Hiện tại chắc Hybrid là lý tưởng nhất, vừa có cảm giác của xe điện lại có sự thuận tiện đổ xăng. Cảm giác lái xe mà bồn chồn lo hết xăng, hết điện thì mệt quá.
- Tags
- kinh nghiệm lái xe
Vinfet đi đà lạt sạc tốt nhéĐầu đèo nào cũng có trạm sạc? Bác chắc chắn đầu các đèo lên ĐL (khoảng 6-7 đèo) đều đầy đủ trạm sạc? Và trong khi ngồi sạc cả tiếng chỉ để chủ xe ngồi canh cái xe ngay trạm sạc? Trong khi đi xe xăng chẳng phải lo đi kiếm mấy cái trạm sạc rồi ngồi cả tiếng chờ sạc?
Ưu điểm xe điện chỉ phù hợp đi nội ô nhưng các chủ xe điện ở VN, nhất là vin phéc đều tung hô xe điện lên tận mây xanh. Ở nước ngoài, xe điện cũng đa số sử dụng đi nội ô. Tụi nước ngoài Review xe điện cũng nhấn mạnh nó phù hợp cho nội ô và có trạm sạc ngay nhà.
đi đèo cần nghỉ thư giãn nhiều
Có mấy clip youtube, xe làm mát pin bằng gió trong xe, phải cực kỳ sạch sẽ, Bác.Hiện tại chắc Hybrid là lý tưởng nhất, vừa có cảm giác của xe điện lại có sự thuận tiện đổ xăng. Cảm giác lái xe mà bồn chồn lo hết xăng, hết điện thì mệt quá.
Rồi trong thời gian cả tiếng đồng hồ chờ sạc thì ngồi ngó canh xe sạc Pin, thì mua xe để mình phục vụ xe hay mua xe để xe phục vụ mình?Vinfet đi đà lạt sạc tốt nhé
đi đèo cần nghỉ thư giãn nhiều
Rồi lên tới ĐL trong khi người ta lo ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi thì mình lại tiếp tục kiếm chỗ sạc, mà có khi tới chỗ sạc lại phải chờ vì xe Taxi điện cũng có ở ĐL , cũng phải giành chỗ sạc. Đi chơi mà phục vụ cái xe mệt mỏi thế, bác thấy vui chứ em và rất nhiều người khác thấy đi chơi mất vui rồi. Xe điện nên đi nội ô là tốt nhất.
15 20 phút nghỉ bổ sung thôi cho tỉnh táo thôi Bác, khỏi đâm xuống đèo.Rồi trong thời gian cả tiếng đồng hồ chờ sạc thì ngồi ngó canh xe sạc Pin, thì mua xe để mình phục vụ xe hay mua xe để xe phục vụ mình?
Rồi lên tới ĐL trong khi người ta lo ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi thì mình lại tiếp tục kiếm chỗ sạc, mà có khi tới chỗ sạc lại phải chờ vì xe Taxi điện cũng có ở ĐL , cũng phải giành chỗ sạc. Đi chơi mà phục vụ cái xe mệt mỏi thế, bác thấy vui chứ em và rất nhiều người khác thấy đi chơi mất vui rồi. Xe điện nên đi nội ô là tốt nhất.
Về vượt nhanh thì xe điện trùm nhé.
Bác cứ quanh co không thừa nhận vấn đề xe điện tốn nhiều thời gian sạc điện để chủ xe ngồi canh xe hàng giờ vô ích, nên thôi, tôi không bàn nữa.15 20 phút nghỉ bổ sung thôi cho tỉnh táo thôi Bác, khỏi đâm xuống đèo.
Về vượt nhanh thì xe điện trùm nhé.
Còn về gia tốc thì động cơ điện hơn động cơ đốt trong, cái này khỏi bàn cãi vì ai cũng biết, chẳng cần đưa ra để tránh cái vấn đề mua xe điện để chủ phải phục vụ nó khi đi xa. Stop ở đây.
Đầu đèo nào cũng có trạm sạc? Bác chắc chắn đầu các đèo lên ĐL (khoảng 6-7 đèo) đều đầy đủ trạm sạc? Và trong khi ngồi sạc cả tiếng chỉ để chủ xe ngồi canh cái xe ngay trạm sạc? Trong khi đi xe xăng chẳng phải lo đi kiếm mấy cái trạm sạc rồi ngồi cả tiếng chờ sạc?
Ưu điểm xe điện chỉ phù hợp đi nội ô nhưng các chủ xe điện ở VN, nhất là vin phéc đều tung hô xe điện lên tận mây xanh. Ở nước ngoài, xe điện cũng đa số sử dụng đi nội ô. Tụi nước ngoài Review xe điện cũng nhấn mạnh nó phù hợp cho nội ô và có trạm sạc ngay nhà.
"Xe điện phù hợp cho nội ô và có trạm sạc ngay nhà" là rất chính xác!
1/ Phù hợp nội ô, chạy chậm vì:
-- Giảm ô nhiễm nội ô, nơi có nhiều người sinh sống.
-- Đặc tính động cơ điện là Lực kéo (torque) tức thì ở vận tốc thấp rất tốt nhưng suy giảm rất nhanh ở vận tốc cao (xem hình bên dưới là biểu đồ công suất và lực kéo của Tesla Model S)

Link:
Trải nghiệm hãi hùng chạy xe điện BYD HAN leo đèo lên Đà Lạt và cái kết lên xe cứu hộ | Otosaigon
Anh kết luận hơi vội nhỉ?! Anh chỉ mới đi 1 dòng xe và thương hiệu ất ơ nào đó, rồi đưa ra kết luận cho luôn nguyên dòng xe điện?! BYD mà kêu ất ơ thì chắc là văn của vinnô rồi

2/ Pin và sạc pin:
Ở đây mình chỉ nói về pin LFP, là loại pin thông dụng của 2 hãng xe VF và BYD phổ biến trên thị trường hiện nay. - Bản chất pin Lithium là tương tác hóa học. Với công nghệ vật liệu và hóa chất hiện nay, LFP hoạt động tối ưu ở khảong 25~30 độ C. Tuy pin vẫn hoạt động tốtở 40độ C nhưng sẽ làm GIẢM TUỔI THỌ CỦA PIN LFP. Nhiệt độ thấp quá thì không ảnh hưởng tuổi thọ pin nhưng lại làm giảm dung lượng của pin LFP.
Nhấn mạnh nhiệt độ đây là nhiệt độ của từng cell pin nha.
Xem hình bên dưới để thấy ảnh hưởng của nhiệt độ pin tới tuổi thọ/vòng đời của pin.

- Khi sạc thì dòng sạc càng cao (sạc nhanh) thì pin càng nóng; và tương tự khi xả pin/chạy xe, nhiệt độ. Người ta đã thử nghiệm và kết luận: Sạc nhanh thường xuyên sẽ làm giảm tuổi thọ pin trung bình 15%/thời gian sử dụng pin.
- Tuổi thọ pin LFP chỉ loanh quanh 2.000 chu kỳ sạc. Ví dụ sạc từ 30% lên 80% (mỗi lần sạc 50%) thì sạc 2 lần là 1 chu kỳ.
Từ những thực tế về đặc tính kỹ thuật (thực ra là hạn chế) của pin LFP ở trên, người ta làm xe điện để sử dụng trong những điều kiện bình thường, thực ra là dùng xe điện phải "rón rén" nương nương cho cục pin CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ BÀO KIỆT CỤC PIN NHƯ GIÀN XE ĐIỆN DÙNG LÀM TAXI VÀ CHẠY DỊCH VỤ như VF ở ta.
Chỉ cần nêu ra một số điểm như sau đối với xe Taxi điện tại VN:
- VN là xứ nhiệt đới, nhiệt độ môi trường quanh năm 30 độ C. Nên nhiệt độ cell pin thực tế cao hơn nhiều, phải tầm 40 độ trở lên.
- 100% sạc nhanh với Taxi và cả mấy anh chạy Platform (Free tiền điện, nên ngu gì không sạc ngoài trụ sạc của VF
- Nhiệt độ pin lúc nào cũng ở ngưỡng cao do phải giành trụ sạc, tới thấy trống là nhào vô sạc liền => nhiệt độ pin đang cao, lại tiếp tục cắp vào sạc nhanh => càng cao hơn nữa. (Để ý sẽ thấy xe VF khi sạc là quạt quay vù vù, thậm chí các bác tài xế xanhSM còn rỉ tai nhau mẹo "mở nắp capo khi sạc" vì pin quá nóng nên tản nhiệt phải chạy hết công suất.
- Rồi sạc xong là tiếp tục chạy taxi => pin vừa sạc đang rất nóng lại tiếp tục phải làm việc, sinh ra thêm nhiệt.
- Pin dung lượng thấp, range thấp Trung bình dưới 250km (VF5, VF34), nên phải sạc thường xuyên hơn. Làm con tính sơ bộ:
Range của 100% ~ 250km,
Thực tế: chỉ sử dụng được 50% ~ 125km (vì xuống tới 30% là phải lo đi sạc; và sạc lên 80% thôi).
Vậy mỗi ngày Taxi chạy 250km thì phải sạc 2 lần 50% = 100% = 1 chu kỳ sạc pin.
Vòng đời của pin LPF là 2000 chu kỳ sạc (Sạc 2000 lần thì dung lượng còn khoảng 80% so với ban đầu), mỗi ngày mất 1 chu kỳ sạc => 5,5 năm là cục pin chỉ còn 80% dung lượng ban đầu.
Nhưng do 3 cái gạch đầu dòng ở trên (nhiệt độ pin cao) nên dự là tuổi thọ pin còn lại ít hơn 5 năm.
XanhSM ra đời 2023, vậy thì mình mạnh dạng dự báo là vào khoảng 2028, hàng loạt XanhSM rồi sau đó là VF5, VF6 Platform sẽ phải thay pin.
Có lẽ nào việc VF đổi chính sách thành bắt buộc "bán kèm pin" là do VF đã nhận thấy ra điều này? Taxi phải thay pin thì GSM chịu, còn anh em Platform bào chạy dịch vụ mà ham nhào vô mua pin thì cứ chuẩn bị tinh thần là 5 nâm thay pin.
Vài dòng phân tích để thấy, VF làm xe điện để chạy taxi và cho chạy dịch vụ là "lợi bất cập hại".
Các xưởng DV giờ ngập xe lỗi, thì vài năm nữa là ngập xe phải thay pin.
Bổ sung cho chủ thớt, Mr. Thiện.Lần đầu lái xe điện cần lưu ý gì? Những mẹo nhỏ để giúp mọi người sử dụng xe điện đi chơi vui vẻ hơn, an toàn hơn…. Sau đây là cách sử dụng xe điện khi đi chơi xa dành cho người mới.
Gần đây trên OS có bài viết chia sẻ của chủ xe vừa mới sắm xe điện, rất hào hứng trải nghiệm, vi vu với xe mới luôn nha........ nhưng gặp vài tính huống không vui chút nào. Mém tý ảnh hận Đà Lạt hỏng lên nữa luôn mà. Qua bài viết đó thì mình chợt nhận ra...Ah......... thì ra nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ khi đi xe điện quá ta. Dù có nhiều năm kinh nghiệm đi xe xăng đi chăng nữa, thì khi sử dụng xe điện thực tế thì lại là một chân trời mới hahaha.
Thương quá! nên mình hấp tấp chia sẻ lại kinh nghiệm của mình, những lưu ý khi đi xe điện để anh em lần đầu...uhm.... lần đầu đó...... lần đầu làm quen xe điện có thêm thông tin tham khảo. Anh em nào có nhiều trải nghiệm hơn có thể bổ sung giúp mình nha, để bài viết hoàn chỉnh, để anh em khác vui vẻ hơn khi sử dụng xe điện nhé.
Trước hết là CÁC BƯỚC CẦN BIẾT TRƯỚC KHI LÁI XE nè.
- Xe lúc nào cũng full pin khi đi xa nha mấy cha, ít nhất cũng 99% hoặc 98%, không lý do, lý trấu, không có nhưng gì hết trơn nha.
- Lập kế hoạch lộ trình rõ ràng, điều kiện địa hình xe mình đi qua làm sao, phải biết hết nha.
- Luôn mở map theo dõi điểm đến còn cách xe mình bao nhiêu km? Rồi sau đó so với km quãng đường xe mình còn đi được. Điều này giúp anh em điều chỉnh chân ga phù hợp để tiết kiệm pin. Biết đâu hứng chí quá đạp trăm hai, trăm ba là thí mụ nội luôn, mà nếu lỡ rồi thì thay đổi lộ trình, hoặc chạy chậm lại xíu là ok nha, cứ bình tĩnh.
- Khi xe di chuyển hết 70% pin đầu tiên trên xe rồi thì bắt buộc phải có trạm sạc nha, khúc này hỏng có giỡn chơi được đâu à. 30% còn lại dự trù để đi tìm trạm sạc đó (tuỳ dòng xe mà có thể điều chỉnh thành 20% cũng được vì range xe khác nhau mà). Biết chi hong nè, 30% đó đề phòng trạm sạc thứ 1 mà xe mình ghé qua full xe, trụ hư không nhận hay một vài tính huống đi đêm thì có thể trạm sạc đó đóng cửa ngủ mất òi thì mình còn đủ dung lượng % pin để đi đến trạm tiếp theo.
- Nói về trụ sạc thì mỗi hãng xe có cách tìm khác nhau, xe Việt thì dễ rồi, xe Trung Quốc thì nên nghe theo lời chỉ dẫn của hãng chứ mình hỏng rành. Có nhiều bên thứ 3 thì cứ tham khảo nhiều trạm càng tốt, đừng khư khư ôm tìm 1 nhà cung cấp.
- Một điều lầm tưởng là update firmware mới là ngon nhất...hong hề nha...... firmware ngon nhất là firmware ổn định bạn thường dùng với xe nhất đó, tin mình đi.
- Mà nếu như lỡ dạiiiii rồi thì lo gì, hãng xe Việt thì tạo ticket, chút xíu là có hỗ trợ ngay, còn hãng xe khác thì nên lưu 800 số điện thoại đề phòng nhiều chuyện khó nói nha.
Kiến thức ĐI XE ĐIỆN MỚI CÓ, XE XĂNG MƠ ĐI
QUÃNG ĐƯỜNG XE ĐI ĐƯỢC
Đây là con số tham khảo mà hãng xe công bố, nhìn vào là mê liền đúng hong hahahaha... mình thường lấy số đó mà trừ đi 20% để đưa ra quãng đường mà xe thật sự có thể đi được. Mình hỏng tin con số đó chút nào đâu (trừ xe mình đang đi mãi đỉnh thì khác...hê hê hê).
Vì sao phải làm vậy? Thường con số hãng đưa rất lý tưởng được thử nghiệm trong điều kiện lý tưởng luôn, người dùng nhìn vào cũng khoái. Khi mình sử dụng thật tất tế thì không phải như vậy, và con số mình trừ hao như thế luôn giúp mình có được quãng đường an toàn nhất.
PHẦN TRĂM PIN LÝ TƯỞNG
Để có chuyến đi xa thì xe mình luôn sạc đầy 99% (mình không sạc 100% vì 1% cuối thường đợi rất lâu luôn, rồi vừa xách xe ra thì nó tụt rất nhanh.....CAYYYYYYY
Vì thế mọi người không cần mất thời gian để chờ 1% đó. Bạn phải biết rằng, xe của anh em ở điều kiện bình thường thì 1% thì đi được bao nhiêu km? Như xe mình nè, nói hỏng phải khoe chứ 1% đi được 2km luôn, dữ chưa hahahaha. Mà nhờ con số đó mà mình có thể ước lượng được con số chính xác mà xe mình có thể đi bao xa.
Trên xe điện thì % pin sử dụng thực tế chỉ từ 100% đến 30% mà thôi, mọi người đừng có ham, có ai đời chạy kiệt 0% pin đâu? Có ai đổ đầy bình chạy đến hết xăng mới tìm cây xăng để đổ bao giờ. Mình lấy 70% pin đi được đó kết hợp với quãng đường mình sắp đi qua như cao tốc hay đèo núi để có quãng đường thật tế 1 cách chính xác nhất. 30% còn lại mình sẽ dự trù đi tìm trạm sạc sẽ được tính sẵn trên lộ trình mình sắp đi qua.
ĐIỀU KIỆN NÀO XE ĐIỆN HAO PIN NHẤT
Xe điện thường ngốn pin rất nhiều khi hệ thống tản nhiệt (ổn định nhiệt độ) pin làm việc không tốt, điều kiện quá nóng hay quá lạnh cũng làm cho pin bạn nhảy số loạn xì ngầu. Nhưng để thấy mức tiêu hao %pin nhiều nhất là khi xe bạn chạy ở vận tốc CAO từ 80km/h trở lên, vì vậy mẹo tiết kiệm pin mà anh em hay mách nhau là chỉ cần chạy 79km/h thôi là được. Thật! 1km thôi cũng đủ giúp chiếc xe bạn tiết kiệm pin kha khá. Nói thì nói thế chứ xe ngon thì mình dứt đều 85km/h ngon ơ, không hao hơn là bao nhiêu. (cao tốc mình đi xe cho chạy có 90km/h hic hic hic).
Leo đèo dốc hay chở full tải là điều kiện dễ nhận thấy xe anh em hao pin nhiều nhất. % pin sẽ tuột theo cấp số nhân chứ không phải như bình thường (1 vài dòng xe khác nhau) khi bạn sử dụng xe ở điều kiện này.
Còn gì nữa hông ta, chưa nhớ ra nữa, anh em nào biết thêm bổ sung giúp mình nha.
Hiểu xe, biết sức xe mình làm đến đâu, cũng là 1 điều kiện tiên quyết giúp bạn lái xe an toàn và có chuyến đi vui vẻ. Nhiều lúc đổ thừa chiếc xe thì nó tội nghiệp lắm. Đang đi VIOS mà thấy thằng bạn check-in cây thông cô đơn thì đừng có cố mà đu theo nha, lời khuyên chân thành.
QUÃNG ĐƯỜNG XE ĐI ĐƯỢC
Hãng công bố pin xe đi được xyz km với 1 cục pin đầy 100% thì phải chú ý xem con số xyz đó là theo tiêu chuẩn gì? Thông thường range xe điện có 2 chuẩn sau (sắp xếp theo thứ tự cũ-mới và độ chính xác tăng dần)a/ NEDC:
Tiêu chuẩn này ra đời từ năm 1980, hiện nay đã quá cũ, nên hầu hết không ai xài nữa. Tuy nhiên một số hãng xe vẫn còn dùng vì mục đích marketing.
Đây là tiêu chuẩn kém chính xác nhất, có sai số giữa công bố và thực tế rất lớn lên tới 30%!

b/ WLTP:
Là tiêu chuẩn bắt buộc phải dùng hiện nay, và cũng có sai số giữa công bố và thực tế lên tới 15%~20%.
Các con số trên là do EPA (US Environmental Protection Agency) đã test lại và công bố cho từng dòng xe mà họ đã test. Tất nhiên ở đây yếu tố "Pin có xịn hay không" sẽ đóng vai trò quan trọng. Pin xịn thì con số hãng công bố sẽ sát với thực tế hơn (cao hơn thực tế ít hơn).
Tóm lại: Để ướm ướm quãng đường thực tế đi được từ thông tin "hãng nói" thì cứ soi chuẩn gì? NEDC thì cứ trừ đi 30% và WLTP thì trừ đi 15~20% là chắc cú.
Rồi giờ có con số km đi được cho cục pin đầy 100% đó, thì tiếp tục trừ 20% vì pin tới 20% là phải lo sạc lại rồi chứ đâu có chạy cho tới khi pin còn 0% đâu.
Ví dụ con VF5 ở trên, hãng công bố đi được 326,4 km theo tiêu chuẩn NEDC => thực tế đi được của 100%pin chỉ là 326,4 * 70% = 228,48 km => quãng đường đi được thực tế cho tới lần sạc tiếp theo chỉ là 228.48 * 80% = 182.78 km.
Vậy nha, đi xa thì tính bài toán nhân này để biết con xe điện của mình phải sạc ở đâu nghen.
Lái xe 3 4 tiếng phải nghỉ ngơi là đúng qui định.Bác cứ quanh co không thừa nhận vấn đề xe điện tốn nhiều thời gian sạc điện để chủ xe ngồi canh xe hàng giờ vô ích, nên thôi, tôi không bàn nữa.
Còn về gia tốc thì động cơ điện hơn động cơ đốt trong, cái này khỏi bàn cãi vì ai cũng biết, chẳng cần đưa ra để tránh cái vấn đề mua xe điện để chủ phải phục vụ nó khi đi xa. Stop ở đây.
Sau khi theo mọi qui định thì mình trừ thêm "tiêu chuẩn vùng" chứ Bác.Bổ sung cho chủ thớt, Mr. Thiện.
QUÃNG ĐƯỜNG XE ĐI ĐƯỢC
Hãng công bố pin xe đi được xyz km với 1 cục pin đầy 100% thì phải chú ý xem con số xyz đó là theo tiêu chuẩn gì? Thông thường range xe điện có 2 chuẩn sau (sắp xếp theo thứ tự cũ-mới và độ chính xác tăng dần)
a/ NEDC:
Tiêu chuẩn này ra đời từ năm 1980, hiện nay đã quá cũ, nên hầu hết không ai xài nữa. Tuy nhiên một số hãng xe vẫn còn dùng vì mục đích marketing.
Đây là tiêu chuẩn kém chính xác nhất, có sai số giữa công bố và thực tế rất lớn lên tới 30%!
View attachment 3294171
b/ WLTP:
Là tiêu chuẩn bắt buộc phải dùng hiện nay, và cũng có sai số giữa công bố và thực tế lên tới 15%~20%.
Các con số trên là do EPA (US Environmental Protection Agency) đã test lại và công bố cho từng dòng xe mà họ đã test. Tất nhiên ở đây yếu tố "Pin có xịn hay không" sẽ đóng vai trò quan trọng. Pin xịn thì con số hãng công bố sẽ sát với thực tế hơn (cao hơn thực tế ít hơn).
Tóm lại: Để ướm ướm quãng đường thực tế đi được từ thông tin "hãng nói" thì cứ soi chuẩn gì? NEDC thì cứ trừ đi 30% và WLTP thì trừ đi 15~20% là chắc cú.
Rồi giờ có con số km đi được cho cục pin đầy 100% đó, thì tiếp tục trừ 20% vì pin tới 20% là phải lo sạc lại rồi chứ đâu có chạy cho tới khi pin còn 0% đâu..
Ví dụ con VF5 ở trên, hãng công bố đi được 326,4 km theo tiêu chuẩn NEDC => thực tế đi được của 100%pin chỉ là 326,4 * 70% = 228,48 km => quãng đường đi được thực tế cho tới lần sạc tiếp theo chỉ là 228.48 * 80% = 182.78 km.
Vậy nha, đi xa thì tính bài toán nhân này để biết con xe điện của mình phải sạc ở đâu nghen.