Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Ậy, bác phán câu này chưa chuẩn nhé. Ở đây bank k cần phải giải thích cho bác về vấn đề cavet xe. Họ đưa offer và bác chấp nhận là giao dịch được xác lập. Nếu cứ quy kết kiểu của bác thì người mua xe xong sau đos thấy giá xe giảm quay lại bảo người bán k giải thích giá xe có xu hướng giảm nên bị nhầm lẫn à :D
Cái chính ở đây là theo NĐ 163 (sửa đổi bổ sung bới NĐ 11) thì người thế chấp phương tiện vận tải giữ bản gốc giấy đăng ký. Dù blds 2005 đã hết hiệu lực nhưng giao dịch xác lập trước 1/1/17 thì vẫn phải thực hiện căn cứ trên các quy định của blds 2005 như bác đã dẫn chiếu.
Đối với các giao dịch sau 1/1/17 thì cách giải thích của TPBank k sai. Vì chỉ khi có luật quy định cụ thể trường hợp thế chấp phương tiện cơ giới người thế chấp giữ bản chính thì thoả thuận của bank và người vay mới trái pháp luật. Trong khi đó NĐ là văn bản dưới luật nên không có giá trị cao hơn blds 2015.
Cái này khác 1 chút bác à.
Bác thử đọc hợp đồng thế chấp xe thì sẽ thấy bank còn dặn dò khách hàng "khi sử dụng phải tuân thủ pháp luật..." mà Luật GTĐB cũng là pháp luật đấy chứ. Thì sao mà thực hiện được?
Với hợp đồng thế chấp/tín dụng sau 1/1/2017 thì BLDS cho bên nhận thế chấp giữ GDKX vẫn "trừ trường hợp Luật quy định khác". Giờ k có ND 163 để có "quy định pháp luật khác", nhưng nếu vẫn có thoả thuận với khách hàng "khi sử dụng phải tuân thủ pháp luật..." thì cũng vô hiệu vì nội dung hợp đồng k thực hiện được, ít nhất với việc GTĐB.

Nên nếu đã thông báo việc bị xử phạt khi lưu thông với GDKX sao y như vậy, mà khách hàng vẫn đồng ý vay mua xe thì hoặc để nhà, hoặc game với xxx và túi tiền của mình cho vui. Lách được cái hợp đồng thế chấp/tín dụng k vô hiệu khi đã thông báo rõ cho khách và quy định rõ trong hợp đồng thôi.
 
  • Like
Reactions: nttanmam and TOAGT
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Theo e thấy vậy, nếu thực tế làm theo luật acb ....giao cà vẹt cho chủ phuơng tiện thì không pải nhỏ họ đi không trở lại có thể mua bán cầm cố. Nfân hàng trông đợi sự hợp tác từ nguời vay.... điều này kg dễ.
Hiện tại, một số trừong hợp quá hạn kg trả lãi cho ngân hàng, ngân hàng cũng chưa thu giữ đc tài sàn mặc dù đang giữ ca vẹt. Nói cách khaqc, dân ta ý thức "cao" lắm nên phải thu giữ cái gì đó để nguời vay có trách nhiệm.
- Ban hành lưu thông có giấy tờ bản chính với TH kg thế chấp là đúng. Còn trừơng còn lại là bản sao y có thị thực và sao y ngân hàng là đc. Còn việc quản lý ra sao là của ông NN. Nhìn thông tin trên đó kg tra cứu đc nguồn gốc xuất xứ xe thì, kg làm đựơc thì nghỉ để nguời khác làm. Chứ kg quản lý nổi ra những quy định giở hơi, tạo thời cơ cho lũ đục nước béo cò.
Bác đang nhìn vấn đề không phải từ góc độ pháp luật.
Từ góc độ pháp luật, trước tiên phải tuân thủ các quy định hiện hành, như em đã phân tích ở trên.
Về việc đảm bảo rủi ro, bank phải có phương án cho mình, k thể chờ đợi sự tự giác của dân như bác nói. Có giữ cavet, xe bán mất cũng như không. Phải đánh giá được credit của khách rồi cho vay, chứ k cho vay bừa bãi rồi bám víu vào cái cavet gốc được.
Lưu thông thì phải có bản gốc là đang đúng quy định pháp luật. xxx cũng chẳng có thời gian check xem cái sao y đó là giả hay thật. Tại sao xxx phải giữ sao y trong khi bank được giữ cavet? đã đăng ký giao dịch đảm bảo và được pháp luật bảo vệ rồi.
Còn người mua cũng tập thói quen tự bảo vệ mình bằng cách check thông tin trước khi mua. Cứ vậy thì xã hội mới tiến được. Mọi thứ liên quan pháp lý phải được quản lý bằng pháp luật thay vì niềm tin.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Mấy anh cho thuê xe có đưa cà vẹt bản chính luôn cho khách thuê ko mấy bác?
 
Hạng C
28/4/17
531
1.360
93
50
Mấy anh cho thuê xe có đưa cà vẹt bản chính luôn cho khách thuê ko mấy bác?
Giấy tờ luôn để sẵn trong xe, nhưng:
Nếu anh là khách lạ, họ sẽ giữ hộ khẩu, CMND và xe gắn máy anh để lại. Có nơi giao xe tận nhà để chắc ăn hơn.
Thuê quen rồi, tin tưởng thì khỏi, cứ lấy xe đi thôi.
 
  • Like
Reactions: nttanmam and ntt61
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Giấy tờ luôn để sẵn trong xe, nhưng:
Nếu anh là khách lạ, họ sẽ giữ hộ khẩu, CMND và xe gắn máy anh để lại. Có nơi giao xe tận nhà để chắc ăn hơn.
Thuê quen rồi, tin tưởng thì khỏi, cứ lấy xe đi thôi.
HK và xe máy --> OK.
CMND thì ko được rồi.
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Tập Lái
4/7/17
8
17
3
38
Xin chào!
Mình là mem mới thấy cả nhà bàn luận vui quá nên cũng muốn vào bàn luận nhưng mà không biết gì nên cứ dựa cột nghển cổ lắng nghe những lời vàng, thước ngọc của các bác trên đây :D Nhưng than ôi, mình không chắc là quan điểm của các bác ấy đã đúng. Với lại đã gọi là quan điểm cá nhân thì đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là sau quá trình tranh luận chúng ta đi tìm được cho mình lời giải đáp những thắc mắc của mình :D Một số bác có hiểu biết nhưng nói thật là hiểu biết chưa đến tường tận vấn đề mà chỉ là bám vào bề mặt câu chữ của văn bản quy phạm pháp luật nên không tránh khỏi sự hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu không toàn vẹn hay bi hài hơn là đưa ra nhận định đúng nhưng lại dựa trên một lập luận sai về mặt pháp lý.
Ngân hàng có được phép thỏa thuận với khách hàng để Ngân hàng cầm giữ ĐKX không?
Nếu có thì xét tiếp nội dung của thỏa thuận có được pháp luật thừa nhận không?
Nếu được pháp luật thừa nhận thì hệ quả gì sẽ xảy ra nếu có thỏa thuận đó?
Nếu pháp luật không thừa nhận thì hệ quả gì sẽ xảy ra nếu có thỏa thuận đó?
Và tuyệt hơn nữa là phương án nào đưa ra để giải quyết cho các câu trả lời đó?
Tiếc rằng, mình chưa thấy ai trả lời được những câu hỏi mấu chốt này :D
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Xin chào!
Mình là mem mới thấy cả nhà bàn luận vui quá nên cũng muốn vào bàn luận nhưng mà không biết gì nên cứ dựa cột nghển cổ lắng nghe những lời vàng, thước ngọc của các bác trên đây :D Nhưng than ôi, mình không chắc là quan điểm của các bác ấy đã đúng. Với lại đã gọi là quan điểm cá nhân thì đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là sau quá trình tranh luận chúng ta đi tìm được cho mình lời giải đáp những thắc mắc của mình :D Một số bác có hiểu biết nhưng nói thật là hiểu biết chưa đến tường tận vấn đề mà chỉ là bám vào bề mặt câu chữ của văn bản quy phạm pháp luật nên không tránh khỏi sự hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu không toàn vẹn hay bi hài hơn là đưa ra nhận định đúng nhưng lại dựa trên một lập luận sai về mặt pháp lý.
Ngân hàng có được phép thỏa thuận với khách hàng để Ngân hàng cầm giữ ĐKX không?
Nếu có thì xét tiếp nội dung của thỏa thuận có được pháp luật thừa nhận không?
Nếu được pháp luật thừa nhận thì hệ quả gì sẽ xảy ra nếu có thỏa thuận đó?
Nếu pháp luật không thừa nhận thì hệ quả gì sẽ xảy ra nếu có thỏa thuận đó?
Và tuyệt hơn nữa là phương án nào đưa ra để giải quyết cho các câu trả lời đó?
Tiếc rằng, mình chưa thấy ai trả lời được những câu hỏi mấu chốt này :D
Bác biết mọi người nói chưa đúng thì bác cho biết tại sao đi?
Em cũng muốn đàm đạo với bác để học hỏi thêm đây.
Sau khi bác trả lời em sẽ trả lời từng câu của bác.
 
Tập Lái
4/7/17
8
17
3
38
Bác biết mọi người nói chưa đúng thì bác cho biết tại sao đi?
Chào bác :D Em vẫn đang chờ các bác tranh luận và đưa ra thêm những quan điểm và hiểu biết của các bác rồi sẽ làm bài tổng kết vậy. Vì thứ nhất là em chưa hề có đủ thông tin về thời điểm thực hiện giao dịch của khách hàng với ngân hàng nên toàn phải giả định và em cứ xác định giả định đấy có lợi nhất cho ngành ngân hàng, cho ý kiến của chị gì đó bên pháp chế của TP Bank. Thứ hai là nói ra thì đơn giản, phân tích để các bác hiểu mới dài dòng và phức tạp. Chưa kể 1 số bác còn chưa hề có bất cứ chút khái niệm pháp lý nào nên phải đắn đo câu từ, đưa vào cách diễn đạt dễ hiểu đơn giản nhất để ai cũng có thể hiểu được. Tóm lại là em chưa có thời gian bác ạ :) đây là 1 đoạn em nháp nhẹ bác nhé:
Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc Ngân hàng cho rằng mình có quyền thỏa thuận với khách hàng cho mình cầm giữ Giấy đăng ký gốc bằng hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng gửi giữ/ủy quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Ngân hàng.
Trên cơ sở đã tra cứu các quy định pháp luật có liên quan:
1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
5. Luật các tổ chức tin dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
6. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch đảm bảo;
7. Nghị đinh số 11/2012/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
8. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm;
9. Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP);
10. Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ý kiến pháp lý của mình đưa ra trên một số cơ sở và giả định như sau:
(a) Ý kiến của mình được đưa ra dựa trên giả định các dẫn chứng về trao đổi với pháp chế của TP Bank là đúng dắn và có thực tại thời điểm đánh giá và cho ý kiến. Các ý kiến trao đổi của pháp chế của TP Bank không bị sửa đổi, bổ sung bằng bất kỳ cách nào và
(b) Với giả thiết là các giao dịch bảo đảm của khách hàng với ngân hàng đều được thực hiện ở thời điểm sau khi Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có hiệu lực thi hành và
(c) Tất cả các văn bản mình tra cứu đều là văn bản mình có được từ bản in trên công báo do đó theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật các văn bản đó đảm bảo tính chính xác và có giá trị như văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban hành. (Lưu ý là rất nhiều bác tra cứu văn bản pháp luật trên internet nhưng toàn tìm bản word hoặc bản pdf mà không đối chiếu với bản in trên công báo do đó tiềm ẩn rủi ro các bản word và pdf đó bị gõ sai chính tả hay các lỗi khác ảnh hưởng đến nội dung và tính toàn vẹn của văn bản). Các văn bản thuộc nhóm số 9,10 mình không có trên tay, chỉ là nhìn thấy qua mạng internet. Do đó mình không thể đảm bảo về tính chính xác hay xác thực của nhóm văn bản đó. Nên ý kiến của mình chỉ trên cơ sở giả định rằng thực sự có tồn tại nhóm văn bản 9,10 đó và
(d) Các văn bản về quản lý nội bộ của các ngân hàng đặc biệt là bộ thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm cho khách hàng mà cụ thể là TP Bank mình cũng không có trên tay nên cũng tạm giả định là theo hướng có lợi nhất cho TP Bank rằng các văn bản quản lý nộ bộ của các ngân hàng, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm là phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 163/2006/NĐ-CP (cũng như Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung cho Nghị định 163/2006/NĐ-CP) và không có sự sai lệch trong việc thực thi các thủ tục của ngân hàng và
(e) Thông tin trong ý kiến cung cấp của mình là do bản thân mình sử dụng để trao đổi trong diễn đàn này và chỉ được sử dụng trong phạm vi diễn đàn này. Mình không chịu trách nhiệm đối với tính xác thực và nội dung của các tài liệu và thông tin này trong quá trình đưa ra ý kiến. Mình không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến những thiệt hại do sử dụng ý kiến của mình.
1. Nhận định chung
Để trả lời cho câu hỏi về Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc Ngân hàng cho rằng mình có quyền thỏa thuận với khách hàng cho mình cầm giữ Giấy đăng ký gốc bằng hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng gửi giữ/ủy quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Ngân hàng hay không cần phải trả lời câu hỏi:
1. Cơ sở pháp lý nào để Ngân hàng đưa ra quan điểm được phép thỏa thuận với khách hàng như vậy?
2. Cơ sở đó có được áp dụng đúng không?
3. Nếu cơ sở đó không được áp dụng đúng thì có thể đi đến kết luận Ngân hàng được phép hay không được phép thỏa thuận với khách hàng như vậy không?
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Chào bác :D Em vẫn đang chờ các bác tranh luận và đưa ra thêm những quan điểm và hiểu biết của các bác rồi sẽ làm bài tổng kết vậy. Vì thứ nhất là em chưa hề có đủ thông tin về thời điểm thực hiện giao dịch của khách hàng với ngân hàng nên toàn phải giả định và em cứ xác định giả định đấy có lợi nhất cho ngành ngân hàng, cho ý kiến của chị gì đó bên pháp chế của TP Bank. Thứ hai là nói ra thì đơn giản, phân tích để các bác hiểu mới dài dòng và phức tạp. Chưa kể 1 số bác còn chưa hề có bất cứ chút khái niệm pháp lý nào nên phải đắn đo câu từ, đưa vào cách diễn đạt dễ hiểu đơn giản nhất để ai cũng có thể hiểu được. Tóm lại là em chưa có thời gian bác ạ :) đây là 1 đoạn em nháp nhẹ bác nhé:
Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc Ngân hàng cho rằng mình có quyền thỏa thuận với khách hàng cho mình cầm giữ Giấy đăng ký gốc bằng hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng gửi giữ/ủy quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Ngân hàng.
Trên cơ sở đã tra cứu các quy định pháp luật có liên quan:
1. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
2. Bộ luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
3. Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
4. Luật giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
5. Luật các tổ chức tin dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
6. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch đảm bảo;
7. Nghị đinh số 11/2012/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;
8. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm;
9. Công văn số 3851/NHNN-PC ngày 24/5/2017 về việc yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn HĐ thế chấp có hiệu lực theo quy định tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012/NĐ-CP);
10. Công văn số 2916/C67-P9 ngày 31/5/2017 gửi Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ý kiến pháp lý của mình đưa ra trên một số cơ sở và giả định như sau:
(a) Ý kiến của mình được đưa ra dựa trên giả định các dẫn chứng về trao đổi với pháp chế của TP Bank là đúng dắn và có thực tại thời điểm đánh giá và cho ý kiến. Các ý kiến trao đổi của pháp chế của TP Bank không bị sửa đổi, bổ sung bằng bất kỳ cách nào và
(b) Với giả thiết là các giao dịch bảo đảm của khách hàng với ngân hàng đều được thực hiện ở thời điểm sau khi Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có hiệu lực thi hành và
(c) Tất cả các văn bản mình tra cứu đều là văn bản mình có được từ bản in trên công báo do đó theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật các văn bản đó đảm bảo tính chính xác và có giá trị như văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ban hành. (Lưu ý là rất nhiều bác tra cứu văn bản pháp luật trên internet nhưng toàn tìm bản word hoặc bản pdf mà không đối chiếu với bản in trên công báo do đó tiềm ẩn rủi ro các bản word và pdf đó bị gõ sai chính tả hay các lỗi khác ảnh hưởng đến nội dung và tính toàn vẹn của văn bản). Các văn bản thuộc nhóm số 9,10 mình không có trên tay, chỉ là nhìn thấy qua mạng internet. Do đó mình không thể đảm bảo về tính chính xác hay xác thực của nhóm văn bản đó. Nên ý kiến của mình chỉ trên cơ sở giả định rằng thực sự có tồn tại nhóm văn bản 9,10 đó và
(d) Các văn bản về quản lý nội bộ của các ngân hàng đặc biệt là bộ thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm cho khách hàng mà cụ thể là TP Bank mình cũng không có trên tay nên cũng tạm giả định là theo hướng có lợi nhất cho TP Bank rằng các văn bản quản lý nộ bộ của các ngân hàng, thủ tục thực hiện giao dịch bảo đảm là phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng và Nghị định 163/2006/NĐ-CP (cũng như Nghị định 11/2012/NĐ-CP bổ sung cho Nghị định 163/2006/NĐ-CP) và không có sự sai lệch trong việc thực thi các thủ tục của ngân hàng và
(e) Thông tin trong ý kiến cung cấp của mình là do bản thân mình sử dụng để trao đổi trong diễn đàn này và chỉ được sử dụng trong phạm vi diễn đàn này. Mình không chịu trách nhiệm đối với tính xác thực và nội dung của các tài liệu và thông tin này trong quá trình đưa ra ý kiến. Mình không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến những thiệt hại do sử dụng ý kiến của mình.
1. Nhận định chung
Để trả lời cho câu hỏi về Các vấn đề pháp lý liên quan đến việc Ngân hàng cho rằng mình có quyền thỏa thuận với khách hàng cho mình cầm giữ Giấy đăng ký gốc bằng hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng gửi giữ/ủy quyền khi thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Ngân hàng hay không cần phải trả lời câu hỏi:
1. Cơ sở pháp lý nào để Ngân hàng đưa ra quan điểm được phép thỏa thuận với khách hàng như vậy?
2. Cơ sở đó có được áp dụng đúng không?
3. Nếu cơ sở đó không được áp dụng đúng thì có thể đi đến kết luận Ngân hàng được phép hay không được phép thỏa thuận với khách hàng như vậy không?

Cool, đặt vấn đề Pro lắm bác!!! Tranh tụng mà gặp mấy bác này cãi mới sướng đây. Chính vì đây là diễn đàn nên đôi khi một số bác vào chỉ còm ngắt khúc khi có thời gian nên đôi khi nội dung sẽ không đầy đủ, toàn diện. Free nữa, hehe.

Em thêm 1 câu nữa nhé, "nếu khách hàng yêu cầu trả lại GĐKX thì sẽ xử lý thế nào?", hén bác.

Em hóng tiếp.
 
Chỉnh sửa cuối: