23/8/12
1.162
3
38
Nga chế tạo tiêm kích thế hệ 6 không người lái

2:53 PM, 19/06/2014, Views: 0 | By PM
VietnamDefence - Tiêm kích thế hệ 6 của Nga chắc chắn sẽ là máy bay không người lái (UAV), Tổng giám đốc Trung tâm Tích hợp thuộc Tổng công ty Chế tạo máy bay thống nhất Nga (OAK), Phó Tổng giám đốc Công ty Sukhoi phụ trách về thiết bị avionics Viktor Polyakov cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
6g-fighter2.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chèn chú thích ảnh vào đây{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

“Hiện tại, thuật ngữ và các dấu hiệu đặc trưng riêng của thế hệ 6 chưa rõ ràng. Có thể dự đoán rằng, có lẽ đó sẽ là loại UAV nào đó”, ông Polyakov nói.

Ông cho biết, sau khi chế tạo các tiêm kích thế hệ 5 (F-22, F-35), Mỹ “đã bắt đầu ráo riết nghiên cứu phát triển UAV”, nhưng có tin họ cũng song song phát triển một máy bay thế hệ mới có người lái.

“Nó sẽ là thế hệ 6 hay thế hệ 7 thì hiện thời tôi không thể nói được, vì tất cả được quy định bởi chức năng. Hãy xem mục tiêu chế tạo được đề ra như thế nào”, ông Polyakov nói.

Trước đó, Tư lệnh Không quân Nga, Trung tướng Viktor Bondarev tuyên bố, UAV trong tương lai sẽ đảm nhiệm không chỉ các nhiệm vụ trinh sát mà cả các nhiệm vụ tiến công chiến lược, bởi vậy, Không quân Nga phải làm chủ máy bay không người lái và biết sử dụng tốt chúng.​

Nguồn: MK, Ekho Moskvy, Military-industry, 18.6.2014.
 
23/8/12
1.162
3
38
Cận cảnh tiêm kích Anh “nhọc nhằn” chặn 7 máy bay Nga

(Kienthuc.net.vn) - Các máy bay tiêm kích Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh đã thực hiện việc đánh chặn 7 máy bay Nga hoạt động trên không phận quốc tế gần Baltic.

danhchan_kienthuc%20%281%29_lrds.jpg

Hãng thông tấn Reuter đưa tin, hôm 17/6 các máy bay tiêm kích Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã thực hiện đánh chặn các máy bay Nga trên không phận quốc tế gần vùng Baltic. "Chiến đấu cơ Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đã giám sát và bay theo máy bay Nga", nguồn tin Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
danhchan_kienthuc%20%282%29_dnbw.jpg

Theo Bộ Quốc phòng Anh, các phi công Typhoon đã nhận diện được 7 chiếc máy bay Nga gồm: một máy bay ném bom Tu-22; 4 tiêm kích đa năng Su-27; một máy bay cảnh báo sớm A-50 và một máy bay vận tải An-26.
danhchan_kienthuc%20%283%29_btnb.jpg

Các máy bay chiến đấu – ném bom của Không quân Nga đều mang theo vũ khí. Trong ảnh là chiếc tiêm kích Su-27 được trang 2 đạn đối không tầm ngắn R-73 và 4 đạn đối không tầm trung R-27.
danhchan_kienthuc%20%284%29_kacc.jpg

Typhoon áp sát gần 2 trong 4 chiếc Su-27 bay trên không phận quốc tế gần vùng Baltic khiến hệ thống phòng không NATO “tá hỏa”.
danhchan_kienthuc%20%285%29_cvoz.jpg

Máy bay ném bom chiến lược hạng trung Tu-22M3 mang theo một đạn tên lửa hành trình chống tàu sân bay Kh-22.
danhchan_kienthuc%20%286%29_lnxo.jpg

Máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm đường không A-50.
danhchan_kienthuc%20%287%29_gacr.jpg

Typhoon bay gần một máy bay vận tải chiến thuật hạng nhẹ An-26.
danhchan_kienthuc%20%288%29_qjzh.jpg

"Họ không gửi kế hoạch bay và không sử dụng thiết bị phát đáp. Do đó, họ trở nên vô hình với trạm kiểm soát không lưu dân sự, gây nguy hiểm cho đường bay thương mại. Đó là lý do khiến phi cơ NATO phải xuất kích", quan chức Bộ Quốc phòng Anh cho biết.
 
23/8/12
1.162
3
38
Lộ diện vũ khí bí mật chống tàng hình của Hải quân Mỹ

E-2D Hawkeye có lẽ là vũ khí bí mật của Hải quân Mỹ trong việc chống lại các mối đe dọa đang nổi lên từ chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 và tên lửa hành trình của đối phương.

Điểm đặc biệt của E-2D đó là hệ thống radar quét tích hợp điện tử/cơ học tần số UHF AN/APY-9 do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo. Hệ thống radar này có khả năng phát hiện một cách hiệu quả các loại vũ khí có công nghệ tàng hình của cả bạn và thù.​
Arend Westra, một sĩ quan kế hoạch thuộc Lữ đoàn hải không quân số 3 của Mỹ, đã tuyên bố trong một bản báo cáo tại Học viện Quốc phòng quốc gia năm 2009 rằng: “Sự cộng hưởng và có bước sóng vật lý dài hơn giúp cho radar tần số UHF và VHF có khả năng phát hiện ra các máy bay chiến đấu tàng hình”.​
lo-dien-vu-khi-bi-mat-chong-tang-hinh-cua-hai-quan-my-.jpg

Một chiếc Hawkeye E-2D bên ngoài nhà chứa máy bay tại Căn cứ Hải quân Patuxent River ngày 26/5/2014. Ảnh: US navy​
Radar tần số UHF hoạt động ở tần số trong khoảng 300 MHz và 1 GHz, có nghĩa là bước sóng sẽ nằm trong khoảng 10cm và 1m. Thông thường, do các đặc điểm vật lý của các máy bay tàng hình có kích cỡ của máy bay chiến đấu, chúng phải được tối ưu hóa để hạn chế phát ra các tần số cao hơn như tần số Ka, Ku, X, C và S.​
Tuy nhiên, như Westra và nhiều chuyên gia quân sự khác chỉ ra, radar tần số UHF và VHF trong lịch sử có một số hạn chế lớn. "Độ phân giải kém về mặt góc độ và phạm vi đã khiến cho các loại radar này không phát hiện chính xác các mục tiêu cũng như điều khiển hỏa lực”, ông Westra cho biết.​
Tập đoàn Northrop Grumman và Lockheed Martin dường như đã vượt qua những hạn chế truyền thống của radar băng tần UHF trong APY-9 bằng cách áp dụng một sự kết hợp giữa khả năng quét điện tử tiên tiến cùng với công nghệ máy tính kỹ thuật số.​
BÀI LIÊN QUAN
"Hệ thống radar APY-9 của E-2D đã được tăng cường đáng kể khả năng cảnh báo sớm cũng như nhận thức tình huống nhằm phát hiện tất cả các mục tiêu trên không”, người phát ngôn Bộ Tư lệnh Hệ thống Không Hải quân Mỹ Rob Koon nói.​
Hải quân Mỹ cũng công khai thừa nhận vai trò của E-2D như là điểm trung tâm của Hệ thống Kiểm soát hỏa lực - Phòng không tích hợp Hải quân (NIFC-CA) được thiết kế để đánh bại những những mối đe dọa từ tên lửa và trên không của kẻ thù, Phó Đô đốc Mike Manazir, người đứng đầu Đơn vị Tác chiến không quân của Hải quân Mỹ (NAVAIR) chia sẻ.​
Radar APY-9 có thể hoạt động như một cảm biến để định hướng cho tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của các máy bay chiến đấu Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Ngoài ra, APY-9 cũng có thể hướng dẫn tên lửa SM-6 tiêu chuẩn phóng từ tàu tuần dương và tàu khu trục có hệ thống phòng không Aegis chống lại các mục tiêu nằm ngoài đường chân trời của hệ thống radar SPY-1 trên các tàu chiến. Cho đến nay, các cuộc thử nghiệm đã thành công.​
HOTGửi ý kiến, tặng 3 triệu đồng
Hệ thống NIFC-CA đầu tiên sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay khi phi đội E-2D được thành lập vào tháng 10/2014.​
Hệ thống APY-9 là một thiết kế độc đáo ở nhiều khía cạnh. NAVAIR và Northrop khoe khoang rằng radar này là một "bước nhảy vọt 2 thế hệ" so với hệ thống radar APS-145 đang hoạt động. Nhìn bề ngoài, APY-9 dường như không có gì khác biệt so với radar APS-145 - cũng được chế tạo bởi Lockheed Martin - nhưng “nội thất” của nó hoàn toàn là một vấn đề khác.​
Theo NAVAIR, trong khi APY-9 có thể xoay bên trong E-2D 360[sup]0[/sup], phi hành đoàn của chiếc máy bay này có thể kiểm soát tốc độ quay ăng ten để tập trung vào một khu vực cần quan tâm. APY-9 có ba chế độ khác nhau: Giám sát cảnh báo sớm trên không, Chế độ quét khu vực tăng cường và Khu vực theo dõi tăng cường.​
APY-9 có tầm hoạt động với bán kính ít nhất 300 hải lý (gần 500 km) và có lẽ chỉ bị giới hạn bởi khả năng của khung máy bay E-2D, vốn thường hoạt động ở độ cao khoảng 8 km.​
Hải quân Mỹ hy vọng sẽ mua tổng cộng 75 chiếc E-2D và biên chế vào các hạm đội trong những năm 2020.​
 
23/8/12
1.162
3
38
MiG-35: mẫu tiêm kích không bao giờ chết

(Kienthuc.net.vn) - Tuy thất bại ở thị trường Ấn Độ và không được sử dụng nhiều ở quê hương, nhưng MiG-35 vẫn tìm được chỗ đứng cho mình.
MiG-35 được xem như là phiên bản hiện đại hóa của mẫu tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ MiG-29. MiG-35 xuất hiện lần đầu tiên ở triển lãm hàng không tại Ấn Độ vào năm 2007. Thời điểm đó, nó được xem như là dòng máy bay chiến đấu xuất khẩu chủ lực của Nga vào thị trường Ấn Độ.​
Tuy nhiên, MiG-35 lại vấp phải thất bại lớn tại thị trường này, mặc dù vậy công ty Mikoyan vẫn xem MiG-35 là sản phẩm chủ lực của hãng tại một số thị trường tiềm năng khác như Ai Cập hoặc một số nước ở Trung Đông.​
Cửa sống từ thị trường Ai Cập
Theo đó, năm 2010, tham gia chương trình mua sắm máy bay chiến đấu đa năng (MRCA) tcủa Ấn Độ, MiG-35 đã gặp thất bại lớn trước các đối thủ đến từ Châu Âu khiến Mikoyan vụt mất hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD từ thị trường truyền thống này. Dẫu vậy, tương lai của MiG-35 một lần nữa được thấp lên hy vọng khi Không quân Ai Cập để ý tới mẫu máy bay đa năng này. Ngay sau đó Moscow và Cairo đã xúc tiến một hợp đồng trị giá 3 tỷ USD, để trang bị 24 chiếc MiG-35 cho Ai Cập cùng với một số gói hỗ trợ trang bị đi kèm.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mig35_kienthuc_2_dylm.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Tiêm kích đa năng MiG-35 bay thử nghiệm.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Các cuộc đàm phán về hợp đồng của MiG-35 đã được thảo luận chi tiết hơn khi một phái đoàn quân sự cấp cao của Nga đến thăm Ai Cập vào thời điểm đó, hợp đồng trên không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho Moscow mà còn giúp Nga cải thiện mối quan hệ với chính quyền Cairo. Còn Ai Cập cần một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới khác biệt so với các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, nhằm tạo ra sự răn đe trước cựu thù Israel sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Ả Rập – Israel vào năm 1973.​
Nhưng rủi thay, với tình hình chính trị bất ổn ở Ai Cập, khiến hợp đồng trên một lần nữa lại rơi vào bế tắc. Người Nga dành hết hy vọng vào cuộc đảo chính quân sự vào năm 2013 do tư lệnh chỉ huy quân đội Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sisi đứng đầu, và bước đầu phía Ai Cập để ngỏ khả năng tiếp tục thực hiện các hợp đồng quân sự đã ký kết trước đây.​
Thậm chí, phía Nga còn tin tưởng rằng, họ có thể tìm kiếm thêm các hợp đồng khác từ Ai Cập trong các chương trình mua sắm vũ khí của Quân đội Ai Cập trong thời gian sắp tới như: trực thăng tiến công Mi-35, tên lửa chống tăng và các hệ thống phòng thủ bờ biển.​
Lực lượng Không quân Ai Cập hiện nay chủ yếu phụ thuộc các máy chiến đấu F-16 đã lỗi thời do Mỹ chế tạo, trong khi đó Israel cũng sở hữu loại máy bay này nhưng với phiên hiện đại hóa mạnh hơn nhiều. Với việc trang bị các máy bay chiến đấu thế hệ mới do Nga chế tạo sẽ giúp Không quân Ai Cập có thể dành ưu thế trên không trước các máy chiến đấu do Mỹ sản xuất.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mig35_kienthuc_3_cjoe.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}MiG-35 có thể giúp Ai Cập đối phó với tiêm kích F-16I của Israel.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Thị trường Trung Đông tiềm năng
Các quốc gia Trung Đông luôn là mục tiêu mà các công ty quốc phòng Nga luôn nhắm tới. Do tình hình chính trị và an ninh bất ổn trong khu vực, việc tăng cường khả năng quốc phòng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các quốc gia này.​
Tuy trước đây mối quan hệ giữa Nga và các nước Trung Đông không được tốt đẹp, một phần là do chính sách của Mỹ trong khu vực. Nhưng mọi chuyện đã dần thay đổi khi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trên đang dần suy yếu, và đây sẽ là cơ hội cho Nga tăng cường ảnh hưởng và vị thế của mình trong khu vực bằng cách đơn giản nhất là thông qua các hợp đồng cho vay hay viện trợ mua bán vũ khí.​
Các nhà phân tích chiến lược thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel đánh giá, Nga sẽ chuyển hướng trọng tâm sang Trung Đông nhằm mở thêm một mặt trận khác chống Phương Tây để tạo thế cân bằng với Đông Âu. Một hợp đồng vũ khí với Ai Cập sẽ giúp Nga nâng cao đáng kể vị thế quốc tế của mình và là tiền đề giúp mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực Trung Đông.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mig35_kienthuc_470_nwtu.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} MiG-35 có khả năng mang hầu hết hệ thống vũ khí hiện đại của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Đầy tiềm năng nhưng cũng lắm rủi ro
Tuy có khả năng dành được một hợp đồng béo bở với Ai Cập, nhưng phía Nga cũng lo ngại về khả năng tài chính của nước này. Ai Cập là một trong những quốc gia nhận được viện trợ quân sự nhất của Mỹ, tuy nhiên với vụ đảo chính quân sự vào năm 2013 khiến Mỹ buộc phải cắt giảm viện trợ quân sự cho chính quyền Cairo vì luật phát Mỹ nghiêm cấm hỗ trợ tài chính cho chính quyền được thành lập do đảo chính quân sự.​
Trong bối cảnh trên, khả năng Ai Cập có đủ sức để thực hiện một thương vụ lớn như MiG-35 sẽ rất khó khăn, mặc dù hai quốc gia thân cận với chính quyền Cairo là Ả Rập Saudi và UAE tuyên bố sẵn sàng hổ trợ cho Ai Cập trong thương vụ trên nhưng tương lai của MiG-35 ở Ai Cập vẫn còn chưa có gì là đảm bảo.​
Một phần cho tuyên bố trên là do các chính sách của Mỹ trong các vấn đề nóng bỏng ở khu vực như nội chiến ở Syria hay chương trình hạt nhân của Iran gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các quốc gia đồng minh Ả Rập. Và việc các quốc gia này xích gần lại với Nga là xu thế tất yếu, nếu Ai Cập gặp khó khăn về tài chính thì Moscow cũng sẽ sẵn lòng cho Cairo được hưởng các khoang vay ưu đãi để thanh toán các hợp đồng dài hạn.​
Có thể đối trọng với F-35 Mỹ
MiG-35 là mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm có thể tấn công trên không, trên bộ, trên biển trong mọi điều kiện thời tiết.. Các phiên bản xuất khẩu của MiG-35 sẽ được trang hệ thống radar quét mảng pha chủ động Zhuk-AE, với khả năng tương thích với các hệ thống tác chiến của cả Phương Tây hay Nga chế tạo.​
Trong khi đó, một chuyên gia quân sự nhận định MiG-35 chỉ là một phiên bản đổi tên của MiG-29. Nhưng trên thực tế MiG-35 đã được Mikoyan nâng cấp đáng kể về cả chất lẫn lượng nếu so với một chiếc MiG-29. Chính vì thế mà MiG-35 được Nga xếp vào thế hệ máy bay chiến đấu 4++.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mig35_kienthuc_4702_ehat.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} MiG-35 có thể đối trọng với F-35?{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Với các nâng cấp đáng kể của mình, MiG-35 đủ khả năng không chiến trên không với các tên lửa không đối không và cũng như tiêu diệt các mục tiêu cố định bằng tên lửa hành trình. Ngoài ra điểm đặc biệt của MiG-35 là nó còn có thể thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên biển và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát trên không nhờ khả năng tàng hình nhẹ.​
Thêm vào đó, hiện tại Không quân Nga vẫn có một mối quan tâm nhất định tới dòng máy bay này khi máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK-FA của Nga vẫn chưa hoàn thiện.​
Tư lệnh Không quân Nga Tướng Alexander Zelin cho biết, lực lượng Không quân Nga sẽ sử dụng các máy chiến đấu MiG-35D làm đối trọng với các máy chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ cho đến khi PAK-FA được đưa vào trang bị chính thức cho Không quân Nga.​
Nga đã ký hợp đồng trị giá 473 triệu USD nhằm trang bị mới 16 chiếc MiG-35, và lô máy bay đầu tiên sẽ được chuyển giao vào đầu năm 2016. Dự kiến Nga sẽ mua tổng cộng 100 chiếc MiG-35 nhưng chỉ trong ngắn hạn.
 
23/8/12
1.162
3
38
“Ông lão” B-52H trang bị thêm “mắt thần” để “cải lão hoàn đồng”
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Không quân Mỹ đã thực hiện thành công tích hợp thành công khoang radar mảng pha chủ động triển khai nhanh AN/ASQ-236 “Dragon’s Eye” trên máy bay ném bom B-52H, tăng cường khả năng tác chiến cho B-52 trong môi trường khắc nghiệt.



Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, tìm kiếm những sáng tạo mới trong điều kiện nguồn lực có hạn, Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu của không quân Mỹ (AFGSC) - lực lượng chịu trách nhiệm tấn công toàn cầu của Mỹ, đang tìm kiếm một công nghệ tổng hợp sẵn có cho lực lượng máy bay ném bom chiến lược của mình.
Tháng 4 năm 2014, “Nhóm nhu cầu B-52” của không quân Mỹ, đặt dưới sự chỉ huy của căn cứ không quân Barksdale (Bossier City, Louisiana) đã thử nghiệm thành công lần đầu tiên, nhanh chóng tích hợp radar mảng pha điện tử chủ động AN/ASQ-236 “Dragon’s Eye” trên một chiếc máy bay ném bom B-52H.
Máy bay B-52H tham gia thực nghiệm này được điều động từ liên đội máy bay ném bom số 307 thuộc Bộ tư lệnh quân dự bị không quân Mỹ, công tác bay thử do phi đội kiểm tra và thử nghiệm số 49 và phi đội số 1 thuộc tổ quản lý thử nghiệm số 53 thực hiện.
Được biết, văn phòng dự án các hệ thống tác chiến trên B-52 đóng tại căn cứ không quân Tinker (Tinker Air Force Base) - thuộc bang Oklahoma và công ty Northrop Grumman cũng đã tham gia hỗ trợ cho việc tích hợp nhanh khoang radar mảng pha điện tử chủ động với máy bay ném bom.
A-Boeing-B-52G-Stratofortress-of-Cold-War-is-laid-to-rest-in-Arizona.jpg
Khoang “Dragon’s Eye” đã được lắp đặt, trang bị và sử dụng thực chiến trên máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle không quân Mỹ từ năm 2009. Khoang này giúp tổ bay định vị không gian địa lý của đối tượng, đồng thời tăng cường khả năng giám sát đối tượng cả ban ngày và ban đêm trong điều kiện khí hậu xấu.
Chủ nhiệm “Nhóm nhu cầu B-52” của AFGSC cho biết, khoang radar mảng pha điện tử chủ động AN/ASQ-236 “Dragon’s Eye” có thể tăng cường khả năng tác chiến cho B-52 trong môi trường tác chiến ác liệt và điều kiện khí hậu xấu.
Radar có độ phân giải cao làm cho nó có thể vừa giám sát vừa theo dõi mục tiêu, đồng thời giúp cho nó có thể hoạt động được ngay cả khi thiết bị ngắm quang học trên máy bay mất tác dụng. Trong lần thử nghiệm này, AFGSC đã thành công trong việc rút ngắn thời gian thử nghiệm bắt buộc từ 6-8 tháng xuống còn 4 tuần.
Thông qua việc sáng tạo kiểu như tích hợp khoang “Dragon’s Eye” cho máy bay B-52H, lực lượng tác chiến không quân sẽ được tăng cường tính linh hoạt và sự lựa chọn để hỗ trợ cho hành động tác chiến ở các khu vực chiến sự.
Lực lượng không quân Thái Bình Dương Mỹ rất hài lòng về khả năng của B-52 sau khi được lắp đặt thêm khoang “Dragon’s Eye”, đồng thời có ý định tích hợp thêm thiết bị này cho máy bay ném bom B-52 tham gia diễn tập “Valiant Shield” vào tháng 9 năm 2014.
b_52h_stratofortress_l3.jpg
Người phụ trách chương trình tích hợp các hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa và binh lính nhất thể hóa của không quân Thái Bình Dương cho biết, khoang “Dragon’s Eye” đã được chứng thực tính năng và đang mở rộng năng lực tác chiến.
Khi kết hợp với tầm bay xa, thời gian hành trình dài và khả năng thông tin liên lạc của B-52, “Dragon’s Eye” sẽ hỗ trợ đắc lực cho lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiệm vụ “nhận biết khu vực vật lý hải dương” (MDA).
Khu vực địa lý do bộ tư lệnh Thái Bình Dương đảm nhiệm rất rộng nên đối với chỉ huy bộ tư lệnh này, nhiệm vụ MDA là một thách thức rất lớn. Sử dụng máy bay thuộc Bộ tư lệnh tác chiến Thái Bình Dương để hoàn thành nhiệm vụ này là phương án kinh tế nhất, do đó lắp thêm khoang “Dragon’s Eye” cho B-52 sẽ giảm bớt số lượng lớn nhân viên và thiết bị hỗ trợ.
Hiện nay, không quân Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc tích hợp khoang “Dragon’s Eye” cho toàn bộ đội ngũ B-52 của mình. Nếu “Dragon’s Eye” được lắp đặt trên toàn bộ số B-52 này thì chứng tỏ chúng sẽ tiếp tục còn phục vụ lâu dài trong không quân Mỹ, bất chấp cái tuổi trên 60 của mình.
 
23/8/12
1.162
3
38
5 giải pháp thay thế tiêm kích F-35 Mỹ

(Soha.vn) - Sau sự cố cháy động cơ gần đây khiến phi đội tiêm kích F-35 của Mỹ bị cấm bay, các nhà chỉ trích đã kêu gọi cần xem lại nghiêm túc chương trình phát triển F-35.

Trong bài viết đăng trên tạp chí National Interest (Mỹ), chuyên gia quân sự Mỹ Robert Farley đã đề xuất 5 giải pháp thay thế trong trường hợp chương trình F-35 bị hủy bỏ, trong đó nêu rõ ưu điểm cũng như hạn chế của từng giải pháp.
Dưới đây là nội dung bài viết trên National Interest:
1. Chế tạo thêm tiêm kích F-22
Thay vì tiếp tục phát triển F-35, Mỹ có thể khởi động lại dây chuyền sản xuất tiêm kích F-22. Washington có đủ kinh nghiệm với “Chim ăn thịt” để biết rằng đây sẽ là một tiêm kích hiệu quả khi tiếp tục phát triển và nâng cấp thêm các tính năng.​
Mặc dù vậy, việc khởi động lại chương trình F-22 sẽ rất tốn kém và không giải quyết được các vấn đề của Hải quân hay Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Không ai ủng hộ phát triển biến thể trên hạm của F-22 và không có triển vọng phát triển một biến thể của loại tiêm kích này để hoạt động trên các tàu đổ bộ của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ.​
5-giai-phap-thay-the-tiem-kich-f35-my.jpg

Tiêm kích F-22.​
Theo lý thuyết, Không quân Mỹ có thể dựa vào tiêm kích F-22, Hải quân tăng cường thêm tiêm kích trên hạm F-18 Super Hornet và Lực lượng lính thủy đánh bộ lựa chọn F-35B. Tuy nhiên, biến thể F-35B vẫn còn nhiều vấn đề, khiến Lầu Năm Góc đau đầu với một loại chiến đấu cơ chi phí cao và hoạt động chưa ổn định.​
BÀI LIÊN QUAN
Tiêm kích F-22 có những vẫn đề dài hạn khác. Không quân Mỹ chưa bao giờ coi đây là loại máy bay chiến đấu lý tưởng, cho dù các tiêm kích này đã thể hiện được khả năng trong quá khứ. Ngoài ra, luật pháp Mỹ không cho phép xuất khẩu F-22, đồng nghĩa nó không giải quyết được các vấn đề ngoại giao nảy sinh khi chương trình F-35 bị hủy bỏ.​
2. Sử dụng máy bay không người lái
Sự kiện lớn nhất của ngành hàng không trong thập kỷ qua là sự nở rộ của công nghệ và học thuyết máy bay không người lái (UAV). Mỹ và một số nước theo sau đã tăng cường sử dụng UAV từ năm 2000. UAV đã đảm nhiệm được nhiều vai trò truyền thống của máy bay có người lái, bao gồm do thám, hỗ trợ từ trên không, đánh chặn và tấn công tầm xa.​
Trở ngại lớn nhất đối với các UAV là vấn đề chiến đấu không đối không. Với thiết kế hiện nay, khả năng chiến đấu không đối không của các UAV rất kém. Các UAV hiện tại hạn chế về tốc độ, sự linh hoạt và các hệ thống cảm biến so với các chiến đấu cơ hiện đại.​
Cho dù các UAV thế hệ mới có thể giải quyết được những vấn đề trên, nó sẽ đối mặt với một vấn đề phát sinh. Trừ phi các UAV có thể chiến đấu độc lập, hệ thống liên kế dữ liệu với trung tâm điều khiển từ xa sẽ dễ bị đối phương can thiệp. Các UAV nếu mất liên lạc với phi công điều khiển từ xa, dù chỉ trong vài giây, cũng sẽ thất bại trong một cuộc chiến không đối không.​
Vấn đề là gần như không ai nghĩ rằng phát triển các UAV có thể tự quyết định tiêu diện đối phương là một ý tưởng tốt. Điều này giúp UAV tiếp tục là một lựa chọn để thực hiện nhiều sứ mệnh trên không, nhưng không đồng nghĩa chúng có thể thực hiện mọi sứ mệnh mà các máy bay chiến đấu có thể làm. Mặc dù vậy, các UAV có thể hoạt động tốt trong Không quân Mỹ cho tới thế hệ máy bay chiến đấu mới được phát triển.​
3. Nâng cấp các phi đội hiện tại
Mỹ đang sở hữu một phi đội khổng lồ các máy bay chiến đấu hiện đại. Tại sao không hiện đại hóa các chiến đấu cơ hiện tại? Tiêm kích Su-27 Flanker của Nga thường được coi là mối đe dọa hàng đầu đối với các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Mỹ, nhưng Su-27 chỉ là sản phẩn được nâng cấp từ một máy bay cũ từ thời Chiến tranh lạnh. Tất nhiên, Hải quân và Không quân Mỹ cũng đã thực hiện theo hướng này ở mức độ nhất định. Các chiến đấu cơ F-16 Viper được phát triển dựa trên biến thể F-16A.​
5-giai-phap-thay-the-tiem-kich-f35-my.jpg

Tiêm kích trên hạm F/A-18 Super Hornet.​
Tập đoàn Boeing cũng tích cực phát triển các biến thể mới của F-15 và F/A-18, được nâng cấp với các tính năng tàng hình và áp dụng nhiều công nghệ mới. Nhằm theo đuổi hợp đồng với Hàn Quốc, Boeing đã lên kế hoạch phát triển biến thể F-15 Silent Eagle có khả năng giảm đáng kể tín hiệu radar. Tương tự, tập đoàn Boeing cũng nghiên cứu bình chứa nhiên liệu mới cho tiêm kích trên hạm F/A-18 Super Hornet, giúp nó tăng khả năng tàng hình và tầm bay. Trong khi đó, các tiêm kích F-16 phiên bản nâng cấp tiếp tục được sản xuất.​
F-15 Silent Eagle và F/A-18 Super Hornet sẽ phải trải qua một chặng đường dài để lấp chỗ trống của F-35 trước khi máy bay thế hệ thứ 6 được phát triển. Bên cạnh đó, một trong những phàn nàn là việc bảo dưỡng phi đội máy bay chiến đấu hiện tại của Mỹ rất tốn kém và nguy hiểm.​
4. Chờ tiêm kích thế hệ thứ 6
Một cách khác để tiết kiệm chi phí là từ bỏ hoàn toàn tiêm kích thế hệ thứ 5 (trừ các máy bay F-22 và F-35 đã sản xuất) và tập trung vào phát triển các tiêm kích thế hệ thứ 6. Các máy bay chiến đấu thế hệ mới sẽ tập trung vào tính năng tàng hình, siêu hành trình, khả năng mạng lưới, khả năng tích hợp vũ khí laser và hoạt động không người lái.​
5-giai-phap-thay-the-tiem-kich-f35-my.jpeg

Tiêm kích thế hệ thứ 6 do Boeing thiết kế.​
Ngoài Mỹ, một số quốc gia khác đã nghiên cứu thế hệ máy bay chiến đấu thứ 6. Nhật Bản, Nga, Ấn Độ và Pháp đã cân nhắc khả năng từ bỏ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và chuyển trực tiếp sang chiến đấu cơ thể hệ thứ 6.​
Đề xuất từ bỏ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 sẽ khiến Mỹ giảm khả năng chiến đấu, nhưng nó giúp giảm gánh nặng cho Hải quân và Không quân Mỹ với các phi đội khổng lồ gồm các tiêm kích F-35 không đủ khả năng. Điều này cũng dẫn tới thiếu kinh phí để đầu tư cho phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6.​
5. Mua chiến đấu cơ của châu Âu
Theo lý thuyết, Mỹ có thể lấp chỗ trỗng của F-35 bằng giải pháp mua chiến đấu cơ Dassault Rafales, Eurofighter Typhoons hay Saab Gripens do các quốc gia châu Âu sản xuất. Mỹ chưa mua chiến đấu cơ nước ngoài nào với số lượng lớn từ Chiến tranh thế giới thứ nhất. Máy bay chiến đấu do nước ngoài thiết kế gần đây nhất hoạt động trong quân đội Mỹ là B-57 Canberra. Máy bay này được sản xuất theo giấy phép của tập đoàn English Electric.​
5-giai-phap-thay-the-tiem-kich-f35-my.jpg

Chiến đấu cơ Dassault Rafales do Pháp sản xuất.​
Để thành công, giải pháp này đòi hỏi các thỏa thuận cho phép lắp ráp và sản xuất máy bay tại Mỹ. Washington có thể cảm thấy kkhông thoải mái khi yêu cầu các thỏa thuận chuyển giao công nghệ từ các đồng minh châu Âu.​
Các chiến đấu cơ Dassault Rafales, Eurofighter Typhoons hay Saab Gripens đều mới hơn các máy bay chiến đấu của Mỹ, đồng nghĩa chúng vẫn có tiềm năng nâng cấp đáng kể. Các máy bay của châu Âu được đánh giá có mức chi phí tương đối hợp lý và hoạt động tốt.​
Ngoài ra, Mỹ cũng có thể xem xét khả năng mua các máy bay chiến đấu thế hệ 4++ hay thế hệ thứ 5 từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Triển vọng xuất khẩu cho các khách hàng lớn có thể thúc đẩy đổi mới và sản xuất máy bay chiến đấu ở cả hai nước Đông Á.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Sát thủ săn ngầm Nga Il-38N ngang ngửa P-8 Mỹ?

Cập nhật lúc: 13:00 30/07/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

(Kiến Thức) - Máy bay chống ngầm nâng cấp Il-38N được Hải quân Nga tự tin đánh giá có sức mạnh tương đương P-8 Poseidon Mỹ.
Với việc tiếp nhận phiên bản nâng cấp máy bay chống ngầm Il-38N, Hải quân Nga đang tập trung tăng cường hiện đại hóa và cũng như nâng cao khả năng phát hiện - tìm diệt tàu ngầm của nước này. Được biết, phiên bản nâng cấp máy bay chống ngầm Il-38N trên là nằm trong hợp đồng hiện đại hóa 5 trong số 10 chiếc Il-38 vẫn còn được Hải quân Nga sử dụng.​
Il-38 là biến thể quân sự của mẫu máy bay vận tải dân dụng IL-18 do Liên Xô chế tạo, nó thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào năm 1967. Phiên bản đầu tiên của Il-38 được trang bị một hệ thống radar tìm kiếm và theo dõi mục tiêu có tên là Berkut (Golden Eagle) cùng với đó là một hệ thống định vị mục tiêu. Nhiệm vụ chính của Il-38 lúc đó là thực hiện tuần tra và bảo vệ các vùng lãnh hải ven biển và khu vực vùng biển ven bờ của Liên Xô trước các tàu ngầm của Phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
il38_kienthuc_2_hmcx.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Biến thể máy bay chống ngầm Il-38 tiêu chuẩn của Hải quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ngoài việc trang bị các hệ thống theo dõi và giám sát hàng hải, Il-38 cũng được các kỹ sư Liên Xô trang bị ngư lôi chống ngầm giúp tấn công và tiêu diệt các tàu ngầm từ trên không. Nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng Quân đội Liên Xô đã nhận thấy Il-38 không hoạt động tốt như mong muốn và nó thua kém hoàn toàn so với mẫu máy bay săn ngầm P-3C Orion của Quân đội Mỹ.​
Thiết kế P-3C của Mỹ có thể xem như một mẫu máy bay tác chiến đa năng, nó không chỉ vừa thực hiện nhiệm vụ chống ngầm mà còn cả nhiệm vụ chống hạm trên biển, cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển và trinh sát vô tuyến trên không. Trong khi đó Il-38 của Liên Xô chỉ có thể đảm nhiệm một tính năng duy nhất là chống ngầm.​
Tuy nhiên, với phiên bản nâng cấp Il-38N thì mọi điểm yếu trên đều được khắc phục một cách triệt để, với việc trang bị hệ thống theo dõi và quan sát Novella P-38 thế hệ mới cho phép phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách 90km và dưới mặt biển là 320km. Nó có thể theo dõi cùng một lúc 32 mục tiêu cả trên mặt và dưới mặt nước, nhờ đó Il-38 có thể dễ dàng "vạch mặt" tàu ngầm hay tàu nổi đang hoạt cũng như các mục tiêu trên không nhờ việc tích hợp một radar trinh sát đường không trên Novella P-38.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
il38_kienthuc_3_snok.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là buổi lễ tiếp nhận chiếc Il-38N nâng cấp đầu tiền do nhà máy Ilyushin bàn giao cho Hải quân Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hệ thống trên còn được kết hợp với hệ thống máy tính kỹ thuật số và một trạm xử lý trung tâm được lắp đặt trên Il-38N. Ngoài ra nó còn được trang bị các hệ thống quan sát quang ảnh nhiệt có độ phân giải cao, hệ thống phát hiện từ tính lạ, hệ thống quan sát hồng ngoại tích hợp và nhiều trang thiết bị khác. Tất cả các hệ thống trên đều được kết nối với một màn hình lớn riêng biệt dành cho hệ thống xử lý trung tâm.​
Ngoài thay đổi trang thiết bị điện tử hàng không, kích thước của Il-38N không thay đổi nhiều ngoài hệ thống anten radar P-38 hình đĩa được gắn trên phần thân buồng lái của máy bay.​
Il-38N có chiều dài 37m với sải cánh cánh 37,4m và có trọng lượng cất cánh tối đa là 63,5 tấn. Nó được trang bị 4 động cơ tuabin cánh quạt Progress AI-20M với phạm vi hoạt động lên tới 9.500km, tốc độ bay tối đa là 724km/h và trần bay tối đa 11.000m. Il-38N có phi hành đoàn 10 người và thời gian hoạt động tối đa trên không là 12 tiếng đồng hồ.​
Sức mạnh tương đương với P-8 Poseidon
Theo Giám đốc thiết kế của công ty hàng không Ilyushin - Yuriy Yudin, tất cả hệ thống điện tử hàng không được trang bị trên phiên bản Il-38N được thiết kế theo dạng module và có thể tùy biến đáp ứng dành cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Và về cơ bản Il-38N của Hải quân Nga có sức mạng và tính năng tương đương với máy bay chống ngầm thế hệ mới nhất P-8 Poseidon của Quân đội Mỹ.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
il38_kienthuc_4_wrku.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Il-38N được đánh giá có sức mạnh ngang ngửa với mẫu máy bay chống ngầm hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là P-8 Poseiden.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, theo đánh giá của Thiếu tướng Aleksey Serdyuk – Chỉ huy trung tâm đào tào huấn luyện lực lượng Không quân Hải quân 859, các các máy chống ngầm Il-38 thế hệ mới sẽ giúp tăng cường khả năng chống ngầm của lực lượng hải quân nước này. Ông này còn nhấn mạnh năng lực hoạt động của phi đội Il-38 sẽ tăng lên 4 lần sau khi hoàn thành quá trình nâng cấp.​
Phạm vi hoạt động của những chiếc Il-38N được Ilyushin tiết lộ sẽ lớn hơn nhiều so với các mẫu Il-38 cũ và đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ khu vực lãnh hải hay vùng biển xa và gần bờ của Nga.​
Ilyushin còn cho hay, Il-38N có đủ trang thiết bị để có thể theo dõi và phát hiện mọi tàu ngầm hiện đại nhất hiện nay. Nó còn đủ khả năng thực hiện các hoạt động theo dõi và phát hiện cũng như truy đuổi, phát động tấn công đối với các mục tiêu hay nhóm mục tiêu từ trên không.​
Hệ thống vũ khí đa dạng và mạnh mẽ
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
il38_kienthuc_5_kqas.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Biến thể xuất khẩu Il-38SD của Nga bán cho lực lượng Không quân Ấn Độ. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Biến thể Il-38N sẽ có khả năng mang 9 tấn vũ khí (mở rộng) gồm: ngư lôi, bom chống ngầm, thủy lôi, hệ thống phao cứu sinh, thiết bị đánh dấu trên biển, bom đường không tiêu chuẩn OMAB-12D và cả tên lửa hành trình chống tàu (điều còn thiếu trên Il-38 hệ cũ).​
Quá trình hiện đại hóa và nâng cấp của Il-38 được đánh giá là phù hợp hơn so với việc phát triển một hệ thống vũ khí mới. Một phần của quyết đinh nâng cấp Il-38 không phải nằm ở vấn đề kỹ thuật mà nằm ở hiệu quả kinh tế mà nó mang lại.​
Chính vì vậy, Bộ quốc phòng Nga đã quyết định không tiến hành chế tạo mới các máy bay chống ngầm Il-38 mà thay vào đó là nâng cấp từ nền tảng máy bay Il-38 cũ, với việc thay đổi hoàn toàn các thiết bị điện tử hàng không cũng như hệ thống vũ khí trang bị sẽ giúp tiết kiệm một số tiền khá lớn cho việc chế tạo mới trong bối cảnh khó khăn chung.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Bất ngờ với tính năng "độc" của máy bay Yak-130 Nga

(Kiến Thức) - Yak-130 có khả năng mô phỏng hệ thống lái của nhiều loại chiến đấu cơ trên thế giới, của cả Nga và Mỹ hay quốc gia nào khác.
Với khả năng thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo phi công lái các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, 4++ và 5, cũng như có thể được chuyển đổi thành một máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Yakovlev Yak-130 thực sự là mẫu máy bay huấn luyện – chiến đấu đa năng tốt nhất của Không quân Nga hiện nay.​
Chính vì vậy, từ lâu Moscow đã ấp ủ dự định biến Yak-130 trở thành mẫu máy bay chủ đạo cho thị trường xuất khẩu vũ khí của nước này. Trong vòng hai hoặc ba năm tới, Nga đã lên kế hoạch xuất khẩu một số lượng lớn những chiếc Yak-130 cho các thị trường truyền thống cũng như một số thị trường tiềm năng.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
yak130kienthuc2_fstg.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Yak-130 - một trong những thành tựu hàng không quân sự nổi bật của Nga .{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong triển lãm hàng không quốc tế Farnborough được tổ chức tại Lodon, Sergei Kornev - lãnh đạo bộ phận xuất khẩu máy bay và thiết bị quân sự đặc biệt của công ty Rosoboronexport mô tả Yak-130 không chỉ là một mẫu máy bay huấn luyện tốt nhất thế giới hiện nay, mà nó còn có thể được sử dụng như một máy bay cường kích hạng nhẹ. Đây được xem là thế mạnh của Yak-130 đối với các khách hàng tiềm năng.​
Đơn giản và linh hoạt
Yak-130 từ lâu đã được xem như là một trong những niềm hy vọng chính của ngành công nghiệp hàng không quân sự Nga. Dự án phát triển Yak-130 được Liên Xô bắt đầu triển khai từ những năm 1980. Với mục tiêu là thiết kế một mẫu máy bay huấn luyện cơ bản, có khả năng mô phỏng hệ thống bay của các mẫu máy bay chiến đấu hiện đại của Liên Xô lúc đó và cả trong tương lai. Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ dự án trên đã bị đình chỉ vô thời hạn.​
Sau đó nhà máy Yakovlev của Nga - nơi sản xuất ra Yak-130 tiếp tục phát triển dự án trên với sự hỗ trợ từ công ty hàng không Alenia Aermacchi của Italy. Theo các điều khoản được ký kết giữa hai bên, Alenia Aermacchi sẽ cung cấp các thiết bị hàng không cho việc phát triển Yak-130 cũng như sẽ là đại lý cung cấp chính thức mẫu máy bay này trên thị trường thế giới. Và lợi nhuận của những chiếc Yak-130 sẽ được chia đều cho mỗi bên, nhưng sau đó phía Italy đã từ bỏ dự án hợp tác trên với Yakovlev, và tập trung cho chương trình M-346 (kiểu dáng khá giống Yak-130).​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
yak130kienthuc3_npul.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Người anh em đến từ Châu Âu của Yak-130, máy bay huấn luyện M-346 của công ty Alenia Aermacchi .{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Còn Yakovlev vẫn kiên trì phát triển mẫu máy bay huấn luyện Yak-130 dành cho Không quân Nga, cũng như cho xuất khẩu. Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, Yak-130 đã được các tướng lĩnh Nga đánh giá là một mẫu máy bay đáng tin cậy, dễ sử dụng và có định hướng thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng.​
Cựu chỉ huy lực lượng Không quân Nga và Anh hùng lực lượng vũ trang Nga Vladimir Mikhailov sau khi thực hiện một giờ bay với chiếc Yak-130 đã thốt lên rằng. “Tôi chưa bao giờ lái một chiếc máy bay nào có chế độ lái đơn giản và linh hoạt như thế”.​
Xét về mặt tổng thể, việc huấn luyện và đào tạo một phi công mới là điều không hề dễ dàng, nhất là khi đang lái một chiếc máy trên không và khả năng hoạt động của chiếc máy bay huấn luyện đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình đào tạo. Để giải quyết vấn đề này các nhà thiết kế Yak-130 đã tạo ra một mẫu máy bay có thiết kế thân thiện hết sức có thể với phi công lái chúng, ngay cả ở lần bay thử đầu tiên.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
yak130kienthuc6_girz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Khả năng của Yak-130 khiến nhiều chuyên gia quân sự hàng không nể phục.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Một điểm đặc biệt nữa của Yak-130 là nó có thể mô phỏng của hệ thống lái nhiều loại máy bay khác nhau, tùy thuộc vào loại máy bay mà phi công chọn. Bên cạnh đó, nó còn được thiết kế để tái lập trình lại ngay khi đang bay trên không.​
Có thể lấy ví dụ như việc Yak-130 có khả năng chuyển đổi hệ thống lái mô phỏng từ một chiếc tiêm kích Su-30 sang hệ thống lái mô phỏng của mẫu máy bay hiện đại nhất của Mỹ hiện nay là F-35 với hệ thống lái hoàn toàn khác biệt.​
Chương trình huấn luyện bay của Yak-130 có độ an toàn khá cao, bản thân học viên lẫn giảng viên đang bay trên một chiếc Yak-130 hoàn toàn có thể dự đoán được trước mọi tình huống có thể xảy ra trên không. Trong trường hợp xấu nhất là phi công mất khả năng kiểm soát máy bay trên không, thì trung tâm điều khiển mặt đất sẽ tiến hành tiếp quản và hạ cánh máy bay thông qua thiết bị điều khiển vô tuyến từ xa.​
Yak-130 còn có thể bay một cách an toàn trong một bài bay tấn công ở một góc 40 độ với tốc độ từ 200 đến 800km/h. Điều mà không có bất kỳ một máy bay huấn luyện nào có thể làm được.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
yak130kienthuc5_iesp.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Máy bay huấn luyện Yak-130 là một trong những vũ khí chủ lực trong thị trường xuất khẩu vũ khí của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Hơn cả một máy bay huấn luyện
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đã nói trên Yak-130 không chỉ đơn thuần là một mẫu máy bay huấn luyến, nó có thể dễ dàng được chuyển đổi thành mẫu máy bay chiến đấu hoặc cường kích hạng nhẹ khi cần thiết.​
Yak-130 được trang bị hệ thống vũ khí khá đa dạng từ không đối không cho tới hỗ trợ hỏa lực mặt đất, với thiết kế gồm 9 giá treo vũ khí phía dưới cánh, thân và hai bên cánh. Nó có thể mang theo gần 3 tấn vũ khí các loại, như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, các loại bom có trọng lượng từ 250 đến 500kg và nhiều loại vũ khí khác.​
Theo các quan chức thuộc Không quân Nga, chi phí vận hành một chiếc Yak-130 trong các chiến dịch quân sự có qui mô hạn chế như tiêu diệt các phần tử khủng bố, bảo vệ biên giới hay chống buôn lậu, cạnh tranh hơn khá nhiều so với việc sử dụng những tiêm kích đắt tiền như Su-30 hay Su-35.​
Bên cạnh đó Yak-130 có thể dễ dàng được triển khai ở bất kỳ đâu, chỉ cần một đường băng cất cánh tiêu chuẩn và không cần trải nhựa. Qui trình bảo dưỡng của Yak-130 khá đơn giản, điều này giúp cho việc triển khai nhanh chóng lực lượng máy bay chiến đấu hỗ trợ đường không gần khu vực diễn ra chiến sự, hoặc những nơi điều kiện cơ sở hạ tầng hàng không không tốt.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
yak130kienthuc4_cmoz.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Với hệ thống vũ khí đa dạng, Yak-130 có thể dễ dàng chuyển đổi thành một mẫu máy bay chiến đấu khi cần thiết. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Triển vọng xuất khẩu rộng mở
Cho đến hiện tại Yak-130 vẫn chưa được Nga chuyển giao cho bất kỳ khách hàng nước ngoài nào. Ngoài hợp đồng duy nhất đang được thực hiện là đến từ Bộ quốc phòng Nga với 70 chiếc Yak-130 trang bị cho lực lượng không quân nước này, với chính sách ưu tiên cho đơn hàng nội địa trước tiếp theo mới là đơn hàng xuất khẩu.​
Tuy nhiên, khả năng Yak-130 trong quá trình được sử dụng bởi Quân đội Nga đã nhanh chóng tạo nên tiếng tăm cho nó và mở ra tiềm năng xuất khẩu lớn cho mẫu máy bay này. Kéo theo đó một số lượng lớn đơn hàng đến từ Algeria, khi nước này đặt mua 16 chiếc Yak-130, tiếp theo sau đó Syria với 36 chiếc, Bangladesh 26 chiếc và Belarus là 4 chiếc.​
Ngoài các đơn hàng trên, hiện nay Yak-130 cũng được một số khách hàng châu Á quan tâm tới, nhất là các quốc gia Đông Nam Á. Khu vực có truyền thống mua các mẫu máy bay chiến đấu của Nga.​
Máy bay huấn luyện – chiến đấu đa năng Yak-130 có phi hành đoàn gồm 2 người, trọng lượng cất cánh tối đa hơn 10 tấn. Với tốc độ bay tối đa 1050km/h, trần bay 12.500m và có phạm vi hoạt động lên tới 2.546km.
 
23/8/12
1.162
3
38
Sự thật chưa biết về tiêm kích Su-27 Việt Nam có dùng

(Kiến Thức) - Kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng từ những năm 1980, Su-27 đã chứng minh khả năng siêu việt trong mọi cuộc chiến và với mọi đối thủ.
Tuy đã xuất hiện 30 năm, nhưng mẫu máy bay tiêm kích hạng nặng Su-27 vẫn giữ nguyên sức mạnh tuyệt đối của mình như lần đầu tiên nó xuất hiện trên bầu trời nước Nga.​
Vào năm 1984, những chiếc Su-27 (định danh NATO Flanker) đầu tiên được trang bị cho Không quân Liên Xô, gần 10 năm sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Đây cũng là dấu mốc quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của Su-27, mẫu máy bay tiêm kích giúp Không quân Liên Xô luôn dành được ưu thế trên không trước mọi loại máy bay chiến đấu của không quân Phương Tây lúc đó.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc4_tode.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
John Farlight - Phi công Không quân Hoàng gia Anh chia sẻ, khi chứng kiến phi công người Nga là Victor Pugachev lái chiếc Su-27 lộn nhào 360 độ trên không trong vòng 10 giây tại triễn lãm hàng không quốc tế Paris 2002. Farlight chỉ biết thốt lên rằng: “Những gì mà người Nga làm được đúng là điều không tưởng và nó chỉ mới là màn khởi đầu trong chương trình bay khi đó”.​
Với mục tiêu phát triển ban đầu là để đối trọng với những chiếc tiêm kích F-15 của Không quân Mỹ và không được đánh giá cao, nhưng sau khi được chính thức đưa vào trang bị, Su-27 đã chứng tỏ sức mạnh vượt trội hoàn toàn của mình trên mọi phương diện. Với phạm vi tác chiến hiệu quả lên tới hơn 3.200km và có thể bay với tốc độ gấp 2,35 lần tốc độ âm thanh, Su-27 là mẫu tiêm kích có khả năng bay linh hoạt đáng kinh ngạc so với trọng lượng nặng hơn 30 tấn của nó.​
Farlight còn cho biết, Su-27 có khả năng hoạt động không giới hạn. Nó có thể thực hiện nhiều kỹ thuật bay phức tạp và khó có một máy bay nào của Phương Tây nào có thể làm được điều tương tự. Với Su-27, việc bay trên không gần như là một màn trình diễn hơn là chuyến bay đơn thuần, bạn sẽ nhận ra rằng nó có thể làm được hầu như mọi thứ với đôi cánh của mình và bản thân Su-27 sẽ luôn là thước đo tiêu chuẩn cho mọi mẫu máy bay tiêm kích hiện đại trong tương lai.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27_rtxr.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Khởi đầu không suôn sẻ
Khi Su-27 đã được thiết kế vào những năm 1970, mục tiêu được các kỹ sư hàng không Liên Xô lúc đó đặt ra là phải chế tạo một mẫu tiêm kích có sức mạnh áp đảo hoàn toàn các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ. Dù chúng đang được sử dụng hay chỉ mới là bản thiết kế, và có thể kể tới như các mẫu máy bay chiến đấu F-14, F-15, F-16 và F/A-18. Nhưng sau khi thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với mẫu thử Su-27 ban đầu, Mikhail Simonov – phó trưởng bộ phận thiết kế của Sukhoi khi đó đã nhận ra rằng Su-27 hoàn toàn thua kém mẫu máy bay F-15 của Mỹ.​
Đứng trước nguy cơ đổ vỡ của chương trình Su-27, Simonov đã thu hết can đảm đến gặp trực tiếp Ivan Silayev – Bộ trưởng Công nghiệp hàng không Liên Xô lúc đó. Và nói rằng cần thêm thời gian để có thể hoàn thiện Su-27, Silayev đã trả lời Simonov rằng: “ Nếu đó là quyết định tốt nhất thì anh nên thực hiện nó và đây không phải là Liên Xô vào những năm 1930”.​
Cho mãi đến những năm 1980, người Nga mới hoàn thiện chương trình phát triển mẫu tiêm kích trên và cho ra mắt mẫu máy bay tiêm kích Su-27 đầu tiên với sức mạnh vượt trội hơn hẳn một chút so với những chiếc tiêm kích F-15 của Mỹ. Nhưng Simonov lại hoàn toàn không hài lòng với kết quả này, ông muốn các phi công chiến đấu của Liên Xô phải có sức mạnh áp đảo hoàn toàn trên không. Chứ không phải là một cuộc không chiến giữa những chiếc máy bay có sức mạnh tương đương nhau.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc2_fgul.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Su-27 vẫn là nổi kiếp sợ của bất kỳ lực lượng không quân nào của Phương Tây.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Simonov cho rằng, để có thể dành được lợi thế và có thể đánh bại mọi loại máy bay chiến đấu của đối phương. Các máy bay chiến đấu của Liên Xô cần phải được trang bị những mẫu động cơ phản lực, hệ thống radar cùng các tên lửa không đối không và nhiều thứ khác đều phải vượt xa mọi đối thủ.​
Mẫu tiêm kích bất khả chiến bại
Sau gần 10 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, Su-27 chính thức được đưa vào trang bị chính thức trong lực lượng Không quân Liên Xô vào năm 1985. Ngay trong lần bay trình diễn đầu tiên trước công chúng Su-27 đã thể hiện khả năng của mình, khi phá vỡ kỷ lục thế giới của F-15 trong buổi lễ ra mắt. Su-27 đã chứng tỏ sức mạnh của siêu động cơ mà nó được trang bị, trước sự ngạc nhiên của các nhà quan sát tham gia buổi lễ trên.​
Nhờ được trang bị hai động cơ phản lực AL-31 có thể đạt công suất lên tới 27.560 lbf mỗi chiếc, Su-27 có khả năng đạt hành trình siêu âm chỉ trong một quãng thời gian cực ngắn. Và tại thời đó không có mẫu máy bay nào trên thế giới làm được điều tương tự, nhất là thực hiện hành trình siêu âm ở độ cao từ 2.000-3.000m như Su-27.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc5_kqlw.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Với sức mạnh tuyệt đối từ thiết kế với việc trang bị động cơ phản lực mạnh mẽ giúp Su-27 dễ dàng hạ gục mọi kỷ lục của tiêm kích F-15 của Mỹ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Điểm đặc biệt khác giữa Su-27 và các mẫu tiêm kích cùng loại là khả năng thực hiện các kỹ thuật bay phức tạp của nó. Với thiết kế khí động học hiện đại lẫn khả năng siêu cơ động giúp Su-27 có thể thực hiện những bài bay đặc biệt với tốc độ rất thấp. Điển hình trong đó là bài bay cao cấp Pugachev Cobra, trong kỹ thuật bay này Su-27 chuyển động về phía trước với một góc 120 độ, theo đó các động cơ của máy bay quay về phía trước và lực đẩy của động cơ hướng theo chiều chuyển động của máy bay.​
Pugachev Cobra được phi công thử nghiệm máy bay của Liên Xô là Igor Volk thực hiện lần đầu tiên vào năm 1989, tại một triễn lãm hàng không ở Paris. Sau đó tờ Reuters đã phải nhận xét rằng: “Trong cuộc chiến trên không giữa Liên Xô và Mỹ, trên bầu trời sân bay Le Bourget, phần thắng đã hoàn toàn thuộc về những chiếc tiêm kích của Không quân Liên Xô”. Khả năng của Su-27 đã gây sốc cho mọi chuyên gia hàng không của Phương Tây có mặt lúc đó.​
Khả năng siêu cơ động
“Khả năng siêu cơ động là đặc tính riêng biệt của Flanker”. Theo chuyên gia hàng không Bill Sweetman phân tích, ông này cho rằng để có thể giành được ưu thế hoàn toàn trên không những chiếc tiêm kích phải đảm bảo có khả năng bay cực kỳ cơ động và có đường bay không thể đoán trước để có thể đánh lừa bất kỳ hệ thống dẫn đường của bất kỳ mẫu tên lửa không đối không nào.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc6_jjfv.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là kỹ thuật bay cao cấp Pugachev Cobra của Su-27.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy nhiên, việc có thể loại bỏ hoàn toàn mọi hệ thống dẫn đường của các mẫu tên lửa không đối không hay đất đối không là chuyện không thể xảy ra. Ở đây khả năng bay của Su-27 chỉ có thể làm giảm bớt nguy cơ trước các đợt tấn công bằng tên lửa của đối phương.​
Mặt khác, khả năng bay cơ động của Su-27 cũng làm giảm tầm quan sát của hệ thống radar của đối phương. Simonov giải thích: “Sau khi thực hiện các bài bay siêu cơ động trong một buổi bay huấn luyện chiến đấu trên không, các kỹ sư Liên Xô nhận ra rằng chiếc Su-27 của mình gần như thoát khỏi hệ thống radar của đối phương trong một số thời điểm. Nhất là khi thực hiện động tác bay thẳng đứng trong lúc đạt độ cao cần thiết và giảm tốc độ của máy bay, chiếc Su-27 bắt đầu biến mất của khỏi màn hình radar.”.​
Nhưng các phi công chiến đấu của Phương Tây không phải là tay nghiệp dư, tên lửa không phải là thứ vũ khí duy nhất mà các máy bay chiến đấu của Phương Tây được trang bị và họ sẽ tiến hành đáp trả ngay khi có thể. Vào thời điểm đó tốc độ của Su-27 gần như bằng không và hệ thống radar của đối phương chỉ có thể phát hiện các mục tiêu đang di chuyển. Nếu tốc độ máy bay đủ thấp hoặc bằng không, thì việc tránh được sự phát hiện của radar đối phương là điều có thể xảy ra.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc7_mrhy.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Dù đã được đưa vào sử dụng hơn 30 năm nhưng Su-27 vẫn giữa nguyên được giá trị ban đầu của mình.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Bên cạnh đó, phi công lái máy bay chiến đấu của đối phương vẫn có thế theo dõi Su-27 bằng mắt thường, tuy nhiên họ không thể sử dụng các loại tên lửa không đối không được dẫn đường bằng radar (chủ động lẫn bán chủ động). Đơn giản bởi vì nếu không có radar thì tên lửa sẽ không bao giờ tìm được mục tiêu.​
Trong khi khả năng cơ động của Flanker là huyền thoại, thì khả năng lặp đi lặp lại các động kỹ thuật bay phức tạp của Su-27 - một trong những chiến thuật không chiến của Không quân Liên Xô trong Chiến tranh lạnh, có thể làm đối phương mất phương hướng, kiệt sức và sau đó là dễ dàng bị tiêu diệt trên không.​
Một khía cạnh khác ít được biết đến của Su-27 là nó có thiết kế buồng lái rộng rãi và khá thoải mái cho phi công. Trong thực tế, có thể kể tới mẫu máy bay cường kích Su-34 của Không quân Nga, có buồng lái rất lớn, phi công có thể đứng lên và di chuyển bên trong buồng lái. Khi thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thời gian dài trên không, trước đó phi công thử nghiệm máy bay chiến đấu Igor Votintsev của Liên Xô từng thực hiện một chuyến bay có thời gian bay kỷ lục lên tới 15 giờ 42 phút trên không.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
su27kienthuc8_vilt.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một chiếc Su-27SK được trang bị cho lực lượng Không quân Việt Nam.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Di sản của “Kẻ tấn công sườn”
Su-27 và các phiên bản tiếp theo của nó như Su-30, Su-34 và Su-35 đánh dấu một sự thay đổi lịch sử trong ngành công hàng không quân sự của Nga, cũng như các nước có truyền thống sử dụng các thế hệ máy bay chiến đấu của Nga. Nó xuất hiện ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới từ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Venezuela cho đến Việt Nam. Flankers cũng góp mặt trong lực lượng không quân ở các nước thân hoặc đối đầu với phương Tây.​
Thậm chí Su-27 còn xuất hiện trong Không quân Mỹ với vai trò như máy bay huấn luyện chiến đấu. Trong năm 2008 trong một cuộc tập trận mô phỏng tại căn cứ không quân Mỹ Hickam ở Hawaii, phi đội hỗn hợp gồm những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-22, F-35 và máy bay chiến đấu F-18 của Không quân Mỹ đã phải đối đầu với những chiếc Su-35 (Su-27 đóng giả) máy bay chiến đấu thế hệ 4 ++ của Nga trong một trận không chiến trên không.​
Kỹ sư trưởng phụ trách phát triển Su-27 - Mikhail Simonov đã phát biểu rằng, “việc khả năng dành được ưu thế hoàn toàn trên bầu trời của Không quân Liên Xô, đã góp phần làm cân bằng tình hình chính trị trên thế giới. Cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ quốc tế giữa Liên Xô với các quốc gia khác”.​