Tập Lái
Kinh nghiệm lái xe đường trường cho tài xế “tay mơ”

Bạn chưa có kinh nghiệm lái xe đường dài? bạn lo lắng không đủ kỹ năng để vượt hàng trăm cây số. Hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm dưới đây mà huongdanlaixeantoan.com tổng hợp được để có thể tự tin tham gia giao thông an toàn.

Theo cánh “xế già”, đầu tiên là bạn cần kiểm tra toàn bộ xe của mình, sẵn sàng một tâm lý trước khi khởi hành và ghi nhớ những kỹ năng sau đây.

Kinh nghiệm lái xe đường dài

Kinh nghiệm lái xe đường dài

1. Kiểm tra những gì để có một chuyến đi an toàn
Trước khi đi, bạn cần kiểm tra xe để chắc chắn xế cưng của mình đủ khỏe, đủ an toàn để chạy liên tục trên một quãng đường dài. Việc làm này là vô cùng cần thiết vì đó là sự an toàn và tính mạng của bạn.

Những bộ phận nhất định bạn phải kiểm tra đó là dầu nhớt có còn đủ không, nước làm mát có còn nhiều, áp suất lốp có đủ tiêu chuẩn an toàn, lốp dự phòng còn tốt không… và bộ phận phanh có an toàn hay không là điều bạn cần chú ý nhất.

Kiểm tra áp suất lốp trước mỗi chuyến đi dài

Kiểm tra áp suất lốp trước mỗi chuyến đi dài

Cách kiểm tra đơn giản nhất là bạn đi xe ra một đoạn đường gồ ghề một chút, sau đó bạn tăng tốc và phanh rồi đánh lái. Làm như vậy bạn sẽ nắm bắt được tình hình của xe như: giảm xóc xe có êm ái không, phanh có còn tốt không và xe chạy ổn định hay không.

2. Lưu ý sống còn khi lái xe đường dài
Không dùng điện thoại khi lái xe

Không dùng điện thoại khi lái xe

– Không dùng điện thoại khi lái xe. Trong trường hợp bắt buộc phải nghe điện thoại, bạn hãy dùng tính năng kết nối điện thoại rảnh tay.

– Nếu nghe nhạc hoặc radio, bạn cần mở nhỏ vừa đủ nghe, vì khi mở to sẽ rất dễ gây phân tâm, mất tập trung khi lái xe.

– Hãy để tâm trạng thoải mái và tập trung vào việc lái xe, không nên chú ý quá lâu, quá nhiều đến những hiện tượng diễn ra hai bên đường đi.

3. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước.
Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước.

Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước.

>> Xem thêm

Bỏ túi ngay những mẹo lái xe ô tô an toàn mà ai cũng cần biết

Cẩm nang kinh nghiệm lái xe ô tô trong thành phố cho lái mới

Kinh nghiệm lái xe đường trường
thứ 3 mà bạn cần chú ý là nhất định bạn phải giữ khoảng cách an toàn với xe đi phía trước. Vì khi lái xe trong thời gian dài, phản xạ của bạn sẽ không còn thật nhanh nhạy, nên những tình huống bất ngờ được tạo ra từ xe phía trước như bất ngờ chuyển hướng, phanh gấp.

Theo Điều 12 Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, khoảng cách an toàn giữa hai xe (kể cả ô tô, xe máy) phụ thuộc vào tốc độ lưu hành, cụ thể như sau:

Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:

Tốc độ lưu hành (km/h) Khoảng cách an toàn tối thiểu (m)
80 55
100 70
120 100
Khi trời mưa, hoặc sương mù làm cho mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 điều này.

4. Quan sát các biển báo giao thông
Kinh nghiệm lái xe đường trường là bạn phải quan sát và để ý tới tất cả các biển báo giao thông đặt ở hai bên đườngKinh nghiệm lái xe đường trường là bạn phải quan sát và để ý tới tất cả các biển báo giao thông đặt ở hai bên đường

Kinh nghiệm lái xe đường trường là quan sát và để ý tới tất cả biển báo giao thông bên đường

Kinh nghiệm lái xe đường trường là bạn phải quan sát và để ý tới tất cả các biển báo giao thông đặt ở hai bên đường nếu không muốn bị cảnh sát giao thông phạt tiền hay nguy hiểm đến tính mạng.

Những biển báo cấm vượt, giới hạn tốc độ là những biển báo cần được lưu ý chấp hành nhất để tránh bị phạt hay gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

Ngoài ra, khi di chuyển ở những vùng đồi núi, bạn cũng cần lưu ý đến biển đường xấu, đường trơn trượt, đường nghiêng, đường đèo dốc… để có thể xử lý an toàn.

5. Nguyên tắc khi vượt xe khi đi đường dài
Vượt xe phía trước an toàn

Vượt xe phía trước an toàn

Nếu muốn vượt xe phía trước, bạn cần quan sát kỹ, nếu đường đủ thông thoáng rỗng rãi và đủ khả năng vượt thì bạn bật xi nhan trái xin vượt nhưng vẫn phải giữ tốc độ ổn định, tuyệt đối không tăng ga đi nhanh. Đồng thời quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn không có xe đang vượt mình từ phía sau và đánh mắt nhìn qua ngang vai phải xem có xe nào đang ở phía hông xe mình không.

Khi xe phía trước đồng ý cho mình vượt, qua các dấu hiệu như đi chậm lại, bật xi nhan phải thì bạn mới từ từ tăng tốc để vượt qua và khi vượt qua một khoảng cách an toàn rồi thì bạn cần phải xi nhan phải để nhập lại vào làn đường cũ.

6. Không nên cố gắng lái xe khi đã mệt
 Không nên cố gắng lái xe khi đã mệt

Không nên cố gắng lái xe khi đã mệt

Nguyên tắc bắt buộc phải nhớ khi lái xe đường dài là không được cố gắng lái xe khi đã mệt mỏi. Lái xe hơi là công việc rất căng thẳng và đi trên đường thi vô vàn các mối nguy hiểm luôn rình rập, vậy nên bạn tuyệt đối không cố gắng lái xe thêm khi không còn đủ tỉnh táo. Khi cảm thấy sức khỏe giảm sút hãy tấp từ từ vào lề, nhớ bật xi nhan và nghỉ ngơi một lúc cho lại sức trước khi khởi hành tiếp.

Kinh nghiệm lái xe đường dài của các bác tài già chia sẻ là cần phải được nghỉ ngơi sau khi đi được 200km rồi để phục hổi sức khỏe và lấy lại tinh thần tỉnh táo cho cơ thể.

Ngoài những chia sẻ trên về kinh nghiệm lái xe đường trường, các bạn cũng cần có một người đồng hành cùng trên chuyến đi, vừa để trò chuyện tránh buồn ngủ và vừa an toàn hơn trên những đoạn đường vắng người. Hướng dẫn lái xe an toàn chúc các bạn luôn vững vàng tay lái để đi đến nơi, về đến trốn, luôn an toàn và vui vẻ trên mọi hành trình.

Nguồn: huongdanlaixeantoan.com/
 
Last edited by a moderator: