Hạng C
12/9/12
861
9.277
93
Thớt CNL vài ba trang là:
1. Các chuyên gia méo liên quan vô tư vứn
2. Xin hềnh, gạ xoạc
3. Oánh nhao, chửi nhao
 
Hạng C
12/9/12
861
9.277
93
Phồn thể 學
Giản thể

Máy không cài giản thể nên thông cảm
Nhầm lớn nha anh
Đã nói tới giản thể là đề cập tới bộ chữ Tào khựa, do anh Mao khởi xướng từ sau khi Trung Hoa độc lập, khoảng 1952 đến 1976, dùng thi HSK các thứ.
Còn chữ Kanji của Nhật là từ thời Đường, với các âm On từ tiếng TQ thời đó, nó khác các âm Mandarin của giáo trình HSK thời nay.
Còn ví dụ anh nói ở trên, đó là do sau 1945, chính phủ Nhật đã đưa ra bộ chữ Tân tự thể(chứ không phải giản thể nhé). Một số ký tự trong Tân Tự Thể bị chính phủ TQ ăn cắp khi làm bộ chữ Giản thể vào 7 năm sau đó. Lịch sử nó là vậy đó anh.
 
Hạng C
12/9/12
861
9.277
93
Chính bởi vì chính phủ CS tào khựa dùng một bộ chữ với 1 số chữ đi ăn cắp, nên các học giả TQ chê bai là bộ giản thể này làm mất sinh khí của dân tộc Hán.
Đồng thời cũng vì học trộm cách làm đơn giản hóa của Nhật, và không đủ tri thức cổ, nên nhiều chữ của bộ giản thể bị mất đi các yếu tố cơ bản của nó, ví dụ:

1. Thân bất kiến
  • Chữ “Thân” chính thể 親 (người thân)​
  • Chữ “Thân” giản thể 亲, mất chữ “Kiến”​
Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. Một năm chẳng biết cha mẹ, con cái, người thân tại Trung Quốc được đoàn tụ bao nhiêu lần? Nơi nào cũng thấy lưu lại những cuộc tình chớp nhoáng. Các quý ông, quý bà khinh thường đạo lý, lang chạ khắp nơi. Điều này khiến những người cùng huyết thống cũng chẳng được vui vầy bên nhau.​
2. Sản bất sinh
  • Chữ “Sản” chính thể 產 (sinh sản)​
  • Chữ “Sản” giản thể 产, mất chữ “Sinh” 生​
Sản bất Sinh: Đậu thai mà không sinh. Ngày nay các phòng khám tư, phẫu thuật phá thai ở Trung Quốc nơi nào cũng thấy. Ngoài ra, chữ “Sản” chính thể còn có nghĩa là của cải về mặt đất đai. Ruộng màu thì bị bỏ hoang, mọi người đổ dồn về các khu công nghiệp và thành phố lớn, không cần ngũ cốc chỉ lo kiếm tiền.​
3. Hương vô lang
  • Chữ “Hương” chính thể 鄉 (Quê hương)​
  • Chữ “Hương” giản thể 乡, mất chữ “Lang” 郎 – những người trẻ​
Hương vô Lang: Quê nhà không có người trẻ. Ở Trung Quốc, ai nấy đều đổ về thành phố lập nghiệp mưu sinh. Trong thôn làng khó có thể bắt gặp những khuôn mặt trẻ trung. Khắp cả ngôi làng chỉ thấy những người già yếu, trẻ con và người tàn tật. Đây cũng chính là một cảnh tượng thường thấy nhất tại Trung Quốc ngày nay.​

Người già cô đơn ở ngoại thành Trung Quốc.
4. Ái vô tâm
  • Chữ “Ái” chính thể 愛 (Yêu)​
  • Chữ “Ái” giản thể 爱, mất chữ “Tâm” 心 – trái tim​
Ái vô tâm: Yêu không xuất phát từ trái tim. Ngày nay thử hỏi có mấy người còn giữ tấm chân tình son sắt, hay là chỉ quen chạy theo thời thế xô bồ. Đại gia cặp với chân dài. Kẻ ham tiền, người háo sắc, hễ có lợi là trao thân. Tình một đêm, tình sét đánh, tình chớp nhoáng khiến nhà nghỉ mọc lên nhan nhản khắp nơi. Quả là tình yêu không còn sự kết nối thiêng liêng và trách nhiệm suốt cuộc đời.​
5. Miến vô mạch
  • Chữ “Miến” chính thể 麵 (Mỳ)​
  • Chữ “Miến” giản thể 面, mất “bộ Mạch”麥 – Lúa mỳ​
Miến không mạch: Bột mỳ không làm từ lúa mạch, thì làm từ thứ gì, bạn thử đoán xem? Bột mỳ không có mùi lúa mạch, kỳ thực đã trộn lẫn phoóc môn. Đây cũng là tình trạng làm giả thực phẩm, gạo giả… phổ biến trong xã hội Trung Quốc ngày nay.​

Hàng ở Trung Quốc giả từ thương hiệu giả đi.
6. Tiến bất giai
  • Chữ “Tiến” chính thể 進 (Tiến tới)​
  • Chữ “Tiến” giản thể 进, mất chữ “Giai” 佳 – Tốt​
Tiến bất giai: Bước tiếp sẽ không may mắn, mà thành con ếch ngồi trong đáy giếng. Chữ Tiến chính thể là bước tới điều tốt đẹp (Giai) thì nay là tiến xuống giếng (Tỉnh 井: cái giếng). Sự nghiệp cả đời truy cầu chỉ như mò trăng đáy nước, tiền tài cũng như hái hoa trong gương.​
7. Ứng vô tâm
  • Chữ “Ứng” chính thể 應 (Đáp ứng)​
  • Chữ “Ứng” giản thể 应, mất chữ “Tâm” 心​
Ứng vô tâm. Lời nói gió bay, dẫu hứa hẹn cũng khó thành hiện thực, nói lời lật lọng mà không biết ngượng ngùng. Người xưa rất xem trọng chữ Tín, coi lời thề hẹn nặng tựa núi Thái Sơn, lời nói ra là đã được Trời Đất làm chứng, ắt phải thực hiện. Nhưng trong xã hội Trung Quốc ngày nay ‘thành tín’ ngày càng mai một, dường như đã trở thành một thứ gì đó xa xỉ không thể với tới.​
8. Thính bất nhĩ
  • Chữ “Thính” chính thể 聽 (Nghe)​
  • Chữ “Thính” giản thể 听, mất chữ “Nhĩ” 耳 – tai​
Chữ “Thính聽” (lắng nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ耳” (tai), bộ “Vương 王” (vua), chữ “Thập 十” (mười), chữ “Mục目” (mắt), chữ “Nhất一” và chữ “Tâm 心”.​
Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà cổ nhân muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy họ quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.​
Chữ “Thính” 听 giản thể là Thính thiếu Nhĩ: Nghe mà thiếu mất tai. Nó chỉ gồm bộ “Khẩu口” (cái miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là đáp lại bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.​
9. Ưu vô lo
  • Chữ “Ưu” chính thể 優 (Ưu tú)​
  • Chữ “Ưu” giản thể 优, mất chữ “Ưu” 憂 – ưu lo​
Ưu cần phải có lo: Muốn thành người ưu tú, xuất chúng cần phải biết lo lắng cho đại cục, cho người khác. Bậc hiền tài như vậy trong thiên hạ là khó cầu nhất. Người tài thời nay nghĩ đến vinh hoa, phú quý cho riêng mình hay lợi ích cho muôn dân? Những người nhiều tài lắm tật, e rằng lợi ít hại nhiều. Kiểu người này chỉ khiến con người càng thêm lo sầu.​
10. Thái vô thủ
  • Chữ “Thái” chính thể 採 (Hái)​
  • Chữ Thái giản thể 采, thiếu bộ Thủ 手 – Cái Tay​
Thái vô Thủ: Muốn hưởng mà không muốn động tay ra hái. Ngồi mát ăn bát vàng người người muốn, đục nước béo cò kẻ kẻ cầu. Đây cũng có thể nói là một thực trạng dễ thấy trong xã hội ngày nay. Những cậu ấm cô chiêu Trung Quốc, những thế hệ trẻ chỉ biết ‘cúi đầu’ chờ đợi từ sự sắp đặt của cha mẹ mình, chỉ mong cầu hưởng thụ cuộc sống giàu sang mà không biết ra tay làm việc.​
11. Bút… cong
  • Chữ “Bút” chính thể 筆​
  • Chữ “Bút” giản thể 笔​
Ngày nay bút không còn thẳng. Con người Trung Quốc thời nay thường dùng bút cong mà viết sử nên gọi là bẻ cong sử sách. Bút ngay sử thẳng xưa đã có, tới nay sóng gió đã cuốn trôi.​
12. Tân hữu binh
  • Chữ “Tân” chính thể 賓 (Quan khách)​
  • Chữ “Tân” giản thể 宾, thiếu chữ Bối 貝 – Bảo bối, thêm chữ “Binh” 兵 – Binh lính​
Xưa kia khách quý đến nhà mang theo quà quý (貝– Bảo bối). Chủ nhà bày biện yến tiệc, khoản đãi với tấm lòng thành. Ngày nay binh lính tới nhà (Bộ “Miên” 宀 chỉ mái nhà), không chỉ thiếu quà quý, mà còn có binh đao. Từ xưa đã gọi chuyện này là loạn cõi thế gian.​
13. Miếu bất triều
  • Chữ “Miếu” chính thể 廟 (Chùa chiền)​
  • Chữ “Miếu” giản thể 庙, thiếu chữ “Triều” 朝 – nghi thức bái lạy​
Miếu bất Triều: Trong miếu mà không thấy thật tâm tiến hành những nghi lễ bái lạy Thần Phật. Ngày xưa chùa chiền là nơi con người ăn năn sám hối, bởi con người kính cẩn bái lạy Thần Phật, mong tìm được sự thanh thản trong tâm. Ngày nay, chùa chiền như chiếc áo khoác của những kẻ vô Thần, trở thành thắng cảnh du lịch, thành nơi kiếm chác, trao đổi của kẻ phàm tục. Người mà quỷ thần cũng không sợ, ắt sẽ to gan dám làm càn.​

Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín, còn được gọi là CEO Thiếu Lâm Tự. Thánh địa tu hành linh thiêng giờ trở thành một công ty…
14. Võng vô mịch
  • Chữ “Võng” chính thể 網 (Lưới)​
  • Chữ “Võng” giản thể 网, mất bộ Mịch 糸 – sợi cước​
Lưới không có cước, lưới vô dụng, cá lọt lưới trước mắt như thể trêu ngươi. Pháp luật Trung Quốc cũng như một chiếc lưới. Ngày xưa Thiên tử cũng phải chịu tội như thứ dân. Ngày nay quyền thế thay pháp luật một cách vô nguyên tắc, thậm chí có thể lợi dụng quyền thế trong tay mà một tay che cả bầu trời.​
15. Hậu nhất khẩu
  • Chữ “Hậu” chính thể 後 (Đời sau)​
  • Chữ “Hậu” giản thể 后, thêm chữ nhất 一, bộ khẩu 口​
Đời sau chỉ được sinh một con, về già cha mẹ ốm đau bệnh tật khó lòng nhờ vả… “Kế hoạch hóa gia đình là quốc sách, sinh quá một con gia đình nghiêng ngả” – Đây là chính sách một con từng làm điêu đứng xã hội Trung Quốc. Bao nhiêu hệ lụy của xã hội, quả thực cũng khiến lòng người âu lo.​
Ở trên chỉ là một số ít ỏi được đưa ra, nhưng cũng đủ để biết rằng chữ Hán sau khi bị giản lược thì những nội hàm tinh túy của văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng bị mất đi, thay vào đó là sự sai lệch, biến dị.​
Mà điều đáng tiếc hơn cả là sự suy đồi và trượt dốc trong xã hội, dường như cũng đã và đang diễn ra đúng theo từng sự lệch lạc trong chữ Hán giản thể đó. Vậy nên, có người Trung Quốc cho rằng, những chữ Hán giản thể này giống như là một điềm báo chẳng lành vậy!​
 
  • Like
Reactions: tu nhi
Hạng F
22/12/10
7.692
8.763
113
TNL Solutions
www.tnlsolutions.com
Nhầm lớn nha anh
Đã nói tới giản thể là đề cập tới bộ chữ Tào khựa, do anh Mao khởi xướng từ sau khi Trung Hoa độc lập, khoảng 1952 đến 1976, dùng thi HSK các thứ.
Còn chữ Kanji của Nhật là từ thời Đường, với các âm On từ tiếng TQ thời đó, nó khác các âm Mandarin của giáo trình HSK thời nay.
Còn ví dụ anh nói ở trên, đó là do sau 1945, chính phủ Nhật đã đưa ra bộ chữ Tân tự thể(chứ không phải giản thể nhé). Một số ký tự trong Tân Tự Thể bị chính phủ TQ ăn cắp khi làm bộ chữ Giản thể vào 7 năm sau đó. Lịch sử nó là vậy đó anh.

Google lâu vậy à ?

Chuyện lịch sử về ngôn ngữ mình không bàn, vì mình không phải nhà ngôn ngữ cũng không có thời gian ngồi search.
Mình học tiếng Hán, thấy một vài trung tâm tiếng nhật dùng cả chữ phồn thể và giản thể, còn lịch sử của nó ra sao thì nhường lại còm bên dưới.
 
Hạng C
12/9/12
861
9.277
93
Google lâu vậy à ?

Chuyện lịch sử về ngôn ngữ mình không bàn, vì mình không phải nhà ngôn ngữ cũng không có thời gian ngồi search.
Mình học tiếng Hán, thấy một vài trung tâm tiếng nhật dùng cả chữ phồn thể và giản thể, còn lịch sử của nó ra sao thì nhường lại còm bên dưới.
giờ mới đọc còm anh thôi
đã nói đừng dùng phồn thể và giản thể ở đây
tiếng nhật không có phồn và giản mà chỉ có tân - cựu thể, và khi bộ tân thể ra người ta có quy tắc thay thế cựu = tân, trừ 1 số chữ họ thích dùng cựu cho đẹp thôi
 
Hạng F
22/12/10
7.692
8.763
113
TNL Solutions
www.tnlsolutions.com
giờ mới đọc còm anh thôi
đã nói đừng dùng phồn thể và giản thể ở đây
tiếng nhật không có phồn và giản mà chỉ có tân - cựu thể, và khi bộ tân thể ra người ta có quy tắc thay thế cựu = tân, trừ 1 số chữ họ thích dùng cựu cho đẹp thôi

Mình thấy tối qua lúc 9h a like còm của mình sớm mà. :)
Nhưng kệ chuyện đó, mình ngồi học tiếp.
Nên học tiếng Nhật ở đâu?
 

Attachments