Hạng D
2/12/03
2.233
5.054
113
Vietnam
Ô nhiễm không khí tại TP HCM chủ yếu liên quan đến bụi, trong đó giao thông đường bộ được xác định là nguồn phát thải chính, theo chính quyền thành phố.

Thông tin được UBND thành phố nêu trong báo cáo gửi Đoàn giám sát Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ngày 23/7.

Dựa trên kết quả quan trắc nhiều năm của Sở Nông nghiệp và Môi trường cùng các nghiên cứu chuyên ngành, chính quyền TP HCM cho biết nồng độ bụi tổng (TSP), bụi mịn PM10 và PM2.5 tại nhiều điểm có mật độ giao thông cao thường xuyên vượt quy chuẩn Việt Nam. Bên cạnh hoạt động giao thông, chất lượng không khí tại thành phố còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố khí tượng và nguồn ô nhiễm từ khu vực khác.

Ôtô, xe máy là nguồn ô nhiễm không khí chính ở TP HCM

Nút giao Mỹ Thủy ở Cát Lái (TP Thủ Đức cũ) là một trong những nơi được ghi nhận ô nhiễm không khí nhất TP HCM. Ảnh: Giang Anh

Các thống kê cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tại TP HCM có sự biến động theo thời gian trong ngày và theo mùa trong năm. Vào mùa khô, nồng độ bụi thường tăng cao do không khí khô và ít mưa khiến bụi không được rửa trôi, trong khi hoạt động giao thông vẫn duy trì ở mức cao.

Thành phố hiện duy trì hệ thống quan trắc thường xuyên với 36 vị trí lấy mẫu liên tục trong 24 giờ để theo dõi bụi mịn PM10 và PM2.5. Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2021-2024 cho thấy nhiều điểm vượt quy chuẩn như khu vực Phú Lâm (2024), giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh (2022), Cát Lái (2022-2023).

Thống kê đến cuối tháng 6/2025, TP HCM trước khi sáp nhập đang quản lý hơn 9,6 triệu phương tiện, trong đó có hơn một triệu ôtô và gần 8,6 triệu xe máy, chưa tính lượng lớn xe vãng lai ra vào thành phố. So với cùng kỳ năm 2024, số lượng ôtô tăng 9%, xe máy tăng 2%, gây áp lực lớn lên hạ tầng và môi trường.

Ôtô, xe máy là nguồn ô nhiễm không khí chính ở TP HCM

Dòng xe trên đường Cộng Hòa, gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, năm 2024. Ảnh: Giang Anh

Trong khi đó, việc triển khai các chương trình giảm ô nhiễm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nhân sự chuyên trách, trang thiết bị và quy định đầu tư công. Các dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường chậm tiến độ do tính chất phức tạp và sự thay đổi trong thủ tục pháp lý.

Để cải thiện chất lượng không khí, TP HCM đang xây dựng đề án kiểm soát khí thải, hướng tới mục tiêu đến 2030 toàn bộ xe buýt dùng năng lượng sạch. Giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng chính sách hỗ trợ chuyển đổi xe xăng sang xe điện cho cá nhân, doanh nghiệp, taxi, xe công nghệ. Ngoài ra, thành phố cũng có kế hoạch thay thế hơn 400.000 xe máy xăng của tài xế công nghệ bằng xe điện.

Kết quả quan trắc của TP HCM tương tự Hà Nội khi nêu ôtô, xe máy là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. Chính quyền Thủ đô đưa ra giải pháp đến ngày 1/7/2026 không còn môtô, xe máy (sử dụng xăng, dầu) chạy trong vành đai 1, sau đó theo lộ trình sẽ áp dụng cho các khu vực ở vành đai 2, 3...

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về thông tin này?
 
Hạng F
22/1/19
5.072
11.259
113
Khói xe tương đương với bụi mịn sao ta?
Những điểm quan trắc có kq vượt ngưỡng đều là khu vực tập trung nhiều xe cont, xe tải, sao lại có cái kết luận chung là do ô tô, xe máy?
Nói tóm lại là người dân sẽ phải đổi xe máy, xe hơi sang xe điện trong ngắn hạn phải không? Chi phí phát sinh đó, ai chịu? Rồi chi phí để nâng công suất phát điện, truyền tải điện ai chịu, hay từ trên trời rơi xuống? Dù cho là tiền ngân sách thì phần chính đó vẫn từ thuế của dân .. Rồi việc người dân bị buộc phải mua sắm hàng loạt để chuyển đổi phương tiện sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận rất lớn cho các doanh nghiệp cung ứng. Thì họ có đóng góp cái gì lại cho quốc gia, xã hội không? Có cam kết gì cụ thể không? Lâu nay xe điện phải liên tục cải tiến là để cạnh tranh với xe xăng về độ hữu dụng và giá cả. Giờ đòi cấm xe xăng thì xe điện giảm hẳn động lực cải tiến để phục vụ thị trường. Ủng hộ độc quyền có phải là điều tốt cho sự phát triển chung không?
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
3/3/16
2.113
3.907
113
41
Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2021-2024 cho thấy nhiều điểm vượt quy chuẩn như khu vực Phú Lâm (2024), giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh (2022), Cát Lái (2022-2023).
chỗ giao lộ Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Linh chỉ có giờ đi làm buổi sáng và giờ tan ca KCX là đông xe, nhưng ít khi kẹt chỗ này. nó kẹt là kẹt chỗ ngã ba Bùi Văn Ba và bụi ngập trời ở ngã 3 Lưu Trọng Lư do toàn tải nặng + container phá banh đường. nên góc này mà vượt chuẩn do xe chắc Nguyễn Tất Thành ngày nào cũng vượt

đây là đường vô cụm cảng Bến Nghé, Tân Thuận, VICT toàn xe tải lớn với xe cont. TP quyết định dời cụm này đi là giảm hẳn thôi. và cả cái cảng Cát Lái nữa, chuyện kẹt xe đường vào cảng này là đặc sản hàng ngày

xe tải + cont đời cũ chạy dầu nên cực ô nhiễm.
 
Hạng C
14/1/15
532
3.574
93
chỗ giao lộ Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Văn Linh chỉ có giờ đi làm buổi sáng và giờ tan ca KCX là đông xe, nhưng ít khi kẹt chỗ này. nó kẹt là kẹt chỗ ngã ba Bùi Văn Ba và bụi ngập trời ở ngã 3 Lưu Trọng Lư do toàn tải nặng + container phá banh đường. nên góc này mà vượt chuẩn do xe chắc Nguyễn Tất Thành ngày nào cũng vượt

đây là đường vô cụm cảng Bến Nghé, Tân Thuận, VICT toàn xe tải lớn với xe cont. TP quyết định dời cụm này đi là giảm hẳn thôi. và cả cái cảng Cát Lái nữa, chuyện kẹt xe đường vào cảng này là đặc sản hàng ngày

xe tải + cont đời cũ chạy dầu nên cực ô nhiễm.
Có cái việc kết nối nốt đường Võ Chí Công vào XLHN để xe cont ko phải đi qua khu vực quận 2 bao nhiêu năm nay cũng ko thèm làm, kệ mẹ để còn thu phí XLHN cho đầy túi đã. Ô nhiễm dọc tuyến xe cont đi có ai thèm quan tâm đâu, giờ lại quay ra giở giọng ô nhiễm do ô tô xe máy