Hạng D
2/12/03
1.650
4.057
113
Vietnam
Dù đã đầu tư cho dự án chống ngập đường Võ Văn Ngân 248 tỷ đồng khánh thành vào dịp 30/4 vừa qua, song chỉ vài trận mưa đầu mùa tháng 5, khu vực quanh chợ Thủ Đức đều biến thành “sông”.

Ngập sâu các tuyến đường khiến người dân di chuyển khó khăn, đặc biệt nhiều tiểu thương tại chợ Thủ Đức (TP.HCM) ngán ngẩm, bức xúc vì phải chịu đựng cạnh bụi bặm thi công nhiều năm, giờ mưa xuống là con đường chìm trong biển nước, hư hỏng hàng hóa, bán buôn thêm phần vất vả

Ngán ngẩm dự án chống ngập 248 tỷ đưa vào hoạt động vẫn bì bõm

Khu vực chợ Thủ Đức thương xuyên bị ngập nặng từ 0,3-,06 m mỗi khi mưa lớn

Ghi nhận chỉ 2 cơn mưa lớn đầu mùa các nắp rãnh thoát nước sâu chưa tới 1 gang tay được lấp đầy bởi cát bụi và rác. Theo nhiều người dân, do địa hình trũng thấp nên nước chảy dồn về một phía nhưng cống lại không kịp thoát nước, khiến cho tình trạng ngập trở nên nặng nề, người dân sống trong bất an. Người dân cũng ghi nhận những ngày mưa lớn mực nước từ 0,4 – 0,6m khiến nhiều người đi đường bị tắt máy, thậm chí nước cuốn trôi cả xe.

"Tiểu thương chợ Thủ Đức quá bức xúc. Nói là làm đường này, mưa không ngập. Từ nhà cho đến dân ngập láng hết, ngập còn hơn lúc chưa làm đường"

"Nắp cống dốc ngược lên luôn, tất cả nước ở dưới cũng tràn lên vậy"

Được biết dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức (đường Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Hồ Thị Tư… được khởi công vào tháng 12/2020. Song, bị gián đoạn do dịch Covid-19 và một phần năng lực hạn chế của đơn vị thi công và đã buộc thay thế, dự án được khởi công lại vào đầu tháng 1/2024 và khánh thành vào 30/4 vừa qua.

Thế nhưng, chỉ cơn mưa nặng chiều 15/5 gần như các tuyến đường trên chìm trong biển nước. Thiệt hại nặng nề nhất có lẽ các tiểu thương chợ Thủ Đức, nhiều đồ đạc không kịp di dời đã bị ngấm nước.

Bà Tăng Hồng Chi đã buôn bán tại đây hàng chục năm qua, chứng kiến cảnh nước tràn vào nhà, cuốn trôi đồ đạc và làm hư hại nhiều vật dụng trong gia đình chị không khỏi xót xa: “Mưa vô rồi ra sau nhà luôn, ngập ông thần tài kìa, trôi đi nữa đó. Giờ chưa có cắm điện, cát đá vẫn còn đó. Ngập lênh láng luôn mà, ngập mấy tủ đông, mình rút điện ra hết rồi, sợ hư chưa có đem đi sửa đâu. Còn ổ điện, hôm qua đó, tui nói sự thật, tôi leo lên bàn tôi ngồi, đâu có dám xuống đâu, tại vì xuống rồi, ổ điện ở dưới này, nhiều khi nó chạm điện nó giật. Chừng nào nước rút mới xuống. Còn ở ngoài thì nước cỡ ngang đây, còn trong nhà là ngập ngay đầu gối rồi”

Ngán ngẩm dự án chống ngập 248 tỷ đưa vào hoạt động vẫn bì bõm

Nhiều người dân dắt xe lội bộ mỗi khi mắc mưa đi qua khu vực lòng chảo chợ Thủ Đức

Một người dân dấu tên rất bức xúc dù nghe đã đầu tư 248 tỷ đồng cho dự án thoát nước nhưng vẫn chị trận lội bì bõm: “Tiểu thương chợ Thủ Đức quá bức xúc, vì con đường này khánh thành chưa bao lâu, mà làm đường thì bắt người ta nghỉ mấy ngày, trong khi cống không hốt, xây đường mà cống không hốt. Nói là làm đường này, mưa không ngập. Từ nhà cho đến dân ngập láng hết, ngập còn hơn lúc chưa làm đường”

Ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức lý giải rằng, hiện chỉ một giải pháp trong 5 giải pháp toàn diện xử trí tình trạng ngập của 4 tuyến đường quanh chợ nên cũng rất khó khăn, mưa xuống vẫn phải chịu cảnh ngập: “Thủ Đức cũng đề ra 5 công trình để giải quyết vấn đề ngập toàn diện cho thành phố Thủ Đức. Đầu tiên hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân vừa hoàn thiện. Thứ hai là hệ thống thoát nước đường Dương Văn Cam, đường Đặng Thị Rành, đường Hồ Văn Tư, hiện nay 4 tuyến đường ngập sâu nhất và chưa có hệ thống thoát nước.

Thứ ba là mở rộng khẩu độ ở chỗ rạch Cầu Ngang từ 5m lên 9m . Thứ tư nữa là mở rộng rạch Thủ Đức, đây là công trình trọng điểm của thành phố Thủ Đức, vốn đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án này chưa được triển khai. Thứ 5, điều tiết triều cường ra vào rạch Thủ Đức. Vì vậy nói về tổng thể thì khu vực Thủ Đức khi có mưa lớn vẫn ngập”.

Ngán ngẩm dự án chống ngập 248 tỷ đưa vào hoạt động vẫn bì bõm

Hệ thống cống thoát nước được đầu tư trên đường Võ Văn Ngân lên đến 248 tỉ sau khánh thành chị bung nắp sau cơn mưa lớn

Ông Quyết cho biết thêm , Chợ Thủ Đức là khu vực vùng trũng của thành phố Thủ Đức, cao độ của khu vực chợ Thủ Đức so với ngã tư Thủ Đức hơn 20 mét. So với đường Phạm Văn Đồng thì 2 đến 3 mét. Các tuyến đường nối với chợ Thủ Đức thì rất là dốc. Do đó, khi mưa lớn thì tạo dòng chảy siết gây ngập.

Thứ hai là vấn đề thoát nước ở khu vực chợ Thủ Đức qua rạch Cầu Ngang, thì rạch rất nhỏ chỉ khoảng 5 mét, mưa thì rất lớn. Công suất thiết kế của đường Võ Văn Ngân cống cấp 3 thì khoảng 75,88mm nhưng cơn mưa gần nhất lên đến 120mm. Thứ hai là độ dốc tạo thành dòng chảy siết nên công bị bung ra, thì có hiện tượng này. Ngoài ra thì do độ dốc cao và nước chảy mạnh thì có một số nơi nó bị bong, rộp nhưng không ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của phương tiện.

Chỉ mới 2 - 3 cơn mưa đầu mùa, hàng hoá chìm trong nước, tiểu thương chỉ đành hì hục lau dọn lại cửa hàng, sắp xếp lại đồ đạc. Với họ, giờ đây nỗi lo sợ nhất có lẽ cứ mưa là ngập, lo tất bật dọn dẹp chịu trận. Nói như vị lãnh đạo không biết khi nào mới xong 5 dự án tổng thể giải quyết câu chuyện lội bì bõm... và liệu xong 5 dự án chống ngập thì thực sự người dân Thủ Đức hết cảnh phố lội sông.
Theo VOV
 
Hạng F
7/8/17
7.565
10.340
113
:D JAV người ta xây hầm ngầm chống ngập tổ bố dưới đất kia kìa chứ "công trình chống ngập" này k ổn đâu
 
  • Like
Reactions: tư búa and Bosch
Hạng B2
13/3/21
116
218
43
34
9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ đâu hết rồi, các công trình nghiên cứu bậc nhất, đỉnh cao... như chống ngập bằng Lu đựng nước, Luận án tiến sĩ nói dân Bến Tre ăn mắm tép, mắm lóc, mắm cua...cũng không thấy xuất hiện?
Lúc ngập thì không thấy cái gì là bậc nhất, đỉnh cao nổi lên. Chỉ có bà con, anh em, các cháu học sinh đi học... là phải vật lộn khổ sở, bì bõm trong dòng nước đen xì, hôi thối để đến cơ quan công sở, nơi buôn bán làm ăn, trường học...
 
Hạng D
22/1/19
4.180
7.082
113
9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ đâu hết rồi, các công trình nghiên cứu bậc nhất, đỉnh cao... như chống ngập bằng Lu đựng nước, Luận án tiến sĩ nói dân Bến Tre ăn mắm tép, mắm lóc, mắm cua...cũng không thấy xuất hiện?
Lúc ngập thì không thấy cái gì là bậc nhất, đỉnh cao nổi lên. Chỉ có bà con, anh em, các cháu học sinh đi học... là phải vật lộn khổ sở, bì bõm trong dòng nước đen xì, hôi thối để đến cơ quan công sở, nơi buôn bán làm ăn, trường học...
tiến sĩ nhà ta chỉ thích đề xuất mấy việc như mặc áo gì khi đi họp, hay đổi tên đường cao tốc thành đường tốc độ cao thôi ...
 
Hạng D
15/9/17
2.783
2.166
113
39
Một là gút bớt tiền, hai là gút ruột công trình, ba là làm ẩu. 1+2+3= ngập nặng thêm, ngân sách mất, tiền dân thiệt hại do nước cũng trôi theo từng cơn mưa.
 
Hạng B2
17/12/18
128
144
45
45
Dõ dàng đây không phải là dự án hay công trình chống ngập....nước.
 
Hạng D
22/1/19
4.180
7.082
113
Một là gút bớt tiền, hai là gút ruột công trình, ba là làm ẩu. 1+2+3= ngập nặng thêm, ngân sách mất, tiền dân thiệt hại do nước cũng trôi theo từng cơn mưa.
Do làm mà không tính trước thôi bác. Khu chợ thủ đức nó như cái đáy phễu, nước dồn hết về đó. Chỉ cải tạo cống dẫn nước trên đường võ văn ngân mà khu chợ không có đường xả đủ lớn ra mương, và cái mương cũng hẹp luôn thì nó vậy thôi. Có gút guột hay không thì không biết, vì mình đâu có dữ liệu gì để nói. Nhưng ở đây thấy rõ sự hời hợt trong cách nghĩ, cách làm. Nghĩ không hết vấn đề trước khi làm. Giờ lại phải đi huy động máy bơm để chống ngập cho vùng này. Đúng là hết chỗ nói. Một vòng luẩn quẩn ...