Tập Lái
15/5/19
30
9
8
33
Giá dịch vụ chống ngập trên địa bàn TP.HCM được đề xuất là 3.668 đồng/m2/tháng đang gây nhiều tranh cãi. Bởi xã hội hóa đồng nghĩa với việc người dân TP sẽ phải đóng phí chống ngập.

Người dân sẽ phải trả tiền chống ngập ?



Phí chồng thuế, người dân chịu thiệt

KTS Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch, không đồng tình với việc yêu cầu người dân phải đóng phí dịch vụ chống ngập vì 2 lý do: Thứ nhất, việc tính giá dịch vụ theo mét vuông là không hợp lý. Mỗi điểm ngập có những nguyên nhân khác nhau, không thể tính toán trên diện tích mét vuông, rồi áp dụng chung cho cả TP. Thứ hai, tác nhân gây ngập cho TP.HCM không phải người dân.

Nếu muốn huy động sức dân, TP có thể phát hành trái phiếu, công khai kế hoạch huy động, sử dụng nguồn lực này. Đồng thời, nên đấu thầu dịch vụ công. Đối với từng vùng, đưa ra đầu bài cụ thể, đấu thầu các dự án chống ngập từ khâu ý tưởng đến thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công. Làm cách này, các dự án minh bạch, hấp dẫn mà vẫn không phải bắt người dân trả phí để thu hút tư nhân tham gia.

Kỹ sư Lê Thành Công (Giám đốc Công ty TNHH thiết kế tư vấn xây dựng D&C)

Ông Sơn phân tích: Tại Việt Nam mà đặc biệt là TP.HCM, nguyên nhân chính gây ngập là do phát triển thiếu bền vững, đô thị hóa tràn lan, nhà cao tầng bạ đâu “cắm” đấy, thiếu không gian dành cho nước và không nâng cấp hạ tầng. Bằng chứng là có rất nhiều khu vực như “rốn ngập” Nguyễn Hữu Cảnh, trước đây không ngập. Từ khi hàng loạt dự án, cao ốc mọc lên thì vừa mưa đã ngập. Mặt khác, việc các dự án được “cắm” vô tội vạ, bê tông hóa toàn TP gây ngập là hệ quả của việc buông lỏng quản lý trong cấp phép quy hoạch, xây dựng.

Theo ông Sơn, tại các nước phát triển, trước khi cấp phép quy hoạch và xây dựng cho 1 công trình, họ sẽ phải đánh giá tác động môi trường để tính toán phương án của chủ đầu tư đưa ra, với hạ tầng hiện hữu sẽ gây ngập, kẹt xe, ô nhiễm như thế nào. Chi phí này do chủ đầu tư bỏ tiền để nhà nước đứng ra thuê 1 đơn vị độc lập phân tích. Sau đó, cơ quan quản lý phải thương lượng, điều chỉnh quy hoạch để giảm tác động môi trường tới mức ít nhất. Nếu chủ đầu tư không muốn điều chỉnh phương án, gây ngập thì sẽ phải chịu trách nhiệm, đóng góp kinh phí cho nhà nước làm hạ tầng thoát nước. Trong khi đó tại Việt Nam, luật Đánh giá tác động môi trường có nhưng do chính nhà đầu tư tự thực hiện, thường đánh giá qua loa để được cấp phép. Như vậy, nguyên nhân gây ngập là do các nhà đầu tư hạ tầng, bất động sản và sự buông lỏng quy hoạch của chính quyền, không phải lỗi của người dân.

“Chống ngập là dịch vụ công. Người dân đã phải đóng thuế và nhà nước có trách nhiệm đảm bảo họ được sống ở nơi không có ngập lụt. Nay vì lỗi do chính quyền, do doanh nghiệp, người dân tự nhiên phải chịu ngập rồi còn phải trả tiền chống ngập nữa thì quá vô lý”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thẳng và cho rằng thay vì chạy theo các dự án công trình tốn kém, thì TP trước tiên phải rà soát, thương lượng lại với các nhà đầu tư đã được cấp phép. Công trình nào đã xây rồi thì đánh giá lại tác động môi trường và yêu cầu góp chi phí xây dựng công trình chống ngập. Công trình nào chưa xây mà không đảm bảo phương án chống ngập thì tạm ngưng, không cho tiếp tục.


https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nguoi-dan-se-phai-tra-tien-chong-ngap-1232322.html
 
Hạng F
1/8/12
5.714
5.729
113
TP HCM
Chỉ cần ban cái lệnh: Cấm xả, thoát nước mái nhà mình ra đường, ra hẻm khi trời mưa.
Ý kiến của Bác mà được chấp thuận thì mỗi nhà phải xây thêm bể chứa nước hoặc mua lu vại về hứng nước mưa. Em nhớ cảnh này từng có tại TP vào những năm sau 1970. Hi hi
 
Hạng F
4/1/08
8.294
110.876
113
Lọc nước Watts
www.thietbiloc.com
Ý kiến của Bác mà được chấp thuận thì mỗi nhà phải xây thêm bể chứa nước hoặc mua lu vại về hứng nước mưa. Em nhớ cảnh này từng có tại TP vào những năm sau 1970. Hi hi
Nhều thành phố trên thế giới đã đưa thành quy chuẩn trong xây dựng.
Em có nêu ý kiến này trên FB:
Thành phố càng đông, càng chật chội, càng cần #cái_lu. Những nơi thưa thớt, còn nhiều đất trống thì chưa cần vội.

Lúc bộ tộc Việt của ta sống ở trên rừng trên núi, sống ở nơi đồng ruộng, họ có thể ỉa đái bất kỳ chỗ nào. từ gốc cây, bụi chuối, bờ ruộng. Thậm chí đứng trong cửa sổ thò cu ra là đái được.

Khi bắt đầu tập sống trong thành phố, bộ tộc Việt lúc đầu cũng quen lối sinh hoạt đó, đái ỉa ngay ngoài đường. Mùi hôi thối nồng nặc (theo nhật ký của mấy tay tây lông đi phượt).

Rồi lúc TD Pháp ban luật "Chỉ Được Ỉa Đái Trong Nhà!".
Chắc hẳn bộ tộc Việt lúc đó cũng chửi mạnh lắm.
Rồi do thằng thực thi luật nó mạnh quá nên từ từ bộ tộc của chúng ta quen dần với việc ỉa đái trong nhà. Ăn và ỉa chỉ cách nhau 1 bức tường
1f603.png
chả ai phản đối nữa.

Bọn thực thi luật bây giờ mà mạnh như xưa, ban cái "Cấm xả nước trong nhà ra đường khi trời có mưa", thì dân ta cũng sẽ phải quen thôi.

Văn minh cũng cần có lộ trình


Người dân sẽ phải trả tiền chống ngập ?
 
  • Like
Reactions: lamnk
Hạng B1
25/7/17
71
72
23
47
Đến khi nào thì mình đóng phí hít thở khí trời vậy các bác?
 
Hạng D
21/10/14
1.719
3.671
113
Thằng chó đẻ nào là tác giả của đề xuất khốn nạn này ? Thuế / Phí bảo vệ môi trường người dân đã phải đóng đang được sử dụng thế nào ? Môi trường đã được cải thiện thế nào sau khi thu thuế / phí ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
15/7/11
1.072
2.707
113
Nếu mà cái thuế này được thông qua, sẽ có nhiều bác đêm về trằn trọc, mất ngủ vì suy nghĩ...
" Giờ phải xây cái biệt phủ sao cho nó thật đẹp to, mà ko trùng với mấy cái mình đang có đây ta ? "
 
Hạng B2
7/11/11
481
503
93
61
Doanh nghiệp chúng tôi trước khi xây Căn hộ cao ốc hay Toà nhà thương mại đều phải phong bì hối lộ cho các anh thì mới có được giấy phép xây dựng, do các anh cấp giấy phép lung tung dẫn đến ngập thì giờ các anh lấy tiền phong bì tui đưa ra để chống chứ sao các anh ăn còn hậu quả thì đè dân thu ?
 
Hạng D
2/3/11
2.435
29.001
113
Vậy sắp tới lập các thể loại trạm thu giá à. Các anh ở đây học ai mà giỏi quá. 1 công trình thôi mà ăn từ đời ông tới đời chít đời chắt vẫn chưa hết việc để làm, siêu nhân!