Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Hạng C
25/6/05
576
1.483
93
HCMC
www.cuchimotorsports.com
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Sau 32.000 km trên chiếc WRX 2015, em quyết định đi thêm một bước nữa trong chương trình độ xe trường kỳ của mình. Lần này là độ lại phần lớn động cơ bao gồm: lòng xyland, piston, dên, bạc và nhiều thứ nho nhò khác.
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015


Trước đây em đã có nhiều bước độ khác nhau cho chiếc xe này nhưng đa phần là phụ trợ bên ngoài, không có đụng với block máy. Các bác có thể tham khảo thêm tại đây:

Hành trình phá xe WRX 2016

Có lẽ đây là bước đi khó nhất, tốn tiền nhất, hao tổn sinh lực nhất, tốn thời gian nhiều nhất... nhưng lại là thú vị nhất. Mục đích chính của bài độ này là: TĂNG ĐỘ BỀN ĐỘNG CƠ khi cùng một lúc em đã quyết định chuyển qua chạy XĂNG PHA CỒN (Ethanol) để tăng công suất/moment xoắn lên tầm 370-400whp/370-400ftlb (công suất thực tế do tại bánh xe chứ không phải đo tại cốt máy).

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015


Điều thú vị là 99,99% người dân Việt Nam đều cho rằng việc chẻ động cơ là việc cải lùi lớn nhất vì ai cũng cho rằng khi chẻ máy để làm gì đó thì chắc chắn động cơ sẽ không thể hoạt động tốt như zin được nữa. Điều này hoàn toàn là đúng vì tại Việt Nam, việc sữa chữa động cơ tuy thông dụng nhưng hoàn toàn thiếu những món sau:

  1. Kiến thức: Những kiến thức khi sửa chữa động cơ được hướng dẫn cực kì rõ ràng trong cuốn sách service manual của hãng. Nhiều lúc người thợ chỉ làm theo quán tính mà không hề biết rằng đó là sai.
  2. Đồ nghề: bao gồm đồ nghề tháo lắp, canh chỉnh, thiết bị do đạc chính xác.
  3. Thợ tiện: thợ tiện thì nghiều nhưng tìm một người có đầy đủ máy móc và sự kiên nhẫn là hết sức khó khăn.
Do đó mỗi khi chẻ động cơ ở Việt Nam thì gần như chắc chắn là động cơ sẽ tệ hơn trước (nếu không nói là rất tệ). Nhưng em sẽ chứng minh với các bác (hi vọng là có thể) là việc chẻ động cơ làm lại lòng, bạc, piston... này nọ là một công việc hoàn toàn khả khi. Khả khi ở chổ là nếu làm đúng thì 100% động cơ sau khi độ lại sẽ chạy tốt hơn zin, mạnh hơn zin, êm hơn zin và đặc biệt là bền hơn zin. Ở Mỹ, một động cơ Subaru có thể chẻ ra làm lại đến 3 lần, và mỗi lần người ta đảm bảo hơn 100k miles (160k km) hoạt động tốt và bền bỉ.

Trở lại mục đích độ động cơ ban đầu của em là:

1) Làm động cơ bền hơn và có thể chịu đựng được công suất lớn hơn. Piston và dên zin chỉ chịu được tầm 350whp. Nếu cao hơn nữa thì sẽ có hiện tượng gãy dên, bể piston. Ngoài ra hiện tượng kích nổ cũng là một nguyên nhân dẫn đến bể piston, và một động cơ bền hơn sẽ hi vọng chịu được hiện tượng kích nổ tốt hơn (nếu có, tiêu chí là không để xảy ra).

2) Chịu được công suất lớn hơn vì em sẽ chuyển qua sử dụng xăng pha cồn để có thể tăng boost và timing nhằm tăng công suất lên khoảng 100hp (hi vọng với turbo lớn hơn), đạt được khoảng 380-400whp. Xăng Việt Nam quá kém nên dù có dùng turbo lớn cỡ nào cũng không thể nâng công suất lên cao được vì xăng chính là tác nhân thắc nút cổ chai. Xăng VN có chỉ số octane thấp quá nên chịu nén kém, mà động cơ turbo thì lại nén cao nên rất dễ kích nổ. Xăng pha cồn (tùy theo tỉ lệ, tốt nhất là 85% hay còn gọi là E85) sẽ là tăng tính chịu nén của nhiên liệu (tăng rất nhiều) nên có thể giảm thiểu đi khả năng kích nổ. Từ đó chúng ta có thể tinh chỉnh ECU để tăng boost, tăng timing để tăng công suất. Tuy nhiên nồng độ năng lượng của cồn là thấp hơn xăng nên khi chạy xăng pha cồn em sẽ tốn nhiên liệu nhiều hơn (phải phun xăng nhiều hơn để đạt được công suất cao).

Sẽ có nhiều giải thích đi sâu vào kỹ thuật khi em post từng giai đoạn của chương trình độ động cơ này. Chương trình này bao gồm 8 phần, và kéo dài khoảng 2 tháng mới hoàn thành:

Phần 1: Tháo rời động cơ
Phần 2: Đo đạt và đánh giá hiện trạng
Phần 3: Gia công lòng xylanh, lắp đặt lòng xy lanh và hoàn thiện bề mặt
Phần 4: Lắp đặt piston, bạc
Phần 5: Cải tiến air-flow cho hệ nạp và xả của cylinder head
Phần 6: Ráp lại động cơ
Phần 7: Chạy rô đai và tinh chỉnh ECU
Phần 8: Tinh chỉnh ECU lần cuối

Em xin bắt đầu tại đây...

PHẦN 1 - THÁO RỜI ĐỘNG CƠ

Phần này không khó nhưng tốn rất nhiều thời gian do có rất nhiều công đoạn tháo thắp từ dàn khí nạp, dàn xả, dàn phun xăng, dàn diện. Đặc biệt là phải có thiết bị chuyên dụng để việc tháo lắp diễn ra dễ dàng mượt mà. Thiết thiết bị thì rất dẫn đến bị chế độ, nhiều lúc không chuẩn sẽ gây hại đến động cơ.

Trước tiên là môi trường làm việc phải thật sự thoải mái. Trong đó bao gồm nhiệt độ mát mẻ, không khí sạch sẽ không bụi và đầy đủ ánh sáng. Nếu môi trường làm việc không tốt thì rất dễ dấn đến việc làm ẩu. Kết quả là năng suất thấp hoặc chất lượng không tốt.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Đồ nghề cũng rất quan trọng. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả làm việc.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Trước tiên là tháo rời nhưng thứ đơn giản dàn ngoài như intercooler, két nước giải nhiệt, ống nạp... Sau đó lắp dây cáp vào các mấu treo được thiết kế sẵn cho việc cẩu động cơ ra ngoài. Kế tiếp tháo những con ốc kết nối động cơ với hộp số lại với nhau. Những con ốc này đôi khi rất khó chịu để tháo ra nên cần phải có đồ nghề đầy đủ mới có thể tháo mấy con ốc này nhanh chóng và đúng cách.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Sau đó từ từ nâng động cơ lên. Mỗi lần nâng một chút một.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Sau một hồi vật lộn thì cuối cùng cũng tách thành công hộp số và động ra khỏi nhau.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Động cơ boxer nằm ngang trứ danh của Subaru.
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Khoang máy trở nên trống trãi lạ thường...

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Một điều đáng chú ý là không hiểu sau cái pressure plate của clutch lại bị mài mòn thế này...

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Kiểm tra lại thì phát hiện cái bạc đạn chịu lực đẩy và xoay bị hư. Thật là đúng lúc để thay luôn.
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Kiểm tra lại bề bặt clutch thì hoàn toàn láng mịn không vấn đề gì cả...

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015
Vật liệu ma sát của clutch cũng còn rất tốt mặc dù em chạy ép động cơ và hộp số rất dữ.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Bánh đà cũng sạch sẽ láng mịn. Coi như dàn clutch là hoàn toàn ổn ngoại trừ cái bạc đạn bị hư.
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Chúng ta có thể thấy được cái turbo nằm ở dưới bụng động cơ (cái động cơ lật ngữa nha các bác)

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Tháo sạch sẽ mấy thứ linh tinh như ống nạp, ống xả, turbo, chỉ còn lại phần engine block và cylinder head.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Vấn đề trở ngại là con ốc crankshaft này rất cứng đầu. Em thử đủ loại súng vẫn không thể bắn nó ra được.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Cuối cùng là em phải chế tạo cái đồ nghề để có thể tháo nó ra.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Đem ra ông thợ tiện trong vòng 15 phút là xong.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Sau một hồi vật lộn thì em cũng tháo nó ra thành công.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Tiếp đến là tháo rời phần chụp hệ dây xên dẫn động trục cam.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Sau đó là tháo két dầu.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Tháo ra thì bộc lộ độ đồ lòng của động cơ...
Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Tiếp đến là tháo rời phần cylinder head. Ở đây có thể thấy rất rõ 4 van nạp, 4 van xả cho 2 xylanh ở mỗi bên của thân máy.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Check phần gasket thì hoàn toàn ok. Không hề có dấu hiệu của xì, hở. Đối với động cơ turbo tăng áp thì head gasket (ron đầu quy las) là rất quan trọng vì áp suất buồng đốt cao hơn nhiều so với động cơ bình thường. Nếu gasket không tốt, hoặc về mặt tiếp xúc của block máy và head không phẳng thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng xì hơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ bền cũng như công suất của xe sẽ bị giảm sút.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Piston bên trong vẫn trong tình trạng tốt. Bụi carbon bám nhiều và đây cũng là một điều tất yếu đối với một số động cơ tăng áp + phun xăng trực tiếp. Có thể thấy trên bề mặt piston có có phần được tiện khuyết vào bên trong. 2 lỗ khuyết đối xứng nhau phía trên chữ "B" là khoảng trống dành cho xúp páp khi piston ở điểm cao nhất trong xy lanh. Còn lỗ khuyết phía dưới chữ "B" là dành cho mục đích hỗn hợp khí nạp và nhiên liệu sẽ trông vào nhau tốt hơn khi nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Kiểm tra bề mặt phần head (đầu quy las) là hoàn toàn bình tường. Các van nạp và xả ok.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Các piston và rod được tháo ra và đánh số theo đúng thứ tự của lòng xy lanh.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Kiểm ra bằng mắt thì hoàn toàn bình thường, không có dấu hiệu gì đặc biệt. Mọi thứ đều tốt.

Hành trình "phá xe" Subaru WRX 2015

Crankshaft (cốt máy) cũng trong tình trạng tốt. Không có dấu hiệu của hư hỏng nào.

Đến đâu thì công đoán tháo rả toàn độ động cơ đã hoàn thiện. Bước kế tiếp là thực các thao tác đo đặt để đánh giá thực trạng của động cơ. Từ đó em có thể đặt hàng phụ tùng thay thế cho thích hợp.

(Còn tiếp)
 
Last edited by a moderator: