Hạng B2
14/3/09
212
0
0
vnsim.vn
Sau những lần lâm trận hào hùng trong hai cuộc Thế chiến, hình ảnh của Jeep đã trở thành biểu tượng sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ. Nhiều người xem từ “Jeep” như một danh từ chung để chỉ tất cả các loại xe địa hình có hình dáng tương tự như Jeep. Thậm trí, những con đường chỉ phù hợp cho xe địa hình cũng được gọi là “Jeep trails”.
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Nguồn gốc tên gọi[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến từ “Jeep”, đặc biệt là nguồn gốc của nó, trong đó có nhiều điều rất thú vị, đáng quan tâm. Tuy nhiên, đánh giá tính chính xác của chúng lại là một công việc không dễ dàng. Ý kiến được nhiều người đồng tình nhất cho rằng, ban đầu loại xe này được gọi là “GP” (viết tắt của từ General Purpose – đa dụng), phát âm là “G” và “P”, dần dần bị luyến thành Jeep.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Ý kiến khác lại cho rằng đây là loại xe được thiết kế với nhiệm vụ rất đặc biệt, không liên quan gì đến từ “General Purpose” mà xuất phát từ cách đặt tên của hãng Ford, cũng với cặp ký tự “GP”, nhưng “G” là viết tắt của từ “Government-use” (Chính phủ sử dụng) và “P” ám chỉ chiều dài cơ sở 80inch (2030mm) của nó. “General Purpose” đơn thuần chỉ là một từ xuất hiện trong sổ tay sử dụng của chiếc WW2 TM 9-803, trong đó có đoạn mô tả chiếc xe này: “…đa dụng (General Purpose), dùng để chuyên chở binh sĩ hoặc các loại hàng hoá đặc biệt phục vụ cho mục đích trinh sát, tuần tra hoặc chỉ huy và là loại xe tải 4x4, tải trọng 250kg”.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Câu chuyện về từ “Jeep” trở nên phức tạp hơn khi Electro-Motive Division, một phân nhánh của General Motors, chuyên sản xuất các loại đầu máy xe lửa cho ra đời dòng sản phẩm “General Purpose” vào năm 1949, cũng sử dụng cặp ký tự “GP” để đặt tên. Các loại đầu máy này sau đó thường được gọi là “Geeps”, phát âm giống từ “Jeep”, khiến nhiều người tin rằng “Jeep” xuất phát từ cặp ký tự “GP”.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Nhiều quan điểm lại cho rằng, Jeep có nguồn gốc từ nhân vật “Engene the Jeep”, ra đời năm 1936 trong vở hài kịch nói về thuỷ thủ Popeye (Thimble Theater), sau này được xuất bản dưới dạng truyện tranh và phim hoạt hình. “Engene the Jeep” là nhân vật có hình thù giống như một chú chó, có thể đi xuyên tường, leo cây, bay hoặc đến bất cứ nơi nào mà nó muốn. Từ đó người ta cho rằng, vì quá ấn tượng với những khả năng của những chiếc xe địa hình đầu tiên nên các binh sĩ đã gọi những chiếc xe này một cách thân mật là “Jeep”, theo tên của nhân vật nói trên.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55172895-phongvh151207popeugok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Chú chó "Engene the Jeep" và Popeye[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Thêm nữa, theo hồi ký của thiếu tá E.P. Hogan, một sĩ quan hậu cần trong quân đội Hoa Kỳ, đăng trên Tạp chí Quân đội (Hoa kỳ) thì từ “Jeep” đã được sử dụng khá phổ biến trong Thế chiến thứ I (1914-1918) như một từ lóng ám chỉ tân binh hoặc các loại xe quân sự mới chưa qua thử thách. Ông còn cho biết, từ lóng này vẫn được sử dụng cho đến khi Thế chiến thứ II nổ ra. Khi những chiếc Jeep đầu tiên được đưa đi thử nghiệm tại doanh trại Holabird, lúc ấy chúng vẫn chưa có tên gọi chính thức nên các binh sĩ gọi chúng là “Jeep”.[/font]

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Các kỹ sư dân sự và tài xế thử xe có mặt ở doanh trại này không hiểu rõ từ lóng trong quân đội. Họ cho rằng các binh sĩ đã liên tưởng đến nhân vật “Engene the Jeep” và cứ nghĩ Engene mới là nguồn gốc của cái tên này. Lúc đó, chúng còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác như: Peep, Pygmy, Blitz-Buggy, nhưng thường bị liên tưởng đến nhân vật Engene nên từ “Jeep” nằm trong tâm trí của nhiều người hơn bất kỳ một danh từ nào khác.[/font]

Nhiều quan điểm lại cho rằng, Jeep có nguồn gốc từ nhân vật “Engene the Jeep”, ra đời năm 1936 trong vở hài kịch nói về thuỷ thủ Popeye (Thimble Theater), sau này được xuất bản dưới dạng truyện tranh và phim hoạt hình… [link=http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Huyen-thoai-ve-chien-binh-Jeep-Phan-I/55172895/350/][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[/link]

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Jeep quân sự[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Chiếc Jeep đầu tiên có tên là Bantam BRC, được công ty American Bantam sản xuất cho quân đội Hoa Kỳ. Mặc dù thiết kế ban đầu của American Bantam đáp ứng được các yêu cầu của quân đội Mỹ nhưng vì mô-men xoắn của động cơ chưa đủ lớn. Hơn nữa, quân đội nước này cảm thấy American Bantam là một công ty nhỏ khó có khả năng đáp ứng đủ lượng xe theo yêu cầu nên họ cho phép Ford và Willys-Overland thử chế tạo những mẫu xe tương tự, dựa vào thiết kế mà họ đưa ra, sau khi tham khảo những chiếc xe của Bantam.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173030-phongvh161207Bantamok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Một chiếc Jeep Bantam BRC[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Nhiều người cho rằng, Ford và Willys đã sử dụng các tài liệu kỹ thuật của Bantam để cho ra đời những chiếc xe riêng của mình. Sau đó, mỗi hãng đưa ra 1.500 chiếc để tham gia vào một đợt thử nghiệm tổng quát. Trong cuộc đấu thầu cung cấp 16.000 chiếc Jeep, Willys-Overland đưa ra giá thấp nhất nên đã trúng được gói thầu này và trở thành hãng sản xuất dòng xe Jeep quân sự đúng chuẩn đầu tiên, có tên là MB.[/font] [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173030-phongvh161207MBjeepok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Còn đây chính là Willys MB Jeep...[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Tương tự American Bantam, Willys-Overland là một công ty tương đối nhỏ nên quân đội Hoa Kỳ cũng lo ngại về khả năng sản xuất của hãng này. Ngoài ra, việc Willys chỉ có một nhà máy sản xuất, nên có thể một lúc nào đó sẽ bị phá huỷ và ngưng trệ cũng là một mối lo của quân đội Hoa Kỳ. Từ đó, chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu Ford cũng tiến hành sản xuất dòng xe này và gọi tên riêng là GPW (“G” viết tắt của Government, “P” chỉ chiều dài cơ sở và “W” là thiết kế của Willys). Dưới sự chỉ đạo của Charles E. Sorensen (Phó chủ tịch của Ford lúc ấy), Ford và Willys đã cho ra đời hơn 600.000 chiếc.[/font] [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173030-phongvh161207ford-gpwok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Chiếc GPW - đứa con của Ford và Willys[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Sau đó, Jeep liên tục bị sao chép trên khắp thế giới, trong đó có cả hãng Nekaf (Hà Lan) và Hotchkiss et Cie (một hãng sản xuất của Pháp. Đến năm 1954, Hotchkiss chính thức sản xuất Jeep dưới sự cho phép của Willys). Ngoài các loại Jeep thông thường những phiên bản đặc biệt khác của Jeel cũng được chế tạo như Jeep lưỡng cư. Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Jeep còn được cung cấp cho Hồng quân Liên Xô.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173030-phongvh161207Mario_B_Jeep_ok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Jeep dần trở thành biểu tượng sức mạnh của quân đội Mỹ và đồng minh, gắn liền với hình ảnh những tay súng ngồi trên những chiếc Jeep màu xanh ngụy trang trơ trụi và bụi bặm, nối đuôi nhau băng qua tất cả các loại địa hình hiểm trở. Tại các quốc gia mà quân đội Mỹ góp mặt, Jeep bị bỏ lại khá nhiều sau khi chiến tranh kết thúc, một phần trong số chúng tiếp tục thực hiện “nghĩa vụ quân sự”, phần còn lại được chuyển sang sử dụng với mục đích dân sự và vẫn tồn tại hàng chục năm sau.[/font]

Jeep dần trở thành biểu tượng sức mạnh của quân đội Mỹ và đồng minh, gắn liền với hình ảnh những tay súng ngồi trên những chiếc Jeep màu xanh ngụy trang trơ trụi và bụi bặm, nối đuôi nhau băng qua tất cả các loại địa hình hiểm trở… [link=http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Huyen-thoai-ve-chien-binh-Jeep-Phan-II/55173030/350/][font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[/link]

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II, Willys không quay lại sản xuất dòng xe thương mại như thời tiền chiến mà tập trung vào Jeep và các loại xe khác dựa trên kết cấu của Jeep. Dòng sản phẩm đầu tiên trong thời hậu chiến của Willys là CJ-2A viết tắt của Civilian Jeep (Jeep dân sự). Thực tế, trước CJ-2A. Willys đã từng giới thiệu mẫu Jeep dân sự đầu tiên là CJ-2 khi chiến tranh chưa kết thúc, nhưng không được bán trên thị trường. CJ-2A là loại Jeep MB đã được tháo gỡ các trang thiết bị quân sự và bổ sung thêm cửa ở phía sau.[/font] [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207cj7_history_cjwillyso.jpg
[/font]​
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Một chiếc CJ-2A sau thế chiến...[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Willys đã rất cố gắng để tìm kiếm thị trường cho loại xe đặc biệt này, họ không ngừng nỗ lực để thay thế các loại máy kéo sử dụng cho nông trại vì trong thời gian xảy ra chiến tranh, máy kéo gần như không được sản xuất. Bất chấp điều đó, doanh số của Agri Jeep (tên gọi quen thuộc của CJ-2A) vẫn không được nâng lên, phần lớn là do chúng quá nhẹ để có thể đảm đương các công việc của máy kéo.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Tuy nhiên, CJ-2A là một trong số các loại xe dân sự đầu tiên trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh (4WD) nên vẫn được các chủ nông trại tin dùng. Ngoài ra, chúng còn được các thợ săn, dân cao bồi, những người thích phiêu lưu mạo hiểm sử dụng trên những con đường mòn, dốc đá gập ghềnh. Năm 1946, sau khi đã tung ra CJ-2A, Willys tiếp tục giới thiệu dòng xe Jeep Utility Wagon cũng được trang bị hệ thống dẫn động bốn bánh và được xem là “tổ tiên” của dòng SUV ngày nay.[/font] [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207JeepWillyUW_ok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Đây là chiếc Jeep Utility Wagon được sản xuất vào năm 1959[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Willys sau đó tiếp tục sản xuất Jeep M38 cho quân đội Mỹ, đồng thời vẫn duy trì sê-ri CJ cho dân sự. Tuy nhiên, sau M38 (1952-1957), Jeep của Willys không còn được quân đội Hoa Kỳ sử dụng nhiều vì yêu cầu của họ lúc này đã cao hơn nên chúng dần bị thay thế bằng một số mẫu khác như M151 MUTT của Ford, và cuối cùng cũng là HMMWV (hay Humvee) của AM General. Năm 1951, Willys quay trở lại sản xuất các loại xe du lịch, bắt đầu từ chiếc Willys Aero 2 cửa, rồi bổ sung thêm loại sedan 4 cửa. Đến năm 1953, Kaiser Motor mua lại Willys-Overland và đổi tên thành Willys Motor Company. Trong năm đó, nhà máy sản xuất của Kaiser cũng được chuyển từ Willow Run, Michigan về nhà máy của Willys ở Toledo, Ohio.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207M38ok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Chiếc M38 vẫn được cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới thứ II[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207m151-muttok-1.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Còn đây là chiếc Jeep M151 MUTT thay thế cho M38[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207asrad_hmmwvok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Cuối cùng là chiếc Humvee vẫn đựơc quân đội Hoa Kỳ sử dụng đến ngày nay, trong chiến dịch "Bão táp sa mạc" hay gần đây nhất là chiến tranh Irắc[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Mặc dù, Jeep vẫn tiếp tục được sản xuất, nhưng doanh số của Willys và Kaiser giảm dần. Chiếc Jeep “thuần Willys” cuối cùng được sản xuất vào năm 1955. Sau khi về tay Kaiser, Jeep dân sự vẫn được tung ra thị trường, nhưng chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía Kaiser. Năm 1963, Willys Motor Company đổi thành Kaiser-Jeep Corporation, từ đó, cái tên Willys “biến mất”. Kaiser-Jeep bị bán cho American Motor Comporation (AMC) vào năm 1970 khi Kaiser quyết định rút khỏi ngành công nghiệp ôtô. Mua lại Kaiser-Jeep, AMC sử dụng động cơ của họ để trang bị cho Jeep nhằm nâng cao tính năng và chuẩn hoá sản phẩm cũng như dịch vụ. Năm 1979, sau khi chiếm phần lớn cổ phần của AMC, Renault nắm quyền điều hành hãng này và tiếp tục tung ra dòng Jeep dân sự CJ cho đến năm 1986. Năm 1987, AMC thuộc về Chrysler do Renault gặp khó khăn tài chính, và lúc này, dòng CJ được thay thế bằng Jeep Wrangler với nhiều nét khác biệt.[/font] [font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
55173069-phongvh161207wranglerok.jpg
[/font]​

[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Chiếc Jeep Wrangler được sản xuất vào năm 1987 và có giá lúc đó là 21.995USD[/font]

Năm 1979, sau khi chiếm phần lớn cổ phần của AMC, Renault nắm quyền điều hành hãng này và tiếp tục tung ra dòng Jeep dân sự CJ cho đến năm 1986…
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Hiện nay, Chrysler là tập đoàn nắm giữ thương hiệu “Jeep” với kiểu thiết kế lưới tản nhiệt 7 ô. Trong lịch sử của mình, mặc dù rất hào hùng, nhưng thương hiệu Jeep cũng trải qua khá nhiều thăng trầm, bị mua đi bán lại qua nhiều hãng. Bắt đầu từ năm 1941 với Willys-Overland, sau đó thuộc về Kaiser khi hãng này mua lại Willys-Overland vào năm 1953 rồi bị đổi thành Kaiser-Jeep vào năm 1963. Đến năm 1970, khi thuộc về AMC chưa được 9 năm, Jeep lại bị bán cho Renault vào năm 1979. Đến năm 1987, Renault gặp “vận đen” tài chính, Jeep được “đᔠvề tay Chrysler và sau đó trở thành thành viên của gia đình DaimlerChrysler khi Chrysler hợp nhất với Daimler-Benz vào năm 1998.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]Tưởng vậy đã yên ổn, nhưng giữa năm 2007, Daimler và Chrysler quay mặt “ly hôn”, Jeep theo mẹ về hoạt động như một phân nhánh của Chrysler Holdings LLC. Ngày nay, trụ sở của Jeep vẫn đặt tại Toledo, Ohio và vẫn là niềm tự hào của những người dân thành phố này. Mặc dù Jeep không còn được sản xuất tại nhà máy của thời Thế chiến thứ II, nhưng hai con đường ven nhà máy cũ vẫn được trân trọng đặt tên là Willys Parkway và Jeep Parkway.[/font]
[font="verdana,arial,helvetica,sans-serif"]
[/font]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
14/3/09
212
0
0
vnsim.vn
TP - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa phục dựng thành công để đem trưng bày chiếc xe Jeep đã đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài Phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng.
Xe Jeep được phục dựng trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN Ảnh: Phạm Yên
Chiếc xe jeep và những thời khắc lịch sử
Ngày 29/3/1975, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tham gia tiến công và giải phóng Đà Nẵng. Sau khi đánh chiếm được sân bay Đà Nẵng, quân ta thu được rất nhiều xe của quân đội Ngụy để lại.
Sư đoàn 304 đã trang bị cho đại úy Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó Trung đoàn 66 một chiếc xe Jeep để đại úy Thệ cùng đơn vị tiếp tục tiến vào giải phóng thị xã Hàm Tân.
Giải phóng xong Hàm Tân, Trung đoàn 66 tiếp tục hành quân tham gia đánh chiếm các căn cứ của địch trên đường tiến quân vào Sài Gòn.
6 giờ sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn 66 cùng với xe tăng của Lữ đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) tiến sát cầu Sài Gòn. Phát hiện được lực lượng của ta, địch dùng 8 chiếc xe bọc thép M113 và 4 chiếc xe tăng M41 cùng bộ binh chống trả quyết liệt trên cầu Sài Gòn.
Tổng thống Dương Văn Minh đang rời Dinh Độc Lập để tới Đài Phát thanh Sài Gòn
Lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203 tập trung binh lực đánh mạnh xe tăng địch.
Khi đó, đại úy Phạm Xuân Thệ xuống xe bò qua dải phân cách để quan sát địch bên kia cầu rồi về báo cáo với Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304.
Bộ Tư lệnh Sư đoàn thấy lực lượng địch như vậy sợ binh đoàn thọc sâu vào Sài Gòn không kịp giờ, nên đã ra lệnh cho đại úy Phạm Xuân Thệ dùng chiếc xe Jeep cùng lực lượng của Trung đoàn 66 nhanh chóng vượt qua cầu Sài Gòn để tiến vào nội đô.
Trên xe Jeep lúc này ngoài đại úy Phạm Xuân Thệ còn có 5 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 66: Trung úy Phùng Bá Đam (trợ lý cán bộ trung đoàn), Trung úy Nguyễn Khắc Nhu (Trợ lý tác chiến trung đoàn), lái xe Đào Ngọc Vân, hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất.
Lúc này, đi đầu đội hình thọc sâu là lực lượng xe tăng của Lữ đoàn 203, tiếp sau là Trung đoàn 66. Từ cầu Thị Nghè vào Dinh Độc Lập, do không biết đường nên đại úy Phạm Xuân Thệ đã hạ lệnh dừng xe để hỏi đường.
Tổng thống Dương Văn Minh đang rời Dinh Độc Lập để tới Đài Phát thanh Sài Gòn
Trong đám đông nhân dân, có một người đàn ông trung niên dáng chắc nịch, mặc áo sơ mi cộc tay, cầm cờ Giải phóng bước đến bên xe Jeep nói: “Tui biết đường”.
Trợ lý Nguyễn Khắc Nhu liền đề nghị Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ mời người dân này lên xe để chỉ đường.
Một lát sau, nhìn thấy toà nhà cao tầng, trên nóc có treo cờ ba sọc, người dẫn đường liền chỉ và nói to: “Đó chính là Dinh Độc Lập”.
Khi xe Jeep của Trung đoàn 66 đến gần Dinh Độc Lập thì xe tăng 390 của Lữ đoàn 203 đã húc đổ cổng chính của Dinh và lao vào trong. Chiếc xe Jeep cũng nhanh chóng vượt qua cổng rồi vòng theo đường viền bên phải tiến vào sảnh Dinh.
Khi đó, các cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn xe tăng 203 và Trung đoàn 66 đã vào trong Dinh Độc Lập để bắt toàn bộ nội các của Tổng thống Dương Văn Minh. Được yêu cầu phải rời Dinh Độc Lập để ra Đài Phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố đầu hàng, lúc bước xuống bậc thang của Dinh, Dương Văn Minh quay sang nói với Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ: “Mời các ông lên xe”.
Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ nói: “Chúng tôi đã có xe”. Thế là Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu phải tiến lại chiếc xe Jeep. Khi lên xe, ngoài lái xe Đào Ngọc Vân cầm lái, Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ và Tổng thống Dương Văn Minh cùng ngồi hàng ghế phía trên; còn ngồi hàng ghế phía dưới là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu, trung úy Phùng Bá Đam, trung úy Nguyễn Khắc Nhu; hai chiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng và Bàng Nguyên Thất ngồi hai bên thành xe.
Sau khi đọc xong lời tuyên bố đầu hàng tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu lại được đưa trở lại xe Jeep để về Dinh Độc Lập.
Quá trình phục dựng chiếc xe Jeep
Lái xe Đào Ngọc Vân cho biết, sau giải phóng miền Nam, anh còn lái chiếc xe Jeep này khi đơn vị làm nhiệm vụ tiêu diệt Phunrô ở Lâm Đồng đến tháng 6/1976. Sau đó anh Đào Ngọc Vân xuất ngũ, còn chiếc xe Jeep bị hỏng phải đem đi sửa chữa và rồi không biết “lưu lạc” ở đâu.
Tuy nhiên, có một tư liệu rất quý là vào tháng 8/1975, anh Đào Ngọc Vân có chụp ảnh kỷ niệm với anh Phùng Bá Đam bên cạnh chiếc xe Jeep tại Sài Gòn.
Căn cứ vào tấm ảnh này, có thể xác định đây là loại xe Jeep “lùn”, kiểu M151A2. Khi phóng to biển số xe trong tấm ảnh thì xác định được trên biển xe có một ngôi sao trắng và một dãy số 1577…
Riêng chữ số cuối cùng nhìn quá mờ, không rõ đó là số 0 hay số 8. Để xác định chính xác chữ số bị mờ này, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN nhờ Viện Kỹ thuật hình sự (Bộ Công an) giám định và xác định được đó là số 0.
Như vậy, chiếc xe Jeep từng đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra Đài phát thanh Sài Gòn để đọc lời tuyên bố đầu hàng có biển số 15770.
Trong một lần tiếp xúc với ông Nguyễn Hữu Hạnh (nguyên chuẩn tướng của chính quyền Sài Gòn cũ) vào cuối năm 2007, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN được ông Hạnh cho biết, chiếc xe Jeep có biển số nói trên là biển số của Sư đoàn dù.
Căn cứ thêm vào các tài liệu về xe Jeep của Mỹ, thì trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, xe Jeep kiểu M151A2 do Mỹ sản xuất vào những năm của thập kỷ 60 của thế kỷ trước và đưa vào sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1970.
Từ những thông tin trên, Thiếu tướng Lê Mã Lương đã trực tiếp khảo sát và làm việc với lãnh đạo kho J1250 (Tổng cục Kỹ thuật) là nơi hiện vẫn lưu giữ một số xe Jeep chiến lợi phẩm mà ta thu được từ năm 1975.
Đáng mừng là trong số xe đó, có chiếc xe Jeep kiểu M151A2, cùng thời với xe Jeep biển số 15770. Chiếc xe Jeep trên nhanh chóng được làm thủ tục bàn giao để trở thành hiện vật bảo tàng.
Sau khi tiếp nhận chiếc xe Jeep trên, ngày 30/1/2008, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN nghiên cứu thấy tình trạng xe có một số phụ tùng thay thế không đúng nguyên bản gốc nên đã hợp đồng với Xưởng sửa chữa Hòa Jeep tại Hà Nội để tìm phụ tùng thay thế theo nguyên gốc.
Và gần đây sau khi nhận xe, Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN đã mời một số nhân chứng đến để xin ý kiến. Các nhân chứng liên quan đến chiếc xe Jeep của 33 năm trước đều đánh giá xe được sưu tầm, phục dựng đúng chủng loại, hình dáng, màu sắc của chiếc xe Jeep mang biển số 15770 mà Trung đoàn 66 đã sử dụng năm 1975.
Bên chiếc xe Jeep được sưu tầm, Trung tướng Phạm Xuân Thệ đã xúc động kể với cán bộ Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN vị trí của 8 người (6 người của Trung đoàn 66 cùng Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu) đã ngồi trên chiếc xe đó khi đi từ Dinh Độc Lập đến Đài Phát thanh Sài Gòn trong ngày 30/4/1975 lịch sử.
Việc phục dựng chiếc xe Jeep mang biển số 15770 đã đạt kết quả như ý. Nó góp phần làm phong phú thêm những hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN trước một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc.
Kiến Nghĩa
 
Last edited by a moderator: