Hạng C
5/6/09
698
42
28
48
Sài Gòn
Mấy bài này cũ nhưng em post lại hầu các bác, mong là bổ ích
___________
Khái niệm cơ bản


Trước khi bạn định mua một bộ bánh xe thể thao bán sẵn thì có một vài thông tin bạn cần biết như đường kính, offset (được biết đến trong ngành công nghiệp lốp xe là ET) và backspacing. Có một số cách để biết những thông tin này. Cách dễ nhất là xem trên Internet, chỉ cần truy cập website của các câu lạc bộ ôtô lớn hoặc các site liên quan đến mẫu xe của bạn.

Cần nhớ rằng nếu offset và backspacing không chuẩn thì thay vì có một chiếc xe hoàn hảo, bạn sẽ có một chiếc xe “quái vật”, và bất kỳ thay đổi nào đối với offset đều có thể ảnh hưởng đến tính ổn định trên đường thẳng của xe cũng như đến các đặc điểm của phanh.



Backspacing là khoảng cách từ mặt tiếp xúc của trục bánh xe đến một đường thẳng tưởng tượng đi qua đường kính bánh xe. Offset, thường được đo bằng milimet, là khoảng cách từ mặt tiếp xúc của trục bánh xe đến đường chính giữa của bánh xe. Nói cách khác, mặt tiếp xúc của trục bánh xe có thể nằm ở bên trong hoặc bên ngoài đường chính giữa của bánh. Nếu mặt tiếp xúc này nằm bên ngoài đường chính giữa (về phía mặt ngoài của bánh xe) thì offset là dương. Hầu hết các loại xe cầu trước hiện đại đều yêu cầu offset dương. Các xe SUV thì thường đòi hỏi offset âm hoặc bằng 0. Nếu offset âm thì lốp xe thường chìa ra bên ngoài lồng chắn bùn và thường được sử dụng trong các loại xe địa hình cần lốp xe rộng.



Những yếu tố mà bạn cần tính đến nữa là đường kính bánh xe và loại tắckê. Loại tắckê ở đây là nói đến số lỗ bắt tắckê để gắn bánh xe vào xe. Phần lớn các xe dùng loại tắckê 4 x 100 (4 lỗ, đường kính 100mm). Dưới đây là một số loại tắckê khác của các mẫu xe thông dụng.

Loại xe Bolt Pattern
Honda Civic, Honda City, Mitsubishi Lancer, Toyota Corolla, Toyota Vios, Nissan Sentra, Mazda 323, Opel Astra, Chevrolet Cassia, Ford Lynx 4 x 100

Honda Accord, Mitsubishi Galant 4 x 114.3

Toyota Camry, Nissan Cefiro, Toyota Rav 4, Honda CRV 5 x 114.3

BMW 3 Series, BMW 5 Series 5 x 120

Merecedes Benz, C class, E Class, S Class 5 x 112

Mitsubishi Pajero, Toyota Land Cruiser, Nissan Patrol 6 x 139.7

Ford F-150, Ford Expedition 5 x 135

“Độ lốp”

Bên cạnh việc mua bộ mâm mới thì tất nhiên phải mua lốp mới. Việc nâng cấp lên mâm và lốp lớn hơn gọi là “độ mâm” . Mục đích của việc độ mâm là giữ cho đường kính chung của cả mâm và lốp xe là không đổi. Phần lớn các xe xuất xưởng có mâm 14 inch.

Ví dụ: Một chiếc xe được trang bị sẵn mâm 14” và lốp 195/70 R14. 195 nghĩa là độ rộng của lốp là 195cm. 70 là tương quan tỷ lệ giữa độ cao và độ rộng của lốp, ở đây có nghĩa là độ cao của bề mặt lốp bằng 70% độ rộng, hay là 136,5mm. R14 tức là lốp này lắp vừa vào mâm 14”. Từ các thông số này chúng ta có:
Độ cao của bề mặt lốp + Đường kính mâm (inch) x 25.4 = Đường kính chung
(195 x 0.75) + 14 x 25.4 = 501.85 mm

Chẳng hạn bạn muốn đổi sang mâm 16” để trông hầm hố hơn. Thường thì bạn sẽ chọn loại mâm 16” với cùng thông số offset và loại tắckê. Tiếp theo bạn phải chọn lốp. Không phải tất cả các loại lốp 16” đều như nhau: cùng đường kính nhưng tỷ lệ tương quan có thể khác nhau. Bạn có thể vào website của Nitto, Yokohama hay Falken để tham khảo danh sách các loại lốp 16” sẵn có. Ví dụ đối với loại mâm bạn chọn thì lốp 215/45 R16 sẽ cho bạn đường kính chung là 503.15 mm.



Một trong những phát triển lớn nhất của ngành công nghiệp sản xuất lốp xe trong vài năm trở lại đây là các loại lốp lớn phù hợp với các xe SUV loại lớn. Ngoài việc khiến chiếc xe trông hầm hố hơn hẳn, mâm xe lớn cùng với lốp rộng làm tăng độ ổn định của xe -- điều này đã được tạp chí C! kiểm chứng khi họ test chiếc Ford Expedition với mâm Concept One 22” và lốp 305/45/ZR22. Tại vận tốc trên 70km/h, chiếc Expedition vận hành như một chiếc xe nhỏ bằng nửa kích cỡ thực của nó, cảm giác tròng trành gần như biến mất. Chiếc Expedition không chỉ trông ấn tượng hơn hẳn mà còn vận hành tuyệt vời hơn cả mong đợi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/6/09
698
42
28
48
Sài Gòn
Về mâm xe
---------------

1. Đường kính mâm (Wheel Diameter). Đây là đường kính mâm :) Mâm bán sẵn thường có đường kính 15 hoặc 16 inch. Kích thước này thường tăng lên theo từng inch một (tức là 15", 16", 17") nhưng một số nhà sản xuất cũng đưa ra đường kính 16.5", nhìn chung là hiếm.

2. Độ rộng mâm (Wheel Width). Đây là độ rộng của mâm, chính là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm. Kích thước này thường tăng lên theo từng 1/2" (tức là 7.5", 8").

3. Đường chính giữa mâm (Wheel Center). Đây là đường chính giữa của mâm tính theo độ rộng.

4. Offset. Là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe.

4.1 Offset bằng 0 (Zero Offset). Cho thấy bề mặt tiếp xúc này nằm trên đường chính giữa mâm.

4.2. Offset âm (Negative Offset). Cho thấy bề mặt tiếp xúc ở phía sau (hay ở bên trong) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu sau tiêu chuẩn và trên các loại mâm đảo. (Hình minh hoạt bên dưới cho thấy offset âm.)

4.3 Offset dương (Positive Offset). Cho thấy bề mặt tiếp xúc ở phía trước (hay ở bên ngoài) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu trước. Mâm Tacoma là loại offset dương.

5. Backspacing. Khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm. Con số này có quan hệ chặt chẽ với offset (không cần đo cũng có thể tính gần đúng chỉ số backspacing với công thức [Độ rộng mâm/2] + [Offset] + [khoảng 1/4"]).

6. Centerbore. Centerbore của mâm là kích thước lỗ trống phía sau của mâm giúp đặt mâm ngay ngắn vào trục bánh xe. Lỗ trống này được tiện chính xác để vừa khít vào trục bánh xe giúp bánh ngay ngắn, giảm thiểu nguy cơ rung lắc. Con số này khá quan trọng đối với việc clear the hubs của xe 4WD.

7. Vòng bulông (Bolt Circle). Còn được gọi là PCD (Pattern Circle Diameter). Vòng bulông thể hiện đường kính của vòng tròn tưởng tượng đi qua điểm chính giữa của các lỗ lắp bulông. Vòng bulông Tacoma 4x2: 5 trấu trên một PCD 4.5"; Vòng bulông Tacoma 4x4/Prerunner: 6 trấu trên một PCD 5.5".


Xin giới thiệu thêm một trang web hay giúp bạn có thể tính toán nhanh khi muốn thay đổi cỡ mâm hoặc lốp:
http://www.1010tires.com/TireSizeCalculator.asp
http://www.1010tires.com/WheelOffsetCalculator.asp
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: gnaohut
Hạng C
5/6/09
698
42
28
48
Sài Gòn
Lốp và độ êm ái của xe

Hệ thống treo hầu như không tác động nhiều tới độ êm ái khi xe chuyển động mà chính thiết kế lốp với độ dầy thành lốp và độ căng của lốp mới tác động mạnh nhất tới cảm giác này.

Đã có nhiều bài báo đề cập tới lốp và các vấn đề về lốp. Thị trường cũng có vô vàn loại lốp khác nhau, song tất cả lốp xe hơi đều có chung đặc điểm là chuyển động trên một lớp đệm không khí. Phân tích thiết kế của một chiếc lốp ta thấy mặc dù số lượng tanh cũng như số lớp vải bố nằm bên trong talông có một số ảnh hưởng nhất định, song độ dầy thành lốp mới là yếu tố quyết định tác động tới sự êm ái của xe hơi.

Lốp xuyên tâm (radical) truyền thống thường có thành lốp rất mềm. Hai nhân tố tác động đến độ cứng của thành lốp là số lớp vải bố và độ cao của thành lốp. Các ký hiệu ghi trên thành lốp có thể cho chúng ta biết lốp có bao nhiêu lớp bố. Tuy nhiên lốp ký hiệu 4 lớp bố không có nghĩa là kết cấu của nó thực sự gồm 4 lớp bố. Con số này chỉ cho thấy thành lốp có độ bền tương đương với cấu trúc 4 lớp bố. Hầu hết các xe con ngày nay sử dụng lốp có từ 2-4 lớp bố, trong khi các dòng xe SUV hoặc bán tải cỡ lớn sử dụng lốp có từ 6 lớp bố trở lên. Càng nhiều lớp bố, thành lốp càng cứng và hệ quả là độ êm ái giảm đi. Tuy nhiên ưu điểm của lốp nhiều lớp bố là có thể chịu được tải trọng lớn.

Tỷ lệ giữa thành và chiều ngang của lốp là nhân tố thứ hai tác động tới độ êm ái. Lốp thành cao, thường có tỷ lệ 70% (thể hiện qua con số 70 trong ký hiệu P215/70R-15) có thể hóa giải đáng kể những rung lắc khi xe đi vào đường xấu. Lốp thành thấp (tỷ lệ chỉ 45% như lốp xe thể thao) ít có khả năng hóa giải các cú xóc hơn tuy nhiên nó lại làm tăng cảm nhận của vôlăng vì ta-lông lốp tác động nhanh hơn tới thành lốp. Các hệ thống treo hiện đại ngày nay giúp cải thiện đáng kể độ êm ái khi xe chuyển động song lốp xe đua vẫn cho cảm nhận xóc hơn trong cabin.

Áp suất phù hợp là một nhân tố quan trọng khác giúp tăng tuổi thọ của lốp, tạo cảm giác vận hành êm ái và đảm bảo an toàn. Lốp non hơi thường khiến thành lốp phải uốn cong liên tục. Tuy có cảm giác như xe đang chạy êm, song những chuyển động liên tục này làm cho lốp nóng lên và nhiệt độ tăng cao có thể khiến cho lốp hỏng. Nên tìm trong sách hướng dẫn sử dụng hoặc nhãn gắn ở lốp xem mức áp suất nào là phù hợp.

Lốp bơm căng quá chỉ phù hợp với một số trường hợp nhất định. Nếu bạn có thói quen lái xe nhanh, hoặc chở nặng, nên tăng thêm áp suất cho lốp. Những cú ngoặt gấp hoặc khi đua xe đều cần đến lốp căng hơn để giữ cho thành lốp cứng chắc và ngăn không cho bánh xe văng ra khỏi vành. Tuy nhiên nhưng đừng bao giờ để áp suất lốp vượt quá mức áp suất tối đa cho phép ghi trên thành lốp.

Hầu hết xe con hiện nay có áp suất lốp tối đa nằm trong khoảng từ 32 – 35 psi (pao trên một inch vuông, tương đương 2,2kg/cm2 – 2,4kg/cm2), tuy nhiên các dòng xe bán tải cỡ lớn có áp suất lốp tối đa lên tới 45, 60, hoặc thậm chí là 75 psi (3,1; 4,2 và 5,2kg/cm2). Để xe chạy ổn định và an toàn, lời khuyên của chuyển gia là nên kiển tra áp suất lốp hàng tháng.

Nhận biết các ký hiệu trên lốp

Tất cả các thông tin đều được in trên thành lốp. Ví dụ với loại lốp có ký hiệu P205/55R16, chữ P cho biết đây là lốp dành cho xe con, còn LT có nghĩa là lốp dành cho xe bán tải hạng nhẹ (Light Truck) có thể chịu được tải trọng lớn song không êm ái. Số tiếp theo 205 chỉ khổ rộng của lốp xe; số 55 sau gạch nghiêng cho biết chiều cao thành lốp bằng 55% khổ rộng lốp. Chữ R thể hiện đây là loại lốp xuyên tâm (Radial) và chữ cái cuối cùng dùng để chỉ đường kính lốp tính theo đơn vị inch.

Ngoài thông số về kích thước, bạn còn có thể nhìn thấy một nhóm chữ số và chữ cái như 89 H. Các chữ số cho biết khả năng tải trọng của lốp còn chữ cái thể hiện vận tốc an toàn tối đa của loại lốp này khi hoạt động. Ví dụ chữ H nghĩa là lốp có thể hoạt động an toàn tới mức vận tốc tới 210 km/h; chữ T tới 190 km/h; và chữ S tới 180 km/h./.
 
Hạng D
25/3/05
3.982
34
38
53
HCM city
em sửa bác chút xíu , 195/40R17 = 19.5 cm ,40- 70 chứ không phải là 195 cm như bác viết .
 
Hạng D
10/9/08
2.437
473
83
56
HCM
Vậy em đổi từ P215/65R16 96T sang P225/60R17 98T thì có ảnh hường gì đến đường kính vòng ngoài bánh xe hay vận tốc xe hay có sự chênh lệch gì ko bác ?
 
Hạng C
5/6/09
698
42
28
48
Sài Gòn
cuongcualu nói:
Vậy em đổi từ P215/65R16 96T sang P225/60R17 98T thì có ảnh hường gì đến đường kính vòng ngoài bánh xe hay vận tốc xe hay có sự chênh lệch gì ko bác ?

Kết quả của bác đây:

Stock Tire - 215/65R16 >Search Tires Tire 1 - 225/60R17 >Search Tires Section Width: 8.46 in 215 mm Section Width: 8.85 in 225 mm Rim Diameter: 16 in 406.4 mm Rim Diameter: 17 in 431.8 mm Rim Width Range: 6 - 7.5 in Rim Width Range: 6 - 8 in Overall Diameter: 27.00 in 685.8 mm Overall Diameter: 27.62 in 701.54 mm Sidewall Height: 5.50 in 139.7 mm Sidewall Height: 5.31 in 134.87 mm Radius: 13.50 in 342.9 mm Radius: 13.81 in 350.77 mm Circumference: 84.82 in 2154.4 mm Circumference: 86.77 in 2203.9 mm Revs per Mile: 770.3 Revs per Mile: 753.0 Actual Speed: 60 mph 100 km/h Speedometer1: 58.6 mph 97.7 km/h Speedometer Difference: - Speedometer Difference: 2.297% too slow Diameter Difference: - Diameter Difference: 2.25%
Như vậy là tốc độ quay quá chậm so với lốp cũ. Theo sự hiểu biết của em thì nếu bác dùng loại này đồng hồ tốc độ chỉ 60km, nhưng tốc dộ thực tế có thể là 65 hay 70km (em không biết tính chính xác).
 
  • Like
Reactions: lyhh