Hạng B2
6/12/14
180
140
43
39
Ho Chi Minh City, Vietnam
Em xin phép trích dẫn tấm hình bên vnexpress và nêu câu hỏi:
Thông thường khi vi phạm luật giao thông, người vi phạm đóng phạt theo mức trung bình.Ví dụ: mức phạt ko đội mũ bảo hiểm là 100-200 ngàn, và khi đóng phạt thường là 150 ngàn.
Ko chỉ riêng ví dụ trên,mà hầu như vi phạm nào cũng lấy mức trung bình.
Có 2 cách để đóng phạt: đóng trực tiếp cho CSGT hoặc đóng trên kho bạc.
Vậy cho em hỏi, ai là người có quyền quyết định mức xử phạt,số tiền phải đóng, và tại sao phải đóng theo mức trung bình.Nếu em vi phạm giao thông, CSGT ra quyết định xử phạt tại chỗ thì anh ta có quyền quyết định số tiền em phải đóng ko?

MucXuPhatXeMay-03-1428282764.jpg
 
  • Like
Reactions: thungphasanh
Hạng F
1/6/15
5.526
29.335
113
Tuỳ số tiền phạt mà người có thẩm quyền ra quyết định khác nhau, được quy định trong NĐ 171 nhé bác.
 
Hạng F
16/3/14
5.635
9.171
113
Cài iThong đi a chủ ạ..
Cứ cộng 2 cái lại chia đôi sẽ ra ngay ngay.. vd mức phạt từ 600-800 thì mình sẽ đóng 750k.. mức phạt từ 100-200 thì mình sẽ phải đóng 150k.. e chắc vs a chủ như vậy lun hii

Klq nhưng..duoc đóng phạt tại chỗ dưới 250k theo khoản 1 điều 56 luật xử lý vi phạm 2012 nhen
 
Hạng C
17/6/15
988
2.038
113
49
Sao không đưa 1 mức cố định cho rồi, có bác nào khi vi phạm được áp dụng mức tối thiểu chưa nhuể ?
 
Hạng D
7/4/11
1.957
2.021
113
nếu dính biên bản xử phạt thì 80 thành 100, 100 thành 150 hoặc 200, max xi mây zơ là 300k cho đóng tại chổ
vì mấy ảnh muốn cho đóng tại chổ thì đóng à, nên có cái khoản là thù lao
 
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
48
LUẬT
Xử lý vi phạm hành chính
Điều 23. Phạt tiền


4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
 
Hạng B2
6/12/14
180
140
43
39
Ho Chi Minh City, Vietnam
LUẬT
Xử lý vi phạm hành chính
Điều 23. Phạt tiền


4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Vậy thế nào là giảm nhẹ,tăng nặng.
Như ví dụ ở trên, nếu chạy xe 1 mình và ko đội mũ bảo hiểm thì có đc xem là tình tiết giảm nhẹ ko? Và ai là người có thẩm quyền quyết định tình tiết này?
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
- Mức phạt : như bác @minhkhue đã trích dẫn --> việc xác định mức thấp nhất phụ thuộc vào hành vi vi phạm có yếu tố giảm nhẹ hay tăng nặng.
- Thẩm quyền xử phạt : bác chủ xem điều 68, 69, 70 NĐ171 --> tùy theo mức độ vi phạm mà thẩm quyền được giao trực tiếp cho người đang thi hành công vụ cho đến người lãnh đạo có trách nhiệm đơn vị được pháp luật quy định.
Trong trường hợp ví dụ bác chủ thớt đưa : Như ví dụ ở trên, nếu chạy xe 1 mình và ko đội mũ bảo hiểm thì có đc xem là tình tiết giảm nhẹ ko? Và ai là người có thẩm quyền quyết định tình tiết này? --> hành vi này có mức phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm i khoản 3 điều 6 NĐ171), hành vi này không chứng minh có yếu tố giảm nhẹ (ví dụ như : có đội mũ bảo hiểm nhưng bị đứt quai không cài được như thiết kế, ... ) nên không áp dụng mức thấp nhất mà áp dụng mức trung bình, về thẩm quyền lập biên bản, xử phạt thì người đang thi hành công vụ có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 điều 70 NĐ171.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
25/2/11
1.764
1.421
113
48
- Mức phạt : như bác @minhkhue đã trích dẫn --> việc xác định mức thấp nhất phụ thuộc vào hành vi vi phạm có yếu tố giảm nhẹ hay tăng nặng.
- Thẩm quyền xử phạt : bác chủ xem điều 68, 69, 70 NĐ171 --> tùy theo mức độ vi phạm mà thẩm quyền được giao trực tiếp cho người đang thi hành công vụ cho đến người lãnh đạo có trách nhiệm đơn vị được pháp luật quy định.
Trong trường hợp ví dụ bác chủ thớt đưa : Như ví dụ ở trên, nếu chạy xe 1 mình và ko đội mũ bảo hiểm thì có đc xem là tình tiết giảm nhẹ ko? Và ai là người có thẩm quyền quyết định tình tiết này? --> hành vi này có mức phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng (điểm i khoản 3 điều 6 NĐ171), hành vi này không chứng minh có yếu tố giảm nhẹ (ví dụ như : có đội mũ bảo hiểm nhưng bị đứt quai không cài được như thiết kế, ... ) nên không áp dụng mức thấp nhất mà áp dụng mức trung bình, về thẩm quyền lập biên bản, xử phạt thì người đang thi hành công vụ có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 điều 70 NĐ171.
Tăng nặng hay giảm nhẹ quy định vào Điều 9, 10 của Luật Xử lý vi phạm HC 2012.
--> Muốn giảm phạt, các bác phải có bản giải trình hoặc có đơn xin giảm phạt. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì người ra quyết định sẽ quyết định giảm, nhưng không được dưới mức thấp nhất mà điều khoản đó quy định.
---> Tăng nặng: người ra quyết định sẽ căn cứ vào tình tiết tại hiện trường, các trường hợp đã vi phạm luật trước đó... và phải được quy định trong Điều 10 thì mới được tăng nặng. Nhưng không được cao hơn mức phạt cao nhất của Điều khoản đó.