Chứng minh, cũng không thể thay thế cho sự Chứng minh.
Diễn giải cụ thể:
Chiểu theo định nghĩa trên, khi muốn phạt lái xe kia thì anh csgt thông phải thực hiện các khâu sau đây để chứng minh:
a-
phải tự xác tín rằng lái xe đã không bật xi nhan theo luật quy định, rằng lái xe đi như vậy là sai luật, có đủ căn cứ để dừng xe phạt.
b- mô tả lại cho lái xe biết đích thân mình đã nhìn thấy lái xe thực tế đi như thế nào, không bật xi nhan ra sao,
c- khẳng định luật yêu cầu lái xe phải bật xi nhan từ khúc nào tới khúc nào nhưng không thấy bật. Như vậy là vi phạm,
(Nếu có người khác làm chứng sự việc lái xe không bật xi nhan từ đoạn A tới đoạn B thì nêu ra luôn)
d- dùng lí luận để thuyết phục lái xe công nhận đi như vậy là sai luật.
e- sau các khâu a, b, c, d mới giữ giấy tờ xe, viết biên bản.
Cá nhân mình nghĩ, trong trường hợp cụ thể này anh csgt kia không có khả năng thực hiện 4 mục a, b, c, d nêu trên, đặc biệt là không tự xác tín rằng lái xe không bật xi nhan.
Anh ta chỉ có một chiêu duy nhất là doạ giữ giấy tờ và lập biên bản (mục e-). Chiêu này chỉ doạ người non gan, nhưng chưa đủ đối với người hiểu và tuân thủ luật.
Chính vì vậy anh csgt phải nhũn nhặn với lái xe, bỏ qua, chứ không thể phạt được.
Nếu anh csgt không chứng minh được lỗi vi phạm tại thời điểm viết biên bản mà vẫn ép công dân kí biên bản đó, trách nhiệm chứng minh lỗi vi phạm được chuyển lên cấp trên (hoặc cấp cao hơn nữa) khi cấp trên ra quyết định phạt. Đó là điều anh ta hoàn toàn không muốn xảy ra.