RE: Có nên hay không
em chỉ hơi buồn thôi ( tại đang có 1 chuyện khác làm em buồn hơn rất nhiều
dù song song đó có chuyện vui, sẽ báo cáo với các bác vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4
). Em mua 400D gấp là vì phải đi chụp vào ngày 6/1 ( không có máy là tiếc lắm, vì đi với trường, năm cuối, chỉ đi được lần này ) nên em phải cắn răn chịu dù biết về 450 từ đầu tháng 11
( lang thang trên 1 forum nhiếp ảnh của VN, nghe nói, thế là lên google mò, kết quả là hầu hết các forum nhiếp ảnh ở Châu Âu đều nói về 450, em không ngờ nó 12mp
). Quay vào việc chính, xin các bác chỉ giúp em, bác hyoree, tuanle, sg_blue và bác apo luôn nhé, em rất là quý bác đấy, dù trước đây em chẳng quan tâm gì đến bác, từ ngày có cái box này, em càng lúc càng nể bác
Số là qua tết, em sẽ đủ tiền để mua lens 50mm f 1.8 . Nhu cầu của em thì ống này ổn vì độ mở lớn, chụp trong phòng rất dễ dàng ( em 70% là chụp trong phòng, đôi khi thiếu sáng ), chất lượng thì quá tốt với tầm tiền nhưng ( cũng nhưng ) nó có thực sự đáng không ? Hoàn cảnh của em thì rất ư là khó xử, chắc chắn sau này em sẽ lên 70-200/f4L USM hoặc IS, lúc đó thì cái 50mm này sẽ gần như bị xếp xó
, vậy có thực sự cần thiết không, các bác nếu dùng qua thì cho em ít kinh nghiệm, em khó xử quá, với khoảng 1tr5 cho nó thì thực sự có đáng không, bao lâu thì nó xuống màu ?
em chỉ hơi buồn thôi ( tại đang có 1 chuyện khác làm em buồn hơn rất nhiều







Số là qua tết, em sẽ đủ tiền để mua lens 50mm f 1.8 . Nhu cầu của em thì ống này ổn vì độ mở lớn, chụp trong phòng rất dễ dàng ( em 70% là chụp trong phòng, đôi khi thiếu sáng ), chất lượng thì quá tốt với tầm tiền nhưng ( cũng nhưng ) nó có thực sự đáng không ? Hoàn cảnh của em thì rất ư là khó xử, chắc chắn sau này em sẽ lên 70-200/f4L USM hoặc IS, lúc đó thì cái 50mm này sẽ gần như bị xếp xó
RE: Có nên hay không
mua đi bác! lăn tăn nó mất sướng, mua thì phí $, ăn chơi mà, nhưng cũng đáng chứ, nhìn mấy bài trước đây bác còn không biết DSLR là gì, nay mua 400D (hơi tiếc) nhưng rõ là biết nhiều, cái cảm giác chụp nghe xoành xoạch nó sướng hơn cầm bánh xà phòng chứ, mua đi rồi không xài nữa thì lên OS mà rao bác ạ, rao cái gì trên này cũng lẹ lắm
mua đi bác! lăn tăn nó mất sướng, mua thì phí $, ăn chơi mà, nhưng cũng đáng chứ, nhìn mấy bài trước đây bác còn không biết DSLR là gì, nay mua 400D (hơi tiếc) nhưng rõ là biết nhiều, cái cảm giác chụp nghe xoành xoạch nó sướng hơn cầm bánh xà phòng chứ, mua đi rồi không xài nữa thì lên OS mà rao bác ạ, rao cái gì trên này cũng lẹ lắm
RE: Có nên hay không

Em ko xem được thì a post cho E tham khảo ở đây vậy... A đọc bài này xong là chạy ra làm ngay con 50mm 1.8 liềnTrích đoạn: mb_fan
em không vào được, mấy trang khác bình thường mới đau chứ, em quyết định rồi : không mua, dành tiền mua cái 70-200L, lúc đó sẽ phân vân giữa f2.8 và f4 cho mà coi, bây giờ dành tiền mua chuột hamster về nuôi
![]()
(Trích tại đây)Bài sưu tầm này với hy vọng chia sẻ với mọi người một chút thông tin về ống kính 50.
Ống kính 50mm có độ dài tiêu cự vừa phải của máy 35mm. Nó là loại ống kính phổ biến, được hầu hết các hãng máy ảnh sản xuất với các độ mở f/2,8; f/1,4; f/1;2…hoặc thậm chí mở tới f/1 (Canon). Ống kính 50 ngày nay đạt tới tiến bộ cao. Nó có thể chụp cận lấy kích thước hình ảnh bằng đúng kích thước vật chụp. Đó là những ống kính Macro do hãng Canon, Minolta, Nikon…sản xuất. Trước đây, một số hãng như Canon, Angenieux, Ferrand Optics…từng chế tạo ra những ống kính này thích hợp dùng trong thời kỳmà người ta mới chỉ sản xuất được phim có độ nhạy thấp. Do nhiều nguyên nhân, những ống kính trên ngày càng ít được sản xuất và nay chúng trở thành những đồ sưu tầm.
Xưa nay, ống kính 50mm vẫn được coi như loại ống kính có độ dài trung bình của máy ảnh 35mm. Người ta cho rằng nó phù hợp với mắt nhìn. Quan niệm này thực ra chưa hẳn đúng. Bởi lẽ, mắt ta có khoảng nhìn trên dưới 110 độ, còn ống kính 50mm chỉ nhìn được khoảng 60 độ. Ống kính 50 đã trở thành ống kính tiêu chuẩn gần như bởi vị trí độc tôn của nó trong lịch sử máy ảnh. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất nhà kỹ thuật Oskar Barnack phát minh ra chiếc máy ảnh Leica đầu tiên (hiệu này tôi chết mê chiếc M7 đấy - NĐL). Ông đã cấu tạo ống kính 50 gắn liền với máy khổ 35mm, cho hình ảnh có tỷ lệ gần tương ứng với không gian tự nhiên và cho độ sắc nét được chấp nhận. Kể từ đó người ta bắt đầu hình thành một quan niệm và thói quen sử dụng ống kính 50mm. Tuy nhiên, Barnack là một nhà sản xuất phim và ông ta đã phát triển loại máy Leica 35mm, lúc đó như một phương tiện nhằm mục đích bày hàng. Nó đã không được bán ở thị trường cho tới năm 1925.
Trong thời kỳ mà nhiếp ảnh dùng ánh sáng tự nhiên còn ngự trị tư duy của các phóng viên ảnh báo chí thì ống kính 50 được xem như là ống kính quan trọng nhất. Tuy nhiên những năm sau này ống kính 50 lại bị người ta dè bỉu rằng nó không đủ dài hoặc không đủ rộng. Mặc dù vậy nó vẫn luốn là ống kính được số đông các nhà nhiếp ảnh sử dụng đặc biệt trong những hoàn cảnh chụp hóc búa. Bởi lẽ, với ống kính 50 – cái bạn thấy là cái bạn có được (WYSWYG). Nhìn vào biểu đồ các loại ống kính, bạn thấy rõ ống kính 50 được các nhà sản xuất hiệu chỉnh, hạn chế tới mức thấp nhất những sai lệch (nó có từ 5 đến 8, thậm chí 11 thấu kính). Henri Cartier-Bresson, một trong những nhà nhiếp ảnh lớn nhất của thế kỷ 20, đồng thời cũng là người có công nâng sự nghiệp ảnh báo chí lên tầm cao nghệ thuật được giới chuyên môn nói rằng ông dùng duy nhất chỉ một loại ống kính 50 để chụp mọi thứ kể từ phong cảnh đến ảnh chân dung.
Một ống kính 50 tốt qua thực tế sử dụng có độ sắc nét cáo hơn các loại ống kính tiêu cự khác. Nhưng điều quan trọng hơn ở chỗ nó luôn gắn bó với bạn một cách chủ quan trong quá trình thực hiện hình ảnh. Nói cách khác nó rèn cho bạn thói quen trước khi bấm máy phải có sẵn ý đồ. Đặc tính trung thực của ống kính 50 khiến cho giá trị sắc thái, tình cảm trong tấm ảnh của bạn càng được nâng cao.
Trước đây, khi mua một máy ảnh 35mm, bạn chắc chắn có một ống 50 đi cùng. Nhưng điều đó không còn là một thong lệ.Tại các thị trường ngày nay, chiếc máy ảnh mới được thay đổi hẳn kết cấu. Thay vì với ống kính 50mm f/1.4, nó được gắn với một ống kính Zoom 35-80mm f/3,5 -5,6…. Sự thay đổi kết cấu này ngả theo xu hướng thương mại đáp ứng thị hiếu quảng đại hơn là đòi hỏi chuyên môn. Cùng là một sản phẩm như trước nhưng chúng ta hiểu rằng ngày nay nhà sản xuất đã giới hạn lại về chất để mở rộng chức năng.
Nhàn rỗi, việc kết hợp đủ mọi chức năng trong một chiếc máy ảnh (Zoom, đèn Flash điện tử, chỉnh nét tự động, tốc độ tự động, điều sáng tự động…) đã làm cho ảnh của mọi người ngày nay đều giống nhau, nói theo cách nói của Eddie Adams, một phóng viên ảnh từng đọat giải thưởng lớn. Nhận xét này tuy hơi quá lời nhưng rõ ràng có một vấn đề thực tế rằng: ống kính Zoom do đặc tính tự nhiên của nó làm hạn chế tính chủ quan của người cầm máy, nó đã cho bạn quá nhiều độ dài tiêu điểm để bạn dễ mắc một thói quen luôn zoom ra zoom vào cho tới khi đạt được khuôn hình rồi nhấn máy. Thao tác tưởng đơn giản vậy mà trong nhiều trường hợp lại làm bạn bỏ lỡ mất sự thay đổi sắc thái tình cảm cũng như ánh mắt của đối tượng chụp. Trong khi đó, ống kính 50 thì khác, buộc bạn phải định sẵn góc độ cũng như khoảng cách hiệu quả nhất, vì thế nó phát huy cao độ tính năng động của bạn và làm cho việc cầm máy của bạn trở nên chủ động hơn.
Tôi đã có lần chụp một cuộc đua xe ô tô thể thao leo đồi ở Manchester với chỉ một ống kính 50 duy nhất. Vì không có điều kiện tiến gần nhưng chiếc xe nên tôi để khuôn hình với chiếc xe đua chiếm tỷ lệ 1/3 diện tích phim âm. Những tấm ảnh của tôi có giá trị bình đẳng cùng những bức ảnh chụp khác của các đồng nghiệp nhưng chúng có số lần sử dụng và khả năng phóng đại cao hơn. Thực ra tôi trang bị cho mình đủ các loại ống kính có độ dài tiêu cự từ 17 đến 400mm, nhưng tôi nhận ra rằng việc chất một túi đầy máy móc và ống kính trên mình theo mỗi chuyến đi thì không còn thú vị gì chụp ảnh nữa. Vừa rồi, tôi đã quyết định dành 6 tháng dùng chỉ một ống kính 50mm f/1.4 cùng với một số phụ kiện cơ bản như một kính lọc Polarizing chop him màu, một kính vàng chụp phim đen trắng, một bộ kính chụp cận (close-up lens) . một chân máy nhỏ nhẹ và một tuýp nối tiêu cự. Tất cả những đồ nghề đó bỏ vừa vào túi áo Jacket mà không cần một túi máy nào cả. Tôi đã chụp thể thao, chân dung, cảnh sinh họat đường phố, hoa, thiên nhiên môi trường với chỉ ống kính 50. Tôi chụp chủ yếu bằng ánh sáng tự nhiên.
Ống kính 50 thể hiện được hầu hết các ý tưởng của tôi. Nó làm tôi tư duy về bố cục bằng những cách mà các ống kính siêu rộng hoặc tele không có được. Nó thật sự để lại dấu ấn cá nhân trên tác phẩm. Tôi đã chụp cả đấm bốc, đấu vật, quần vợt…ống kính 50 thực sự làm việc rất tốt, nhất là đối với những hình ảnh chân dung, đường phố.
Tôi tự hỏi liệu mình có bỏ đi những ống kính khác ? Không. Rõ ràng là có những lúc, những tình huống mà ống kính 50 sẽ không làm việc được nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục chụp một lượng lớn ảnh sử dụng ống kính 50mm, nhất là khi tôi cần thực hiện những tấm ảnh có sẵn ý đồ. Ống kính 50mm thực sự là một ống kính có duyên nợ với tôi.
Sưu tầm.
Last edited by a moderator: