Chuyên
16/6/22
579
488
63
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này
Bình Dương vừa duyệt chủ trương thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh, thông tin này không chỉ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của khu vực mà thị trường bất động sản cũng có nhiều cơ hội bứt phá.

Rộng đường lên thành phố năm 2023

Trải qua nửa đầu năm 2022, Bình Dương tiếp tục nằm trong top đầu thu hút vốn FDI với tổng vốn đăng ký đạt 2,5 tỷ USD, tăng 99% so với cùng kỳ và đã vượt kế hoạch năm 2022 (1,8 tỷ USD). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 4.000 dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn 39,5 tỷ USD, đứng thứ 2 cả nước.

Không dừng lại ở đây, hiện Bình Dương còn tập trung đổi mới công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, phát triển các KCN tập trung và nâng cấp hạ tầng giao thông nhằm "rộng đường" tăng cường đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.


Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này

Cụ thể, chủ trương đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Bình Dương đặt mục tiêu phát triển các KCN theo mô hình "3 trong 1" gồm: KCN – khu đô thị - khu dịch vụ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại. Xét về giao thông, Bình Dương đang phát triển và nâng cấp nhiều tuyến đường quan trọng như: khởi công mở rộng tuyến Quốc lộ 13 từ 6 lên 8 làn xe cuối tháng 4 vừa qua; các công trình Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP. HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, nối dài tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên… cũng được gấp rút triển khai.

Bức tranh phát triển toàn diện về kinh tế và hạ tầng đã giúp bất động sản Bình Dương bứt phá ấn tượng. Trong đó, tâm điểm phải kể đến Bến Cát nhờ sở hữu vị trí trung tâm và là một trong những trụ cột công nghiệp của tỉnh. Đó là chưa kể, hiện Bến Cát đã đủ các tiêu chí để lên thành phố.

Nóng hơn hết, mới đây tỉnh Bình Dương đã tán thành chủ trương thành lập thành phố Bến Cát trực thuộc tỉnh. Theo đó, đến năm 2023, Bến Cát sẽ trở thành thành phố với quy mô dân số gần 356.000 người, diện tích hơn 234 km2 và 7 phường/8 đơn vị hành chính cấp xã. Lộ trình này là đòn bẩy để Bến Cát trở thành trung tâm của tỉnh Bình Dương, trung tâm cấp vùng về công nghiệp, thương mại – dịch vụ phía Bắc vùng TP. HCM theo định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.

Nhiều triển vọng sau khi lên thành phố

Khoảng 10 năm gần đây, khi manh nha thông tin nâng cấp từ huyện lên quận hay thị xã lên thành phố, bất động sản khu vực đó tăng trưởng mạnh và mức giá tăng vọt. Kịch bản này đã diễn ra tại TP. Thủ Đức (TP.HCM), TP. Dĩ An và Thuận An (Bình Dương)… Cụ thể, theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, so với năm 2019 hiện giá căn hộ tại TP. Thủ Đức đã tăng khoảng 2 lần. 3 năm trước, giá căn hộ cao nhất ở khoảng 35 triệu đồng/m2 nhưng đến thời điểm hiện tại mức giá bán từ 50 đến hơn 100 triệu/m2 khá phổ biến.


Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này

Với Bến Cát, những năm gần đây giá đất nền tăng trung bình khoảng 20%. Hiện thông tin khu vực vừa được duyệt lên thành phố đã lập tức khiến thị trường bất động sản sôi động, mức giá cũng có dấu hiệu tăng, dự báo trong thời gian tới giá nhà đất Bến Cát sẽ lập đỉnh mới tương tự như câu chuyện của TP. Thủ Đức, Thuận An hay Dĩ An.

Một trong những dự án đón đầu triển vọng của khu vực phải kể đến Khu đô thị thương mại – dịch vụ Richland Residence do Kim Oanh Group phát triển. Tọa lạc ngay vùng lõi phát triển của Bến Cát, gần nút giao 2 trục giao thông trọng điểm: Vành đai 4 và ĐT 741, liền kề trung tâm Thành phố mới Bình Dương, Richland Residence được giới đầu tư đánh giá sẽ bắt sóng tăng giá rất tốt cùng tốc độ phát triển của khu vực.

Dự án có quy mô lên đến 15,46ha, cung cấp ra thị trường gần 1.000 sản phẩm shophouse, nhà phố liền kề... và được đầu tư nhiều tiện ích như: phố thương mại châu Âu quy tụ nhiều dịch vụ sang trọng, các tuyến công viên cây xanh có diện tích từ trên 1.700m2 đến 3.400m2, khu thể thao đa năng, khu vui chơi trẻ em, trường mầm non… cùng hệ thống an ninh và camera giám sát đảm bảo an toàn cho cư dân, trẻ nhỏ có thể vui chơi tự do và thoải mái.

Trước tiềm năng phát triển của Bến Cát, Richland Residence sở hữu nhiều lợi thế nhưng vẫn được Kim Oanh Group công bố với giá tốt nhằm chia sẻ lợi nhuận cùng khách hàng. Theo đó, dự án có giá chỉ từ 18,6 triệu/m2 kèm loạt ưu đãi lớn như: chiết khấu 2,5% đối với khách hàng thanh toán sớm, chiết khấu 1,8% khi vay ngân hàng và được hưởng lãi suất thanh toán vượt tiến độ lên đến 18%. Tất cả khách hàng giao dịch thành công sản phẩm Richland Residence còn được tham gia chương trình bốc thăm trong thời gian tới, tổng giá trị giải thưởng lên đến 12 tỷ đồng.

Theo:
Nhịp sống kinh tế
 
Hạng B2
27/8/13
254
443
63
…đang ngồi pcc Gò Dầu, Tây Ninh (đi chơi với bạn công chứng bán đất). Thấy cũng mua bán rôm rả, cãi nhau id xèo… Thấy vẫn bình thường không giống đứng hình.
Tây Ninh còn chơi đc, 2-3 tháng nay các nơi ko có giao dịch, chứ TN thấy 1 cửa đông lắm, mình cũng mới mua vài lô ở Gò Dầu
 
  • Like
Reactions: Hatamdangco2508
Chuyên
16/6/22
579
488
63
Khó đầu cơ, lướt sóng bất động sản lúc này
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đáng chú ý, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 8 về những nhu cầu vốn không được cho vay. Cụ thể:

Điều 8. Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Đầu tư.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã xác định ngay từ ban đầu khi ký thỏa thuận cho vay phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

b) Tại thời điểm xem xét cho vay, khoản vay được phân loại nợ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 theo kết quả gần nhất về phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam cung cấp.

7. Để chứng minh khả năng tài chính của khách hàng vay trong các quan hệ giao dịch dân sự với bên thứ ba.

8. Góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; góp vốn, hợp tác đầu tư, kinh doanh không hình thành nên vốn điều lệ của bên nhận vốn góp; nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại công ty khác; thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật; bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa.

Không được cho vay để chứng minh tài chính đi du học, báo lãnh, góp vốn thành lập doanh nghiệp

Đối với việc bổ sung khoản 7, Điều 8, NHNN cho biết thực tiễn thời gian qua, một số TCTD đã thực hiện cho vay để chứng minh năng lực tài chính của khách hàng vay khi tham gia giao dịch dân sự với bên thứ ba, như chứng minh tài chính để đi du học, bảo lãnh, góp vốn thành lập doanh nghiệp. Liên quan đến vấn đề này, NHNN đã có văn bản số 9565/NHNN-CSTT ngày 06/12/2019 cảnh báo TCTD. Vì vậy, cần xem xét bổ sung quy định về nhu cầu vốn không được cho vay để đảm bảo kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích và kiểm soát rủi ro khoản vay..

Không cho vay để đặt cọc bất động sản hình thành trong tương lai

Về quy định không cho vay thanh toán tiền đặt cọc, Ngân hàng Nhà nước giải thích:

TCTD cấp tín dụng cho khách hàng để đặt cọc hướng đến các công ty này chuyển nhượng bất động sản (BĐS) hình thành trong tương lai, tuy nhiên hầu hết các dự án BĐS sẽ chuyển nhượng chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật như: chưa có giấy phép xây dựng, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Sau khi TCTD cấp tín dụng khách hàng và chủ đầu tư hủy hợp đồng đặt cọc do không hoàn thiện được thủ tục pháp lý để ký hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn khó khăn, tiềm ẩn rủi ro.

Theo: Nhịp sống kinh tế
 
Hạng B2
11/9/18
478
476
108
44
Ko biết đà lạt có giảm không, giá giờ đã vượt mặt sg rồi

Ko biết đà lạt có giảm không, giá giờ đã vượt mặt sg rồi
Đà Lạt không giảm bác nhé. tùy khu vực có nơi giá chững lại có nơi giá vẫn tăng đều. năm ngoái mình hốt 1 lô gần 400m2 bên khu vực Nam Hồ giá 10 tỏi và xây lên mất 6 tỏi nữa. nay có khách trà 27 tỏi rùi
 
  • Like
Reactions: Tunguyen90
Hạng B2
11/9/18
478
476
108
44
Thấy nhiều chỗ rao bán giá giảm còn 1/3 giá đỉnh vẫn chưa có người mua
rao cho vui, đến xem đất và giấy tờ mới thấy tiền nào của nấy. Đất đà lạt nhiều cái pháp lý chuối củ lắm, mềnh lần đầu mua và xây nhà kinh doanh choáng toàn tập

Đất hẻm tầm 4m ở khu vực phường 11 giá giao đông 35 - 42tr/m2 roài. các khu phường 7 về phía măng lin, khu vực làng hoa vạn thành, thái phiên còn heo hút và hít nhiều thuốc sâu thì giá xoay quanh ba mươi mấy