Chuyên
16/6/22
572
482
63
HoREA kiến nghị nới trần (room) tín dụng thêm 1% tại thời điểm then chốt hiện nay để bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng 100.000 tỷ đồng cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà.

Nới room tín dụng trước Tết - Thị trường BĐS được "giải cứu"?


Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nới trần tín dụng thêm 1% tại thời điểm then chốt hiện nay để bổ sung thêm nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 và trước Tết Quý Mão”.

Theo ông Châu, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.

Thay mặt các doanh nghiệp trong hiệp hội, ông kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần tín dụng thêm 1%, tức nâng tăng trưởng tín dụng cả năm nay lên 15% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 đến trước Tết Quý Mão 2023.

Các tiêu chí để doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn này là dự án phải có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho người lao động, có nhiều hoạt động xã hội thiện nguyện.
Nới room tín dụng trước Tết - Thị trường BĐS được "giải cứu"?


Theo ông, chỉ số CPI trong 11 tháng đầu năm chỉ tăng 3,02%, khả năng cả năm nay tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra. Thu ngân sách Nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm đã cho thấy nền kinh tế có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Do đó, nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả theo khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định “Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng” thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng có thể kéo theo suy thoái, khủng hoảng kinh tế…

Ông Châu cho rằng, các giải pháp xử lý không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản, doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.

Về phía doanh nghiệp, ông cho rằng họ phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất để thị trường bất động sản và doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn để phục hồi, tăng trưởng, phát triển minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững.

Cũng theo ông Châu, Hiệp hội đề nghị các tiêu chí để các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước…

“Nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng”, ông Châu cho hay.

Nới room tín dụng trước Tết - Thị trường BĐS được "giải cứu"?


Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 1/12, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả.

“Thúc đẩy các loại thị trường phát triển an toàn, công khai, minh bạch, lành mạnh và bền vững, nhất là thị trường tín dụng, trái phiếu, chứng khoán, bất động sản...; chấn chỉnh những cái sai, những việc làm chưa đúng, đồng thời bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân, doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào”, ông Sơn cho biết.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng, hai khó khăn lớn nhất là thủ tục liên quan tới đất đai để triển khai dự án và nguồn tín dụng. Giải pháp, theo ông Sơn cần rà soát phân khúc thị trường, trong đó tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp.

“Một số chủ đầu tư cũng cần tìm cách hạ giá nhà xuống mức hợp lý hơn, thì người dân sẽ bỏ tiền ra mua, cũng là cách “giải cứu” các chủ đầu tư”, ông Sơn nói và tin rằng, với các giải pháp đồng bộ, tới đây thị trường sẽ ổn định.

Xem thêm:​
Theo Zing
 
Hạng C
13/4/09
515
14.359
93
Lãi suất cao, giá bđs trên trời. Giờ cho vay thì cũng như đổ hồ dương cho các anh đang bị kẹt thoi thóp thêm thời gian.
 
  • Like
Reactions: Tommyteo
Hạng D
28/10/19
1.227
4.190
113
Vấn đề lưu thông tiền tệ, cũng như ngành nào đang đóng băng, tháo gỡ thì cần rồi. Nhưng lãi xuất phản ảnh nền kinh tế ổn định và phát triển.
2023 lãi suất trung bình cần < 10%/năm (xem như giảm 2%/năm).
 
  • Like
Reactions: Phước.OS
Hạng F
29/10/16
11.501
21.750
113
Pháp
Vậy em hỏi, BĐS là đất sản xuất, mùa vụ để xuất khẩu đem lợi cho quốc gia ..hay chỉ là trao tay người nầy qua người khác ở VN ?
100.000 tỷ đồng em cho là 1$->25.000 thì sẽ là 4 tỷ $ ... vậy tiền đó từ đâu ra ?
Nhưng với lãi xuất 10% thì để vào ngân hàng lấy lời (coi chừng phá sản) ...một năm lấy 10% sướng hơn là mượn đầu tư, phải ít nhất ..30% mới thật sự có lợi
 
Hạng B2
27/3/09
357
327
63
Chắc cà đau
Tăng 1% có thêm 100k tỷ, vậy 15% là 1.5M tỷ đã được đổ vào để thổi giá bđs. VN là nước nông nghiệp mà giờ so GDP vs giá đất thì dân muốn làm nông nghiệp cũng không có tiền mua đất mà làm, chưa kể đầu ra bấp bênh lỗ sặc máu. Quản lý kiểu gì vậy???
Dân làm nông bán mặt cho đất, bán lưng cho trời suốt đời cũng không xây được cái nhà như thằng đi bán chổi đót.
 
Hạng B2
27/3/09
357
327
63
Chắc cà đau
Vấn đề lưu thông tiền tệ, cũng như ngành nào đang đóng băng, tháo gỡ thì cần rồi. Nhưng lãi xuất phản ảnh nền kinh tế ổn định và phát triển.
2023 lãi suất trung bình cần < 10%/năm (xem như giảm 2%/năm).
Em mới nhận tin ls vay sxkd hơn 9%, nhà đất hơn 12%+ biên độ