Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Cái em thắc mắc người có thẩm quyền là người nào?Tuỳ số tiền phạt mà người có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, được quy định trong NĐ 171 nhé bác.
Vậy thế nào là giảm nhẹ,tăng nặng.LUẬT
Xử lý vi phạm hành chính
Điều 23. Phạt tiền
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Tăng nặng hay giảm nhẹ quy định vào Điều 9, 10 của Luật Xử lý vi phạm HC 2012.- Mức phạt : như bác @minhkhue đã trích dẫn --> việc xác định mức thấp nhất phụ thuộc vào hành vi vi phạm có yếu tố giảm nhẹ hay tăng nặng.
- Thẩm quyền xử phạt : bác chủ xem điều 68, 69, 70 NĐ171 --> tùy theo mức độ vi phạm mà thẩm quyền được giao trực tiếp cho người đang thi hành công vụ cho đến người lãnh đạo có trách nhiệm đơn vị được pháp luật quy định.
Trong trường hợp ví dụ bác chủ thớt đưa : Như ví dụ ở trên, nếu chạy xe 1 mình và ko đội mũ bảo hiểm thì có đc xem là tình tiết giảm nhẹ ko? Và ai là người có thẩm quyền quyết định tình tiết này? --> hành vi này có mức phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm i khoản 3 điều 6 NĐ171), hành vi này không chứng minh có yếu tố giảm nhẹ (ví dụ như : có đội mũ bảo hiểm nhưng bị đứt quai không cài được như thiết kế, ... ) nên không áp dụng mức thấp nhất mà áp dụng mức trung bình, về thẩm quyền lập biên bản, xử phạt thì người đang thi hành công vụ có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 điều 70 NĐ171.