Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Vừa qua em đi Đà Lạt, đường khá dốc và quanh co, khi xuống dốc em cài số thấp + bật máy lạnh hết cỡ để giảm tốc độ. Đối với những đoạn dốc thẳng, em cài số 3 tốc độ xuống dốc xấp xỉ 60km/h. Đối với những đoạn dốc quanh co, em cài số 2, tống độ xuống dốc xấp xỉ 30km/h.

Em nghe tiếng máy gầm gừ thấy lo lo. Em nhớ là mình đã đọc đâu đó có tài liệu nói rằng, đi xe không được ép số quá, máy sẽ mau xuống..?!? Em không biết về cấu tạo máy móc ô tô nên thắc mắc phiền các bác 2 câu hỏi ngu tí:

1./. Tại sao khi ta cài số thấp thì xe không chạy nhanh được? Lực gì đã hãm xe lại? Lực đó được xử lý triệt tiêu vào đâu?

2./. Liệu có xác suất nào xảy ra trường hợp “tức nước vỡ bờ” khi ta ép số như vậy để xuống những dốc lớn? Có bộ phận nào đó trong máy xe nứt vỡ đột ngột gây ra sự cố nghiêm trọng cho ta hay không?

3./. Hãm xe bằng cách chạy số nhỏ như thế thường xuyên có làm hỏng máy móc xe hay không? Xuống dốc bằng các số 1, 2, 3 có gì khác nhau không? Nên xuống dốc bằng số mấy là hợp lý?
 
Hạng B2
19/11/09
330
37
28
47
Vĩnh Long
bác lên đèo bằng số nào thì xuống bằng số đó. hạn chế thắng để đảm bảo an toàn.
câu 2 bác hỏi theo em sẽ không có chuyện tức nước vỗ bờ. toàn bộ trọng lượng xe ví dụ 1,5 tấn. khi bác chạy lên dốc thì tất cả các bộ phận kết cấu vẫn thừa sức đẩy trọng lượng đó lên. xuống dốc thì có nhầm nhò gì...
bác nên qua bên TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ NHÉ...
 
Hạng D
28/5/07
3.615
319
83
49
HCM
1 lực "đó" được triệt tiêu bởi lực ma sát của toàn bộ hệ thống truyền động cho tới động cơ của xe. Tất nhiên nếu bác cài số 0 để xuống dốc thì máy xe bác không phải gánh lực này nhưng thắng xe phải gánh và nếu thắng xe gánh không hết thì người ngồi trên xe gánh phụ :D. Nói vậy thôi chứ phải dùng số thấp để hãm xe khi xuống dốc và như bác B. OSama nói bác cứ vô tư đi, nhằm nhò gì...
Chúc các bác lái xe an toàn.
 
Hạng D
28/11/03
4.192
48
48
54
comayve nói:
1./. Tại sao khi ta cài số thấp thì xe không chạy nhanh được? Lực gì đã hãm xe lại? Lực đó được xử lý triệt tiêu vào đâu?

2./. Liệu có xác suất nào xảy ra trường hợp “tức nước vỡ bờ” khi ta ép số như vậy để xuống những dốc lớn? Có bộ phận nào đó trong máy xe nứt vỡ đột ngột gây ra sự cố nghiêm trọng cho ta hay không?

3./. Hãm xe bằng cách chạy số nhỏ như thế thường xuyên có làm hỏng máy móc xe hay không? Xuống dốc bằng các số 1, 2, 3 có gì khác nhau không? Nên xuống dốc bằng số mấy là hợp lý?
1- đã có khi nào xe bác hư bình (ko đề được) mà phải đẩy để nổ máy chưa? nếu có bác sẽ để ý tài xế thường về số 0 để bác có thể đẩy xe được (nếu xe đang đứng im mà cài số 1 thì đố bác đẩy nổi) khi xe có trớn tài xế (kinh nghiệm) sẽ cài số 2 để xe nổ máy. lúc đó bác sẽ thấy xe khựng lại rất rõ vì chiếc xe phải "kéo" mấy cái piston chạy lên chạy xuống. vậy là bác biết lực gì hãm xe lại rồi ha.
2- xác suất sẽ rất rất rất rất thấp để bị gãy trục khuỷu hay gãy láp
3- lên dốc số nào xuống dốc số đó. xe chạy số nhỏ thường xuyên có thể giảm tuổi thọ động cơ và nhớt máy mau lão hóa (đương nhiên rồi) nhưng khi đổ đèo bác sợ gì hơn: máy mau hỏng hay cả người và xe xuống vực? hãy chọn cái ít sợ nhất ;)
 
Hạng D
11/8/09
2.852
177
63
qha_vn nói:
comayve nói:
1./. Tại sao khi ta cài số thấp thì xe không chạy nhanh được? Lực gì đã hãm xe lại? Lực đó được xử lý triệt tiêu vào đâu?

2./. Liệu có xác suất nào xảy ra trường hợp “tức nước vỡ bờ” khi ta ép số như vậy để xuống những dốc lớn? Có bộ phận nào đó trong máy xe nứt vỡ đột ngột gây ra sự cố nghiêm trọng cho ta hay không?

3./. Hãm xe bằng cách chạy số nhỏ như thế thường xuyên có làm hỏng máy móc xe hay không? Xuống dốc bằng các số 1, 2, 3 có gì khác nhau không? Nên xuống dốc bằng số mấy là hợp lý?
1- đã có khi nào xe bác hư bình (ko đề được) mà phải đẩy để nổ máy chưa? nếu có bác sẽ để ý tài xế thường về số 0 để bác có thể đẩy xe được (nếu xe đang đứng im mà cài số 1 thì đố bác đẩy nổi) khi xe có trớn tài xế (kinh nghiệm) sẽ cài số 2 để xe nổ máy. lúc đó bác sẽ thấy xe khựng lại rất rõ vì chiếc xe phải "kéo" mấy cái piston chạy lên chạy xuống. vậy là bác biết lực gì hãm xe lại rồi ha.
2- xác suất sẽ rất rất rất rất thấp để bị gãy trục khuỷu hay gãy láp
3- lên dốc số nào xuống dốc số đó. xe chạy số nhỏ thường xuyên có thể giảm tuổi thọ động cơ và nhớt máy mau lão hóa (đương nhiên rồi) nhưng khi đổ đèo bác sợ gì hơn: máy mau hỏng hay cả người và xe xuống vực? hãy chọn cái ít sợ nhất ;)
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
câu nào nghe cũng có lý
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
326
83
Sai gon,Vietnam
Bác cài số thấp đề xuống dốc là quá "đúng bài" rồi đó bác, thêm cho bác 1 thông tin nho nhỏ là nếu bác làm vậy không hề ảnh hưởng gì tới tuổi thọ động cơ cả đâu nhé, thậm chí có khi còn tăng tuổi thọ nữa đó vì lúc đó áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn rất cao, các cơ phận chịu ma sát trượt đều bảo đảm được bôi trơn thủy động rồi, vô tư đi bác!
P.S : tất nhiên là bác phải lựa chọn mức số tương đối hợp lý và không gây đột ngột cho xe, đừng về số 1 khi đang đổ dốc 70km/h nha bác !:D
 
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
Chạy sao cho tốc độ xe và tốc độ máy tương ứng với nhau và phù hợp với độ đốc để tránh phải thắng liên tục tránh quá tải cho thắng mà dẫn tới tai nạn cho xe và người. TX kinh nghiệm thường nói: Lên số nào về số ấy! Chúc bác thượng lộ bình an.
 
Hạng B2
12/7/09
354
3.805
93
Automatic nói:
Bác cài số thấp đề xuống dốc là quá "đúng bài" rồi đó bác, thêm cho bác 1 thông tin nho nhỏ là nếu bác làm vậy không hề ảnh hưởng gì tới tuổi thọ động cơ cả đâu nhé, thậm chí có khi còn tăng tuổi thọ nữa đó vì lúc đó áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn rất cao, các cơ phận chịu ma sát trượt đều bảo đảm được bôi trơn thủy động rồi, vô tư đi bác!
P.S : tất nhiên là bác phải lựa chọn mức số tương đối hợp lý và không gây đột ngột cho xe, đừng về số 1 khi đang đổ dốc 70km/h nha bác !:D
Cám ơn tất cả các bác và cám ơn bác sĩ.

Thật tình lúc đổ đèo hôm trước em cũng hơi lo lo. Tính em thì lạc quan lắm, nhưng chẳng hiểu sao nghe tiếng máy ì nặng nặng, mình cũng ảnh hưởng theo. Ngồi trên xe mà cứ ngẫm nghĩ .... cái lực to tướng đó truyền vào đâu mà mất đi? có khi nào nó dồn hết lực đó lên cái dây curoa...căng quá dây nó đứt cái bựt... xe lao xuống đèo.... lại là xe cũ, chắc nó banh ta lông như xe của thằng Tom & Jery.

Nghĩ đến cảnh đó mà thương cô bạn gái mới quen ở Bến Tre: trắng nỏn, mượt mà....

Cám ơn tất cả các bác và cám ơn bác sĩ. Bây giờ thì em đã hiểu! Nhưng cho em ké thêm 1 câu nữa: Khi xuống dốc như vậy, lực tác dụng lên dây curoa có phải là sẽ lớn hơn nhiều so với lúc mình chạy bình thường đúng ko?
 
Hạng F
5/11/10
6.668
15.026
113
Khi lên dốc bác đạp ga nhiều đốt xăng nhiều, khi xuống không tốn xăng nên nhờ máy ghị lại qua hộp số và cầu sau( hoặc trước), dây curoa vẫn phình phường vì nó chạy theo tua máy. Xe có đít (cầu sau)càng lớn lên dốc càng khỏe, mấy bác xe tải lên Đà Lạt thấy mấy cô ở trển hay nói đùa: ẻm này in tẹc ngàn tám chín chục, tròn ủm.
 
Hạng C
5/10/06
705
5
18
54
comayve nói:
Automatic nói:
Bác cài số thấp đề xuống dốc là quá "đúng bài" rồi đó bác, thêm cho bác 1 thông tin nho nhỏ là nếu bác làm vậy không hề ảnh hưởng gì tới tuổi thọ động cơ cả đâu nhé, thậm chí có khi còn tăng tuổi thọ nữa đó vì lúc đó áp lực dầu trong hệ thống bôi trơn rất cao, các cơ phận chịu ma sát trượt đều bảo đảm được bôi trơn thủy động rồi, vô tư đi bác!
P.S : tất nhiên là bác phải lựa chọn mức số tương đối hợp lý và không gây đột ngột cho xe, đừng về số 1 khi đang đổ dốc 70km/h nha bác !:D
Cám ơn tất cả các bác và cám ơn bác sĩ.

Thật tình lúc đổ đèo hôm trước em cũng hơi lo lo. Tính em thì lạc quan lắm, nhưng chẳng hiểu sao nghe tiếng máy ì nặng nặng, mình cũng ảnh hưởng theo. Ngồi trên xe mà cứ ngẫm nghĩ .... cái lực to tướng đó truyền vào đâu mà mất đi? có khi nào nó dồn hết lực đó lên cái dây curoa...căng quá dây nó đứt cái bựt... xe lao xuống đèo.... lại là xe cũ, chắc nó banh ta lông như xe của thằng Tom & Jery.

Nghĩ đến cảnh đó mà thương cô bạn gái mới quen ở Bến Tre: trắng nỏn, mượt mà....

Cám ơn tất cả các bác và cám ơn bác sĩ. Bây giờ thì em đã hiểu! Nhưng cho em ké thêm 1 câu nữa: Khi xuống dốc như vậy, lực tác dụng lên dây curoa có phải là sẽ lớn hơn nhiều so với lúc mình chạy bình thường đúng ko?

Em cũng thương cô bạn Bến Tre

Lực tác động lên dây curoa: vòng quay tua lớn nên mọi thứ trong xe quay nhanh hơn. Bù lại cái đó thì dầu bôi trơn cũng chảy nhanh hơn nên như bác sỹ nói là: tăng tuổi thọ. Lo gì bác.

Tức nước vỡ bờ: có thể xảy ra. Em hiểu ý bác là bác lo động cơ khi đấy quay 6000 vòng/phút, rồi dốc quá nó thành 7000 vòng, 8000 vòng phải không ạ. Quay kinh quá nó vỡ luôn cái máy phải không ạ. Khỏi lo đi bác. Để em giải thích vụ này một cách nông dân:

Khi lên dốc bác cho xe bò với vận tốc 30km / h chẳng hạn, ở số 2. Tua lúc đó là 4000 vòng / phút (chẳng hạn). Thế thì khi xuống dốc. Nếu bác đảm bảo vẫn đang bò ở 30km/h và vẫn ở số 2, tua vẫn ở 4000 vòng / phút, không hơn được.

Nếu cái dốc đó dốc quá, xe bon bon từ 30km/h thành 40km/h, thì khi đó anh em ta về số 1, tốc độ giảm xuống thành 30km/h, và vòng tua lên thành 5000 vòng / phút chẳng hạn.

Kì diệu chính ở cái chỗ động cơ quay 5000 vòng / phút này. Nó có tác dụng hãm cái xe lại. Đây chính là điểm hút phần lớn lực kéo của trọng trường nhé.

Giải thích: để ý cái chân ga. Khi đó bác bỏ chân phải ra khỏi chân ga, đặt lên chân phanh rồi nhé. Đồng nghĩa với việc cửa gió khép kín. Trong điều kiện cửa gió khép kín này, động cơ phải làm một cái việc nặng nhọc là hút khí nạp qua cái cửa gió đó 10 nghìn lần / phút (giả sử máy bác có 4 xy lanh). Tự dưng nó biến thành một cái bơm chân không - chết chưa. Năng lượng sinh ra khi xe bị kéo xuống dốc (thế năng) sau khi chuyển thành động năng (30km/h), bị tiêu hao bởi các loại ma sát, thì cuối cùng sẽ được nướng vào cái bơm chân không này.

Nếu bác thấy hơi hơi hợp lý thì tiếp này: Giả sử vẫn đang xuống dốc, và chuyển lên số 2. Tốc độ lúc đó vẫn 30km/h, nhưng vòng tua thì đổi ngay (vì tỷ số truyền cứng đã đổi) thành 4000 vòng / phút. Đáng lẽ bơm chân không làm việc 10000 lần / phút thì giảm xuống còn 8000 lần. Cái bơm nó làm biếng nên năng lượng dư thừa - chuyển thành động năng và làm cho xe bon nhanh hơn. Tốc độ cao đâm ra cái vòng tua của máy lại lớn, và cái bơm chân không lại chăm chỉ.

Trường hợp cực đoan: về luôn mo mà đổ đèo: cái bơm chân không đã được tháo ra khỏi xe. Toàn bộ thế năng chuyển thành động năng và năng lượng tiêu hao do ma sát. Xe lao vù vù vù càng ngày càng nhanh....

Nhân đây em cũng thuận đà tiến tới khẳng định, từ những phân tích "nông dân" trên: là theo quan điểm nông dân của em thì đổ đèo (hay đổ dốc, hay đổ cầu gì gì đó - miễn là xuống dốc), thì dù vòng tua có cao cũng kg phải là hao xăng. Cửa gió khép kín, không khí vào ít thì xăng cũng vào ít. Xe bác nào có cái đồng hồ đo tiêu thụ xăng tức thời sẽ thấy ngay.